Character Establishing Incidents và những liên hệ của nó qua những cuốn sách cùng những tác phẩm yêu thích của tôi
Bài này được tôi tham khảo từ kha khá hội nhóm trên facebook cũng như những trang khác, tình cờ thay tôi lại thấy nó liên hệ khá chi...
Bài này được tôi tham khảo từ kha khá hội nhóm trên facebook cũng như những trang khác, tình cờ thay tôi lại thấy nó liên hệ khá chi tiết với những tác phẩm ưa thích của mình.
I./Character Establishing Incident là gì?
Như mọi người đã biết, nhân vật là một phần cực kỳ quan trọng của tác phẩm, hay chính xác hơn là câu chuyện được kể. Nguyên nhân rất dễ hiểu, bởi vì không có câu chuyện nào diễn ra trong vô thức hoặc hư vô cả bởi vì nó luôn diễn ra dưới sự tác động vào sự vật của những nhân vật, nó luôn luôn xảy ra bởi những nhân vật tác động lẫn nhau cùng với đó là bối cảnh của câu chuyện. Ngay cả những bộ Isekai rác hoặc Run Superman của Bendis cũng luôn luôn cần sự hành động của nhân vật. Nhân vật là một phần rất quan trọng của tác phẩm, đó là một điều bất di bất dịch, không thể nào chối cãi đi được bàn cãi.
Thế nhưng, giả sử câu chuyện được tạo ra từ một nhân vật mà chúng ta không biết gã là ai, hay có ấn tượng gì về gã có được không? Hãy tưởng tượng một câu chuyện được viết ra với một Superman “không màu, không mùi, không vị”, không chút cảm xúc với diễn biến được hình thành từ những hành động vô cảm, thì khi đó sẽ có một đầu Superman còn tệ hơn cả của Bendis.
Như vậy, nhà văn, nhà thơ hay bất cứ một tác gia nào cũng sẽ tìm ra câu trả lời cho việc: Nhân vật của mình là ai? Là người như thế nào? Nhân vật của mình sẽ có bản chất ra sao?
Và một trong những phương pháp được sử dụng thông dụng nhất chính là Character Establishing Incidents, tạm gọi là CEI.
CEI, về mặt bản chất chính là một khoảnh khắc, một thời điểm, một bối cảnh được xây dựng nên để cho nhân vật bộc lộ một phần bản chất của riêng mình, từ đó giúp hình thành nên tính cách của nhân vật và trả lời cho câu hỏi: Nhân vật này là ai? Là người như thế nào? Từ đó, qua CEI chúng ta sẽ có những lăng kính, định kiến, suy nghĩ, kỳ vọng về nhân vật, rồi sau đó sẽ triển khai mạch truyện với những lăng kính đó.
Cần phải ghi nhớ rằng CEI không phải một thứ gì đó rất quan trọng, mà chỉ đơn giản là khoảnh khắc giúp bộc lộ tính cách nhân vật và thể hiện một phần bản chất của họ, chứ không phải toàn bộ. Với việc xây chuỗi lại những CEI với nhau, chúng ta sẽ thành công trong việc viết lên nhân vật của chính mình và tạo dựng được một nhân vật ổn. Nếu như có sự thay đổi giữa những CEI, thì đó chính là khi Character Development bắt đầu.
Về mặt cơ bản, hãy coi nhân vật là một con người, CEI là một cái máy chụp ảnh được chỉnh sửa tùy thích bởi lão tác giả, có ảnh đẹp ảnh xấu, ảnh được make up còn ảnh thì được chụp rất thô nhưng từ việc quan sát những bức ảnh đấy mà chúng ta sẽ có một bức tranh toàn cảnh về nhân vật. Khi ta ghép nhiều CEI lại với sự thay đổi liên tục, chúng ta sẽ có Character Development.
Tuy nhiên, sắp xếp và xây dựng CEI lại rất quan trọng với toàn tác phẩm, và dưới đây sẽ là ví dụ về việc một CEI có thể khiến một tác phẩm trở thành một thứ tệ hại hoặc một siêu phẩm ra sao.
Sắp xếp và vận dụng Character Establishing Incident
Ví dụ đầu tiên giữa một CEI good và một CEI bad chính là một tựa game vừa đạt giải GOTY 2020-The Last of Us Part Two và phần trước của nó chính là The Last of Us Part One.
