Tô Tem Sói : Bản Kỳ Thư của loài Sói
Nếu có một cuốn sách "must read" 2021, thì với mình chắc chắn là cuốn " Tô Tem Sói". Cuốn tiểu thuyết kỳ lạ của...
Nếu có một cuốn sách "must read" 2021, thì với mình chắc chắn là cuốn " Tô Tem Sói".
Cuốn tiểu thuyết kỳ lạ của tác giả Khương Nhung là một trong những tuyệt tác trên thế giới viết về loài Sói và tôtem Sói của người Mông Cổ.
Một câu truyện về sói, về tập tính, sự khôn ngoan và kiên cường của chúng, về cuộc sống của những người dân du mục sinh ra trên lưng ngựa, lớn lên bằng những trận chiến với sói trên cao nguyên Nội Mông.Cuốn sách đề cao tinh thần Đại Hán hừng hực có lẽ sẽ không phù hợp với nhiều người nhưng nếu đã từng mơ ước về thảo nguyên rộng lớn hoặc đam mê tìm hiểu về chó sói hoặc lịch sử cổ đại thì đây là cuốn sách bạn không thể bỏ qua và hơn hết nó là câu chuyện về nguồn gốc của người Hán hiện đại những kẻ đã chiếm trọn một vùng đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn đuổi những con dân Bách Việt xuôi xuống miền Nam và về sự thay đổi trong cách sống từ du mục sang nông canh.
Tác giả cho ta một góc nhìn khác về một dân tộc luôn đóng vai ác trong lịch sử của các dân tộc khác. Họ hung hãn, hùng mạnh nhưng cũng rất thao lược, tài năng và tràn đầy tự do. Họ đâu phải chỉ có chiến tranh, những bầy ngựa mạnh mẽ, những người đàn ông chỉ biết chinh chiến. Họ còn có những người phụ nữ đằng sau, những đức tin mãnh liệt, cùng những thủ tục văn hóa đặc trưng ít người biết tới.
Cuốn sách này là sự kết hợp tuyệt vời của lịch sử và trí tưởng tượng, của văn hóa đại chúng và sự phản chiếu của cái tôi. Viết về cả một dân tộc, chỉ để thấu hiểu bản chất của từng con người.
Tác giả: Khương Nhung
Dịch giả: Trần Đình Hiến
Nhà xuất bản Công An Nhân Dân
Dịch giả: Trần Đình Hiến
Nhà xuất bản Công An Nhân Dân
*Về tác giả:
Lü Jiamin sinh năm 1946 tại Giang Tô, Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều hơn với bút danh Khương Nhung , là một nhà văn Trung Quốc, nổi tiếng nhất với cuốn tiểu thuyết Wolf Totem bán chạy nhất năm 2004.
Thời kỳ cách mạng văn hóa ông xung phong đi lao động tại vùng thảo nguyên Nội Mông và là người rất thông thạo vùng đất phía bắc Trung Quốc này. Ông đã “thai nghén” cuốn tiểu thuyết trong 20 năm, khi hãy còn là một thanh niên, và tập trung viết trong sáu năm. Có thể nói, Tôtem sói là cuốn sách của đời ông.
Cuốn sách đã bán được hơn 1 triệu bản, và ở chợ đen khoảng 6 triệu bản. Tập đoàn xuất bản Penguin đã mua bản quyền để phát hành bằng tiếng Anh với giá 100.000 USD. Đây là giá bán bản quyền tiểu thuyết ra nước ngoài cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc. Ngoài ra, Peter Jackson, đạo diễn của Chúa tể những chiếc nhẫn, cũng đã mua bản quyền Tôtem Sói và sẽ hợp tác với các nhà làm phim Trung Quốc để chuyển thể thành phim.
* Dịch giả Trần Đình Hiến:
Sinh năm 1933 tại Vĩnh Phúc. Ông là giảng viên ĐH Ngoại ngữ, sau chuyển sang làm công tác ngoại giao. Là cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ông có 10 năm sống tại Bắc Kinh và bỏ nhiều công sức nghiên cứu về văn hóa, lịch sử đất nước này. Ông đã dịch hàng chục tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc sang tiếng Việt, và đặc biệt thành công với những tác phẩm của Mạc Ngôn.
Tại sao lại là Tô Tem Sói ??
Mặc dù xuất hiện nhiều phản ứng gay gắt đối với cuốn sách này cho rằng cuốn sách này cổ xuý cho chủ nghĩa phát xít, cho hành động bạo lực, cho chiến tranh. Nhưng tư tưởng của tác giả đã bày ra lồ lộ ngay trên từng trang giấy trong suốt cả cuốn tiểu thuyết rồi. Về tư tưởng bảo vệ thiên nhiên chống lại mặt trái của khai hoá văn minh có ai mà phải băn khoăn nghi ngờ gì nữa? Còn về tư tưởng cổ xúy cho chủ nghĩa phát xít? Tác giả cũng đã tuyên bố rất rõ ở phần cuối câu chuyện. Mình xin trích nguyên văn:
“Trước hết, muốn thay đổi tình trạng lạc hậu của Trung Quốc thì phải nhanh chóng chuyển đổi tồn tại dân tộc của Trung Hoa thành tồn tại dân tộc có nền kinh tế chính trị đủ sức cạnh tranh, mau chóng bồi dưỡng tính cách dân tộc dũng mãnh cầu tiến, không bao giờ được tự mãn. Điều này quyết định về căn bản vận mệnh dân tộc Trung Hoa.
Có một sự thật mà ko bao giờ mình chối cãi, đấy là mình sợ chó, cực kỳ sợ. Chỉ một em bé nhỏ xíu xíu cũng khiến mình hồn vía lên mây. Nhưng mình lại mê Sói. Có thể do mình chưa từng nhìn thấy sói bao giờ, và có lẽ trong kiếp này, mình sẽ không có cơ hội nhìn thấy Sói. Và cũng bởi vì, khi người ta không tận mắt chứng kiến, cầm, nắm và cảm nhận, thì người ta sẽ không sợ.
Mình bị cuốn vào cuốn Tô Tem Sói bởi vì lời giới thiệu của một bà chị, và mình cũng đã nghe rất nhiều người tài giỏi giới thiệu về cuốn này. Nói Tô Tem Sói là cuốn sử thi hiện đại về loài Sói quả thật không ngoa.
Nếu đã từng mơ một lần được đặt chân lên cao nguyên Mông Cổ rộng lớn, thì chắc chắn bạn phải đọc cuốn này để có thể thấy được mối liên kết vô hình, thiêng liêng giữa Sói và Thảo Nguyên.
Mình sẽ không nói nhiều về Sói với các đặc tính như đoàn kết, mưu trí, nhanh nhẹn mà mình sẽ nói về vai trò của loài sói với sự sống còn của Thảo nguyên.
Thuở hồng hoang, loài người trên trái đất chia làm 2 tộc người. Tộc du mục và tộc canh nông. Tộc du mục là những người sống trên những thảo nguyên bao la rộng lớn trải dài khắp các lục địa, nguồn sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, và chăn thả. Tộc canh nông sống dọc theo những con sông lớn, dựa vào nguồn nước để trồng trọt các loại ngũ cốc, rau màu. Tộc du mục ăn thịt, còn tộc canh nông thì ăn cỏ. Đại loại như thế.
Trên thảo nguyên cũng có loài ăn thịt và và loài ăn cỏ. Đây là một mối quan hệ cộng sinh vô cùng khăng khít và có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Thảo nguyên có 4 họa: Họa trắng, họa đen, họa vàng và họa sói.
Họa trắng là bão tuyết. Họa đen là mùa đông không có tuyết. Họa vàng là dê vàng. Họa sói thì là sói.
Điều đầu tiên phải nói đến thứ quý giá nhất trên thảo nguyên. Không phải con người.(Con người đi đến đâu thì tự nhiên khiếp sợ đến đó). Mà đó chính là Đồng cỏ. Đồng cỏ là sinh mạng lớn của thảo nguyên. Đồng cỏ còn, thì thảo nguyên còn, đồng cỏ mất thì đó chỉ còn sa mạc.
Con người, gia súc, các loại thú hoang và sói là những sinh mạng nhỏ sống dựa vào sinh mạng lớn. Thế nhưng sinh mạng lớn rất dễ bị tổn thương bởi những sinh mạng nhỏ.
Cừu hay ngựa mà ở một đồng cỏ nào đó quá lâu mà ko di chuyển thì chắc chắn đồng cỏ sẽ chết. Nếu không biết bảo vệ đồng cỏ thì người và các sinh vật khác cũng không sống nổi.
Bởi vậy Tăng-ca-li mới phái Sói xuống để bảo vệ đồng cỏ. Sói gần như giữ vị trí đầu chuỗi thức ăn để điều tiết và bảo vệ đồng cỏ.
Mình bị cuốn vào cuốn Tô Tem Sói bởi vì lời giới thiệu của một bà chị, và mình cũng đã nghe rất nhiều người tài giỏi giới thiệu về cuốn này. Nói Tô Tem Sói là cuốn sử thi hiện đại về loài Sói quả thật không ngoa.
Nếu đã từng mơ một lần được đặt chân lên cao nguyên Mông Cổ rộng lớn, thì chắc chắn bạn phải đọc cuốn này để có thể thấy được mối liên kết vô hình, thiêng liêng giữa Sói và Thảo Nguyên.
Mình sẽ không nói nhiều về Sói với các đặc tính như đoàn kết, mưu trí, nhanh nhẹn mà mình sẽ nói về vai trò của loài sói với sự sống còn của Thảo nguyên.
Thuở hồng hoang, loài người trên trái đất chia làm 2 tộc người. Tộc du mục và tộc canh nông. Tộc du mục là những người sống trên những thảo nguyên bao la rộng lớn trải dài khắp các lục địa, nguồn sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, và chăn thả. Tộc canh nông sống dọc theo những con sông lớn, dựa vào nguồn nước để trồng trọt các loại ngũ cốc, rau màu. Tộc du mục ăn thịt, còn tộc canh nông thì ăn cỏ. Đại loại như thế.
Trên thảo nguyên cũng có loài ăn thịt và và loài ăn cỏ. Đây là một mối quan hệ cộng sinh vô cùng khăng khít và có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Thảo nguyên có 4 họa: Họa trắng, họa đen, họa vàng và họa sói.
Họa trắng là bão tuyết. Họa đen là mùa đông không có tuyết. Họa vàng là dê vàng. Họa sói thì là sói.
Điều đầu tiên phải nói đến thứ quý giá nhất trên thảo nguyên. Không phải con người.(Con người đi đến đâu thì tự nhiên khiếp sợ đến đó). Mà đó chính là Đồng cỏ. Đồng cỏ là sinh mạng lớn của thảo nguyên. Đồng cỏ còn, thì thảo nguyên còn, đồng cỏ mất thì đó chỉ còn sa mạc.
Con người, gia súc, các loại thú hoang và sói là những sinh mạng nhỏ sống dựa vào sinh mạng lớn. Thế nhưng sinh mạng lớn rất dễ bị tổn thương bởi những sinh mạng nhỏ.
Cừu hay ngựa mà ở một đồng cỏ nào đó quá lâu mà ko di chuyển thì chắc chắn đồng cỏ sẽ chết. Nếu không biết bảo vệ đồng cỏ thì người và các sinh vật khác cũng không sống nổi.
Bởi vậy Tăng-ca-li mới phái Sói xuống để bảo vệ đồng cỏ. Sói gần như giữ vị trí đầu chuỗi thức ăn để điều tiết và bảo vệ đồng cỏ.
Nếu số lượng gia súc tăng quá nhanh, chắc chắn đồng cỏ sẽ không chịu nổi. Cừu sẽ gặm hết cả rễ cỏ thì năm sau cỏ làm sao mọc được, hay như vó ngựa, hàm ngựa sẽ phá nát một trảng cỏ nếu như không được chăm sóc chu đáo bởi Sói. Tỷ lệ sống của ngựa Mông Cổ không quá 30%, nhưng con nào đã thoát khỏi sói thì chắc chắn nó là những con ngựa tốt nhất của thảo nguyên. Sức bền, sức chiến đấu và cả ý chí đã được bậc thầy săn mồi huấn luyện thì ko có cớ gì lại ko trở thành thiên lý mã cả.
Các bạn muốn xem sói đàn săn cả một đàn ngựa chiến, hay săn cả một đàn dê vàng, những loài mà chạy nhanh hơn sói rất nhiều thì chắc chắn phải đọc cuốn này. Binh Pháp Tôn Tử cũng chắc chỉ đến thế. Bởi vì Tăng-cơ-li rất ưu ái đã cho sói những thiên phú về quân sự, tài thao lược, lòng can đảm, biết chọn thời cơ, địa điểm để có thể dẫn dụ quân địch vào những cái bẫy có sẵn trong tự nhiên. Tận dụng mọi thứ có sẵn, giăng bẫy và đợi con mồi sập bẫy. Sói có thể chờ đợi cả ngày chỉ để chờ đợi thời cơ người và ngựa sơ hở để tiến hành vây ráp đánh bắt. Tin tôi đi, bạn sẽ nín thở khi đọc đến đoạn này, chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh với bạn không khác gì một trận chiến trong tam quốc đâu.
Sau tất cả, sói đã giữ vai trò cân bằng trên thảo nguyên bao la rộng lớn. Thời tiết tốt =>> cỏ mọc tốt =>> dê vàng béo =>> sói săn dê vàng để bảo vệ đồng cỏ. Nhưng sói không tận diệt. Những con nào chạy thoát sẽ sinh sôi nảy nở cho mùa sau, và mùa sau nữa. Sói là đứa con ngoan của Trời mà. Rồi mùa bệnh dịch đến, xác gia súc đầy đồng cỏ, sói cũng thu dọn để bệnh dịch không phát tán. Sói bắt rái cá, kẻ phá hoại đồng cỏ không kém gì dê vàng. Rồi, đến mùa bắt đào bắt sói con, con người cũng ko bắt hết được sói con hay cũng ko bắn hết sói mẹ bởi vì con người thảo nguyên hiểu rõ được sự quan trọng của sói đối với hệ sinh thái nơi này. Nếu không có sói, chắc chắn sẽ không có được đồng cỏ Ô Lôn tốt nhất vùng Nội Mông, cũng không thể nào sản sinh ra được những con cừu có phẩm chất tốt nhất. Không có sói thì ngựa ở đây cũng không phải là những con ngựa chiến tốt nhất thế giới: dũng mãnh, thiện chiến, gan góc, sức chịu đựng tốt vì hàng ngàn năm nay chúng đã bị sói săn đuổi. Chọn lọc tự nhiên đã làm vô cùng tốt vai trò của mình để giữ lại những bộ gen tốt nhất cho loài ngựa. Và ngược lại, cừu, ngựa, rái cá, dê vàng nơi này cũng đã góp phần tạo ra những con sói lớn của vùng Ô Lôn.
Sự cân bằng ấy còn xuyên suốt lịch sử của vùng Trung Nguyên rộng lớn. Thái tử của nhà Đường chẳng phải đã sùng bái sói, say mê người Đột Quyết đến mức rời bỏ cả ngai vàng để về vùng thảo nguyên hay sao. Tộc ăn cỏ tính tính thường ôn hòa hơn tộc ăn thịt. Chính vì thế hàng ngàn năm nay, đã có rất nhiều công cuộc tiếp máu du mục của tộc ăn thịt cho tộc ăn cỏ. Chúng ta có những đội quân thiện chiến của người Đột Quyết, của người Mông Cổ, đến cả những người Mãn Thanh cũng là tộc du mục. Khi tính chiến đấu của dân tộc ăn cỏ bị yếu đi thì đã có những công cuộc tiếp máu để khơi dậy sự cam đảm, dũng mãnh bị che lấp bởi những yếu mềm, nhu nhược của văn hóa canh nông là cần thiết.
Các bạn muốn xem sói đàn săn cả một đàn ngựa chiến, hay săn cả một đàn dê vàng, những loài mà chạy nhanh hơn sói rất nhiều thì chắc chắn phải đọc cuốn này. Binh Pháp Tôn Tử cũng chắc chỉ đến thế. Bởi vì Tăng-cơ-li rất ưu ái đã cho sói những thiên phú về quân sự, tài thao lược, lòng can đảm, biết chọn thời cơ, địa điểm để có thể dẫn dụ quân địch vào những cái bẫy có sẵn trong tự nhiên. Tận dụng mọi thứ có sẵn, giăng bẫy và đợi con mồi sập bẫy. Sói có thể chờ đợi cả ngày chỉ để chờ đợi thời cơ người và ngựa sơ hở để tiến hành vây ráp đánh bắt. Tin tôi đi, bạn sẽ nín thở khi đọc đến đoạn này, chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh với bạn không khác gì một trận chiến trong tam quốc đâu.
Sau tất cả, sói đã giữ vai trò cân bằng trên thảo nguyên bao la rộng lớn. Thời tiết tốt =>> cỏ mọc tốt =>> dê vàng béo =>> sói săn dê vàng để bảo vệ đồng cỏ. Nhưng sói không tận diệt. Những con nào chạy thoát sẽ sinh sôi nảy nở cho mùa sau, và mùa sau nữa. Sói là đứa con ngoan của Trời mà. Rồi mùa bệnh dịch đến, xác gia súc đầy đồng cỏ, sói cũng thu dọn để bệnh dịch không phát tán. Sói bắt rái cá, kẻ phá hoại đồng cỏ không kém gì dê vàng. Rồi, đến mùa bắt đào bắt sói con, con người cũng ko bắt hết được sói con hay cũng ko bắn hết sói mẹ bởi vì con người thảo nguyên hiểu rõ được sự quan trọng của sói đối với hệ sinh thái nơi này. Nếu không có sói, chắc chắn sẽ không có được đồng cỏ Ô Lôn tốt nhất vùng Nội Mông, cũng không thể nào sản sinh ra được những con cừu có phẩm chất tốt nhất. Không có sói thì ngựa ở đây cũng không phải là những con ngựa chiến tốt nhất thế giới: dũng mãnh, thiện chiến, gan góc, sức chịu đựng tốt vì hàng ngàn năm nay chúng đã bị sói săn đuổi. Chọn lọc tự nhiên đã làm vô cùng tốt vai trò của mình để giữ lại những bộ gen tốt nhất cho loài ngựa. Và ngược lại, cừu, ngựa, rái cá, dê vàng nơi này cũng đã góp phần tạo ra những con sói lớn của vùng Ô Lôn.
Sự cân bằng ấy còn xuyên suốt lịch sử của vùng Trung Nguyên rộng lớn. Thái tử của nhà Đường chẳng phải đã sùng bái sói, say mê người Đột Quyết đến mức rời bỏ cả ngai vàng để về vùng thảo nguyên hay sao. Tộc ăn cỏ tính tính thường ôn hòa hơn tộc ăn thịt. Chính vì thế hàng ngàn năm nay, đã có rất nhiều công cuộc tiếp máu du mục của tộc ăn thịt cho tộc ăn cỏ. Chúng ta có những đội quân thiện chiến của người Đột Quyết, của người Mông Cổ, đến cả những người Mãn Thanh cũng là tộc du mục. Khi tính chiến đấu của dân tộc ăn cỏ bị yếu đi thì đã có những công cuộc tiếp máu để khơi dậy sự cam đảm, dũng mãnh bị che lấp bởi những yếu mềm, nhu nhược của văn hóa canh nông là cần thiết.
“Trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt để sinh tồn, một dân tộc không có dũng khí và tính cách của loài thú, thì không có điểm tựa cho trí tuệ và văn hoá.”, tính cách không những quyết định số phận con người, mà còn quyết định số phận của cả một dân tộc. “Dân tộc canh nông, mang đậm tính gia súc, đó chính là nhược điểm của họ”… Bằng những lập luận rút ra trên góc nhìn từ sói, Khương Nhung đã dũng cảm tự nhìn nhận lại những yếu kém ươn hèn trong quá trình phát triển dân tộc. Ông phân tích, và chứng minh rằng nếu “thế lực chuyên chế trấn áp quá mạnh, thời gian trấn áp lại quá lâu, con người sẽ mất dần thú tính trong nhân tính, dễ bảo như gia súc, hoàn toàn mất khả năng chống đối,cúi đầu chịu làm bề tôi cho kẻ khác, hoặc bị tiêu diệt, trở thành di chỉ khảo cổ, nên văn minh xán lạn của họ chỉ thấy ở bảo tàng”. Qua những dẫn chứng, Khương Nhung đã vạch ra sự giống nhau, tương đồng giữa tôtem Sói và tôtem Rồng. Khi một dân tộc quyết định chọn lựa một giống vật linh làm tôtem, ắt hẳn, giống vật linh đó phải có một ảnh hưởng cực kỳ lớn tới dân tộc đó. Theo ông, Rồng, có một sự tiếp nối và biến hoá từ Sói mà thôi.
Sự tuyệt diệt của sói Mông Cổ, cũng như người du mục Mông Cổ dũng mãnh cuối cùng như một nỗi buồn ám ảnh về sự tàn phá thiên nhiên của người ngoại lai. Họ chỉ thấy cái tham trước mắt, tàn phá, và không biết giữ gìn. Để giờ đây, sói và thảo nguyên Mông Cổ, chỉ còn lại là những truyền thuyết thấm đẫm oai hùng nhưng cũng đầy cô đơn, đau thương trong từng trang sách của Khương Nhung.
Mã Ba Thuấn - nhà phê bình văn học Trung Quốc:
Tôtem sói là một bộ sách lạ - một thư kỳ duy nhất trên thế giới- mô tả nghiên cứu về loài sói thảo nguyên Mông Cổ.Đọc sách này, chúng ta được thưởng thức một món ăn tinh thần vô tận về tôtem sói. Bởi lẽ nó vô cùng phong phú, bởi lẽ nó không thể tái hiện. Vì rằng những đoàn thiết kị Mông Cổ và sói Mông Cổ tự do tung hoành trên thảo nguyên đang hoặc đã biến mất, tất cả những truyền thuyết, những câu chuyện về sói đang mất dần trong kí ức chúng ta.Nhà văn Khương Nhung từng chui vào hang sói, đào bắt sói con, nuôi sói nhỏ, từng chiến đấu và cũng từng sống chung với sói, trải qua cuộc sống tinh thần du mục thời trai trẻ.
Nói như nhà văn Chu Đào của Trung Quốc: “Năm mươi vạn chữ là năm mươi vạn con sói đàn chứng tỏ sự từng trải về trí tuệ và dũng khí của tác giả”. Vẻ đẹp của loài sói, một chủng tộc vì tự do mà chết, cũng đặt dấu chấm hết cho thời kỳ du mục cuối cùng và rơi rớt lại, họa chăng chỉ sót lại ở những bản dân ca du mục Mông Cổ chứa đựng những nét nguyên thuỷ của thảo nguyên mỗi khi mùa đông tới dài lê thê và run rẩy.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất