“Người ta nói tình yêu quan trọng hơn tiền bạc, nhưng bạn đã bao giờ thử thanh toán hóa đơn bằng một cái ôm chưa?” - Khuyết danh
Quanh đi quẩn lại đến cuối ngày ta lại nói về tiền, cứ như một ngày bạn nhìn mặt đồng tiền chưa đủ vậy. Nhưng có bao giờ bạn rút tờ tiền ra khỏi ví, và tự hỏi đồng tiền này nằm ở đâu trong dòng chảy tiền tệ rộng lớn ngoài kia? Hay khi bạn nhìn chằm chằm vào tài khoản của mình vừa tăng lên vài con số, bạn mừng như điên vì cái cảm giác mình đang giàu lên. Bạn có chắc mình đang giàu lên theo đúng số tiền mà bạn vừa nhìn thấy không? 
Đầu năm 2008, Niall Ferguson đã viết trong cuốn sách Đồng tiền lên ngôi như thế này: “Năm 2007 thu nhập của một người Mỹ trung bình (dưới 34.000 đô la chút ít) chỉ tăng suýt soát 5%. Trong khi đó, chi phí sống tăng 4,1%, như vậy trên thực tế ông Mỹ trung bình chỉ giàu có hơn trước 0,9%.” Vậy là, mình chẳng giàu như mình nghĩ đâu.
Đồng tiền lên ngôi (Bản 2020)
Với Đồng tiền lên ngôi, bạn sẽ hiểu tại sao, thật là nghịch lý, những người sống ở quốc gia an toàn nhất thế giới cũng là những người được bảo hiểm nhiều nhất trên thế giới. Bạn sẽ phát hiện ra từ bao giờ và tại sao những dân tộc nói tiếng Anh lại mang nỗi ám ảnh kỳ quặc với việc mua bán nhà. Có lẽ điều quan trọng hơn cả là bạn sẽ thấy quá trình toàn cầu hóa tài chính, cùng với nhiều hệ quả khác, đã xóa nhòa ranh giới ngày xưa giữa các thị trường phát triển và các thị trường mới nổi như thế nào, biến Trung Quốc trở thành chủ ngân hàng của nước Mỹ - chủ nợ cộng sản của con nợ tư bản, một sự đổi thay có tầm thời đại.
“Bất chấp các thành kiến thâm căn cố đế của chúng ta đối với “đồng tiền bẩn thỉu”, tiền vẫn là gốc rễ cho hầu hết tiến bộ, và sự lên ngôi của đồng tiền là điều thiết yếu cho sự lên ngôi của con người.”
Niall Ferguson viết cuốn sách này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt đầu manh nha. Qua những sự kiện lịch sử vừa vinh quang vừa tăm tối, cùng những nhân vật lẫy lừng vừa có khả năng sáng tạo vừa có khả năng hủy diệt trong thế giới tài chính; cuốn sách kể câu chuyện hấp dẫn về sự ra đời của tiền tệ và tín dụng, thị trường trái phiếu và cổ phiếu, về bảo hiểm và bất động sản - những thành tố then chốt của nền tài chính đã định hình các xã hội và hệ thống tài chính toán cầu... 
Tác giả: Naill Ferguson
---------------- TÓM LƯỢC NỘI DUNG
Chương 1f mở đầu với một phần hướng dẫn bao quát về lịch sử của thế giới với sự phát triển và suy tàn của nhiều mô hình xã hội sử dụng và không sử dụng tiền tệ. 
Chương 2 bàn về thị trường trái phiếu, các rentier, và lạm phát. Thị trường trái phiếu được cho là cuộc cách mạng vĩ đại thứ hai trong sự lên ngôi của đồng tiền. 
Chương 3 đề cập đến các hiện tượng bong bóng trên thị trường tài chính. Tác giả cung cấp một phần phân tích tổng quát cho lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1979-2008. 
Chương 4 được dành để bàn về rủi ro, bắt đầu bằng khái niệm cơ bản về bảo hiểm với vai trò là một công cụ phòng chống rủi ro trong tương lai. Tác giả chuyển tiếp đến lịch sử của ngành bảo hiểm hiện đại và nguồn gốc của nó từ Scotland. 
Chương 5 nói về cuộc chơi bất động sản và các ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính, bắt đầu với lịch sử của trò chơi Cờ tỉ phú và sự say mê của các nước phương Tây đối với bất động sản. 
Chương 6 mô tả quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới về thương mại và đầu tư, sự xuất hiện của các nền kinh tế mới nổi, hay theo cách nói của tác giả là mới nổi trở lại (vì thực tế là một số nền kinh tế này trước đây đã có thời kỳ đặc biệt hùng mạnh). 
Chương 7 tóm lược lại bằng ngôn ngữ cô đọng nhất lịch sử phát triển của tiền tệ và hệ thống tài chính quốc tế, sự không bằng phẳng trong lịch sử của nó với quá nhiều giai đoạn bùng-vỡ cũng như nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này. 
Chương 8 và chương 9 là sự bổ sung mới cho ấn bản lần này bàn về sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers năm 2008, gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những phản ứng trở lại từ các quốc gia, cũng như sự xuất hiện của tiền mã hóa như bitcoin…
-------------- TRÍCH DẪN TỪ SÁCH
“Đã mười năm trôi qua kể từ cơn “co thắt tín dụng” biến thành “khủng hoảng tài chính toàn cầu”, và sau đó là một cuộc suy thoái kinh tế lớn. Rất ít nhà kinh tế thấy được khủng hoảng, nhưng rất nhiều người sau đó sẽ hồi tưởng để tìm cách giải thích cho nó…”
“Lịch sử tài chính chưa kết thúc, cũng như chưa có lịch sử chính trị nào kết thúc sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ không giống như cuộc khủng hoảng tài chính gần đây... Nó sẽ khác biệt bởi vì không có hai cuộc khủng hoảng tài chính nào giống hệt nhau."
"Một lợi ích quan trọng từ lịch sử tài chính là nó dạy cho chúng ta bài học này, khuyến khích chúng ta không nên tiêu tốn quá nhiều năng lượng để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu giống như cuộc chiến vừa qua, mà sẽ phải tự đặt ra câu hỏi có phạm vi rộng lớn hơn: Đó là liệu những người đi vay trên khắp thế giới có bị quá đà, khiến cho họ đứng trước nguy cơ gục ngã khi mà lãi suất thực gia tăng hay không? Và những nhà cho vay hoặc người đầu tư nào sẽ gặp rắc rối nếu tỉ lệ vỡ nợ vượt quá mức kỳ vọng của họ?”
---------------- VỀ TÁC GIẢ:
Niall Ferguson là giáo sư tại ĐH Harvard, nghiên cứu viên cấp cao tại ĐH Stanford và Oxford, và là một trong những sử gia nổi tiếng nhất người Anh, chuyên gia trong các lĩnh vực lịch sử quốc tế, lịch sử kinh tế và tài chính cũng như chủ nghĩa đế quốc của Anh và Mỹ. Năm 2004, Niall được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
.