Hãy mở đầu với The Last of Us Part One trước.
Trong phân cảnh mở đầu của Part One, người chơi đã được chứng kiến một cú sốc cực lớn [ được phụ họa từ việc điều khiển con gái của Joel] rồi lại chứng kiến chính cô bé chết đầy nghiệt ngã trong vòng tay của người cha. Chính cái chết thương tâm của con gái Joel đã tác động rất mạnh vào tâm trí của người chơi, khiến cho người chơi hình thành định kiến và sự cảm thông nhất định đến cho Joel, và nhiều người đã hình dung ra Joel như một người cha yêu thương con gái hết mực. Cái CEI này chất lượng đến mức mà sau này dù chứng kiến Joel làm đủ thứ khốn nạn trên đời cùng vô vàn cái trò trời đánh thánh vật, chúng ta vẫn luôn luôn cảm thông và nể phục lão, điều đó khiến cho Joel trở thành một trong những nhân vật được yêu quý nhất bởi cộng đồng fan.
Riêng The Last of Us Part Two, nó lại khác biệt hoàn toàn.
Một trong những phân cảnh mở đầu bị căm ghét, ghét cay ghét đắng nhất trong Part Two chính là việc Abby, một con điên trời đánh thánh vật xuất hiện từ đâu đến và dùng gậy gôn đập vỡ đầu Joel. Cần phải ghi nhớ rằng trước đó Joel đã đích thân cứu lấy con nhỏ này, và cũng có một cái đáng chửi khác chính là việc lão đi nói tất cả những thông tin về mình với một nhóm bạn trẻ vũ trang đầy mình. Cái Idiot Plot này kết hợp với việc Abby đã được Joel cứu sống từ trước cùng với đó là cảnh Joel bị giết hại cực kỳ dã man đã khiến cho người chơi không thể nào ngửi nổi cái CEI này và tạo ra ác cảm cực lớn đối với Abby, khiến cô này bị coi như một con điên vô ơn bạc nghĩa với vấn đề tâm thần.
Không chỉ như vậy, một cái cũng rất khốn nạn của Part Two chính là việc Abby về sau cũng được trao cho vô số CEI, nhưng khổ nỗi mấy cái CEI của nó rất thô và không nặng bằng cái CEI đầu tiên và khiến cho Abby vẫn bị ghét cực kỳ bởi fans, đến mức nhìn thấy sự tồn tại của nó cũng là một thứ gì đó rất khó ngửi rồi.
Một CEI tốt nữa mà tôi cũng muốn nêu ra cho các bác chính là Dr Manhattan trong Watchmen. Trong truyện, khi mới xuất hiện người đọc sẽ được chứng kiến lão khổng lồ, chết máy và ở tình trạng nude. Sự xuất hiện này kết hợp với POV đến từ Rorschach sẽ khiến cho chúng ta nhìn Manhattan như một người rất quyền năng và kỳ dị, đồng thời khiến ta liên tưởng lão như một vị chúa.
Cũng trong Watchmen ( trời ạ, tôi yêu Watchmen ), cụ thể là #2, đây chính là tập đỉnh cao của toàn truyện khi Moore liên tục xây dựng Comedian qua những CEI được đặt ra rải rác khắp truyện, qua những hồi tưởng của những nhân vật, từ một Ror cực đoan, một Manhattan vô cảm, một Ozy tri thức và một Dreiberg nhân hậu nhưng bất lực, tất cả đều được xây dựng cực tốt và khiến cho bộ truyện trở nên cực kỳ xuất sắc. Cảm xúc và kỳ vọng về nhân vật Comedian của mỗi độc giả liên tục được thay đổi và xoay như chong chóng, từ một gã thối nát toàn tập đến một kẻ nhìn ra bản chất của thế giới rồi lại đến một con người non trẻ đầy sợ hãi dẫn đến một trong những tập truyện xuất sắc nhất trong Watchmen nói riêng và lịch sử ngành comic nói riêng. Thật lòng mà nói, dù #2 không phải tập xuất sắc nhất với tôi trong toàn series ( danh hiệu ấy đã thuộc về tập số 12 rồi ), nó vẫn luôn luôn là tập để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất.
Cũng lấy thêm một ví dụ về một series rất nổi tiếng với nhiều người tại đây, chính là Naruto. Trong truyện, cụ thể là đoạn Sasuke ngồi nghe Sakura nói chuyện, đã có một câu thoại để đời “cậu biết đấy, cậu ta chẳng có bố mẹ”.
Tôi có cần nói gì về sự căm ghét với cái thứ này không nhỉ? Việc Sakura vì bị cha mẹ mắng mà bảo Naruto không có cha mẹ là một điều sung sướng thực sự quá đáng ghét, vô duyên và nó hình thành nên một ác cảm cá nhân tôi với Sakura, khiến cho tôi dù đã qua hơn mấy trăm tập vẫn luôn luôn dành một sự ác cảm nhẹ nhàng cho Sakura, và tôi tin nhiều người cũng sẽ có những suy nghĩ ấy dành cho tôi.
III./Mối liên hệ giữa Character Establishing Incident và Character Development
Theo tôi, khi có sự khác biệt dần dần giữa những CEI và những CEI ấy được sắp xếp lại hợp lý, thì khi đó sẽ có một Character Development tốt.
Một ví dụ điển hình của trường hợp này chính là từ nhân vật Jon Snow của một trong những series truyện chuyển thể Game of Throne cực kỳ nổi tiếng A Song of Ice & Fire-ASOIAF.
Trong cảnh mở đầu của toàn truyện, Jon đã nói một câu thể hiện rất rõ sự tự ti và xí hổ của cậu “Tôi không phải người Nhà Stark”. Việc nhắc lại câu nói này không chỉ thể hiện sự xa cách của Jon với những người ae đồng trang lứa mà còn thể hiện những khúc mắc và định kiến trong lòng Jon.
Nhưng đến quyển năm, AWAD Jon cũng đã có một CEI khác, khi cậu hạ quyết tâm chặt đầu tên Janos Slynt vì sự phản loạn. Lúc này Jon gần như không sự cảm thông dành cho hắn hay khúc mắc trong lòng, thậm chí anh còn chẳng thèm để ý lời cầu xin của hắn mà chỉ đơn giản là thắc mắc nên giết hắn theo phương pháp trừng trị nào? Cái CEI này đã khẳng định rất rõ sự công bằng, đề cao pháp trị và lạnh lùng đến từ Jon. Việc ghép hai cái CEI này với nhau đã hoàn thiện sự phát triển của Jon xuyên suốt 4 phần truyện ( thực ra chỉ có ba thôi vì quyển 4 anh đâu có góp mặt ), biến anh từ một thằng nhóc tự ti với thân phận con hoang trở thành một người đàn ông mạnh mẽ đích thực, một Lord Commander danh dự và trách nhiệm với The Walls.
Cũng lấy trong ASOIAF, nhưng ở đây là một nhân vật có hành trình phát triển hoàn toàn ngược với Jon-Tyrion Lannister. Trong phân cảnh gặp lại cha mình ngay từ đầu cuốn ba-ASOS ( nằm trong ss3 của Game of Throne ), Tyrion đã bị ăn vả vỡ mặt và bị chửi không tiếc lời đến từ lão cha ruột, cũng như bị ngược đãi, khi chính anh đã cứu lấy thành phố nhưng không hề nhận được một chút gì cả. Nhưng đến cuối truyện, khi biết được cha mình đã khiến cho mình chịu biết bao đau khổ suốt bao năm nay, Tyrion đã không ngần ngại giết cha mình và thậm chí còn thốt lên một câu mỉa mai châm biếm đầy sâu cay “sau cùng, Lord Tywin đâu có ị ra vàng”. Sự thay đổi của Tyrion, từ một người có tiềm năng cùng trí tuệ đỉnh cao nhưng phải cam chịu và biết điều trước chính cha mình, Lord Tywin đến khi tha hóa trở thành một kẻ đầy thù hận và đau khổ, căm ghét chính người cha của mình đã khép lại hành trình phát triển cực hay của anh trong ASOS và mở ra một sự phát triển mới nữa của anh trong những quyển truyện sắp tới.
Dù sao thì, đó chính là một vài tản mạn của tôi về Character Establishing Incident qua những tác phẩm tôi ưa thích. Cảm ơn các bác đã đọc đến dòng này. Thân ái.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất