Quiet – Susan Cain

Chapter 4 – CÓ PHẢI KHÍ CHẤT LÀ SỐ PHẬN?

“Bản Chất, Quá Trình Nuôi Dưỡng và Giả Thuyết Hoa Phong Lan”

 ---------------------------------------------
Trong phần đầu của chương này, tác giả kể về câu chuyện của chính mình 10 năm trước. Bà kể về những viễn cảnh trong đầu bà trước ngày bà phải có một bài diễn thuyết lớn.
“Bình thường tôi không phải dạng người muốn tự tử, nhưng ngay sang mai tôi có một bài diễn thuyết quan trọng, và trong đầu tôi xuất hiện đủ các viễn cảnh “ngộ nhỡ” rất đáng sợ.”
“Tôi cầu mong một thảm họa nào đó xảy ra”
“Có làm gì thì cũng đừng có nôn”
Và vào lúc bà hoàn thành bài thuyết trình của mình, bà đã không đưa ra bất kì nhận xét nào, vì về cơ bản thì mong muốn duy nhất của bà chỉ là HOÀN THÀNH, chứ không phải là HOÀN THÀNH MỘT CÁCH XUẤT SẮC. Và mặc dù sau đó, bà vẫn tiếp tục công việc diễn thuyết của mình, nhưng  đâu đó, bà thừa nhận rằng bà vẫn chưa hoàn toàn vượt qua cảm giác lo lắng. Theo bà, có hai nguyên nhân lớn nhất giải thích cho việc này: quá trình nuôi dưỡng và bản chất con người.

1. Thí Nghiệm về tính Hướng Nội và Hướng Ngoại

Để tìm câu trả lời cho giả thuyết của bà, Susan đã tìm đến những nghiên cứu về bộ não con người. Một trong số đó là nghiên cứu của nhà tâm lý học Jerome Kagan. Trong đó, họ tập hợp 500 trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, và qua việc thực hiện một bài đánh giá kéo dài 45 phút, họ dự đoán là sẽ biết được bé nào sẽ trở thành Người Hướng Nội hay Người Hướng Ngoại. Bài đánh giá bao gồm một loạt các thí nghiệm như: nghe ghi âm giọng nói, tiếng bong bòng nổ, nhìn thấy những đồ vật nhỏ nhiều màu nhảy nhót liên tục trước mắt và ngửi mùi cồn thấm trong một miếng gạc bông
Quá trình đánh giá phân loại 500 đứa bé trên thành 3 nhóm: nhóm “phản ứng cường độ cao”, “nhóm “phản ứng cường độ thấp”, và nhóm nằm trong khoảng giữa hai thái cực này. Sau đó, ông đưa ra dự đoán rằng những đứa trẻ vung tay chân kịch liệt – nhóm “phản ứng cường độ cao”, lớn lên có khả năng trở thành những thiếu niên trầm tính. Những đứa trẻ này được theo dõi tiếp tục cho tới khi trở thành. Và phần lớn những dự đoán của ông đều đúng khi những đứa trẻ này lớn lên. Nhóm “phản ứng cường độ cao” lớn lên thường sẽ nghiêm túc và cẩn thận hơn trong “phản ứng cường độ thấp”. Hay nói cách khác, “cường độ phản ứng cao hay thấp có khuynh hướng liên quan đến tính hướng nội hay hướng ngoại” .

2. Tính Cách Con Người Được Quyết Định Bởi Điều Gì?

Nói đến đây, Susan nhắc đến hai khái niệm liên quan đến sự tương quan giữa quá trình nuôi dưỡng và tính cách: Khí chất và Tính cách. Theo bà, Khí chất liên quan đến bản tính sinh học và xuất hiện từ khi chúng ta còn bé, còn Tính cách là kết quả của những ảnh hưởng văn hóa và trải nghiệm cá nhân. Và khí chất xuất hiện từ khi chúng ta được sinh ra và có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến việc định hình tính cách khi ra trưởng thành. Nhưng câu hỏi là “Liệu chúng ta có thể làm giảm đi tính hướng nội hay hướng ngoại vốn có trong hệ thần kinh của một người hay không?”.
Bên trong mỗi người, nếu để ý, chúng ta luôn có những mâu thuẫn trong tính cách. Có người thích ở một mình nhưng lại làm việc hiệu quả hơn khi làm việc ở một quán cà phê đông đúc. Có người không thoải mái khi sống ở một thành phố mới, nhưng lại thích đi du lịch. Có người cực kỳ nhút nhát, nhưng lại thích thử những trò chơi cảm giác mạnh. Vì dù đặc điểm sinh học của chúng ta là hướng nội hay hướng ngoại, thì chúng ta luôn có xu hướng thay đổi những điểm yếu của bản thân một cách sâu sắc, đúng không nào? Và rõ ràng là những người có xu hướng tự do ý chí sẽ muốn quyết định mình là ai hay mình sẽ trở thành người như thế nào.
Giáo sư Jerry Kagan, đại học Harvard có đưa ra nhận xét rằng “Những người phản ứng cường độ cao thường trở thành nhà văn hoặc chọn những ngành nghề lao động trí óc cho phép “họ có quyền: đóng cửa lại, kéo rèm và bắt đầu làm việc. Họ được bảo vệ khỏi những yếu tố bất ngờ”. Ông cũng khẳng định rằng những hành vi như chậm khởi động, rụt rè hay bốc đồng không phải bắt nguồn từ nguyên nhân duy nhất là do kiểu người phản ứng cường độ cao, mà do nhiều nguyên nhân khác, vì mỗi hành vi đều có nguyên nhân của nó. 
Cho nên, nỗi sợ nói chuyện trước đám đông của tác giả Susan, hay của nhiều người khác, không phải chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân bà là một người phản ứng cường độ cao, mà còn vì những thất bại thời thơ ấu hay những tổn thương về tinh thần trước đó. Theo bà, “mỗi người chúng ta đều có một ngưỡng chịu đựng khác nhau về các yếu tố kích thích phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy”, cho nên “việc bao nhiêu phần tính cách được tạo thành do tự nhiên và bao nhiêu phần là do nuôi dưỡng thì không quan trọng bằng chuyện khí chất bẩm sinh tương tác với môi trường và với lựa chọn của mỗi người như thế nào.
[To be continued]