Bàn về hạn chế của sách dịch
Sự là mình vừa đọc xong cuốn "Từ hạt cát đến ngọc trai", theo mình được biết là cuốn sách đầu tiên giới thiệu những tư tưởng của hoàng...
Sự là mình vừa đọc xong cuốn "Từ hạt cát đến ngọc trai", theo mình được biết là cuốn sách đầu tiên giới thiệu những tư tưởng của hoàng đế triết học Marcus Aurelius (một trong ba đầu tàu của triết học Stoicism) đến bạn đọc Việt Nam. Vì cảm thấy khá thấy vọng với chất lượng dịch của cuốn này, nên xin được mượn cớ lạm bàn một chút về sách dịch và vài điều có thể các mọt sách nên lưu ý.
Đầu tiên, xin được trích dẫn 1 đoạn trong cuốn "Từ hạt cát đến ngọc trai":
Tôi thường cảm thấy điều này vô cùng kỳ lạ: Ai cũng yêu bản thân mình hơn nhiều so với yêu người khác, nhưng lại coi trọng ý kiến của người khác đối với mình, song càng coi trọng ý kiến của bản thân đối với mình hơn. Nếu có một vị thần hay một thầy giáo thông tuệ đến trước mặt một người, ra lệnh cho người ấy chỉ suy nghĩ và lên kế hoạch cho những ý nghĩ mà anh ta vừa nghĩ đến đã muốn nói ngay ra, thì anh ta sẽ không thể chịu nổi dù chỉ là một ngày. Vì thế, chúng ta cần coi trọng việc những người quanh ta suy nghĩ gì về ta hơn là bản thân ta nghĩ gì về mình.
Đoạn trích gốc:
Book XII, #4: It never ceases to amaze me: we all love ourselves more than other people, but care more about their opinion than our own. If a god appeared to us—or a wise human being, even —and prohibited us from concealing our thoughts or imagining anything without immediately shouting it out, we wouldn’t make it through a single day. That’s how much we value other people’s opinions—instead of our own.Lược dịch: Không khi nào ta hết ngạc nhiên với sự thật: chúng ta đều yêu thương bản thân mình hơn bất cứ người nào khác, nhưng lại coi trọng ý kiến của người ngoài hơn ý kiến của chính mình. Nếu Chúa có thể cấm một người che giấu suy nghĩ hay tưởng tượng của mình, bằng cách bắt người đó luôn phải nói hết chúng ra, anh ta sẽ không thể sống nổi qua 1 ngày (ý chỉ sự thẹn thùng về việc người khác biết suy nghĩ của anh ta, từ đó cho thấy mỗi người coi trọng sự phán xét bên ngoài như thế nào).
Bình luận: Thực sự đọc xong thấy sốc với ức lắm, vì người dịch dường như không có 1 chút ý niệm nào về Stoicism. Đoạn dịch như kiểu nói Marcus cổ súy cho việc đề cao những đánh giá bên ngoài, trong khi thông điệp lớn nhất của Stoicism luôn là gìn giữ và nâng cao giá trị bên trong của bản thân mỗi con người.
Xin bạn lưu ý, điều này không có nghĩa là ta lờ đi những suy xét đánh giá của mọi người chung quanh ta, mà là ta phải thực sự chắc chắn về giá trị của bản thân mình trước. Chỉ như vậy thì ta mới có 1 cái nền vững chắc để có thể tiếp nhận những đánh giá từ bên ngoài, từ đó rút ra những bài học, bài tập hợp với bản thân và mục đích của mình để có tiến bộ trong cách suy nghĩ cũng như những kỹ năng khác trong cuộc sống.
Đọc thêm:
Thực ra đây cũng không phải lần đầu mình gặp vấn đề với những bản dịch. Tính mình vốn đã thích cái gì thì thường muốn xem đi xem lại và tìm hiểu kỹ hơn về nó. Nhưng mình thấy khả năng thực sự hiểu và cảm hoàn toàn 1 cuốn sách bằng tiếng Anh rất rất khó, đặc biệt những cuốn về đề tài như triết học hay chiêm nghiệm cuộc đời. Vì vậy, nếu sau khi đọc 1 cuốn sách mà cảm thấy hay, muốn thấm hơn, mình thường tìm lại những bản dịch để bổ sung cho suy nghĩ của bản thân. Trong đó có 1 cuốn mà mình vẫn đọc đi đọc lại mỗi năm 1 lần, cuốn "Siddhartha" của Hermann Hesse. Trong đó có 1 đoạn:
Bình luận: Với cảm nhận của bản thân mình, việc dịch "word" thành "danh từ" đã làm hỏng cả 1 ý niệm rất quan trọng trong cuốn sách này, đó là: Ngôn ngữ (nói chung) là vô cùng hạn chế, nó bó buộc khả năng suy nghĩ và cảm nhận của con người. Đây là 1 trong những thông điệp ý nghĩa nhất của cả tác phẩm, và nó khá tương đồng với triết học cổ Trung Hoa như Đạo của Lão Tử và Trang Tử, khi cái thâm sâu nhất là thứ không bao giờ có thể diễn tả thành lời (Đạo).
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy rằng việc dịch thuật là không hề dễ dàng, từ nắm được cái ý tưởng của tác giả gốc, đến việc chọn từ trong ngôn ngữ dịch, vừa để sát nghĩa nhưng cũng không thể mất đi hoàn toàn cái hay của văn thơ. Đúng như cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã nhấn mạnh nhiều lần trong các cuốn sách của cụ: chất lượng mỗi bản dịch phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm và cái tầm của người dịch.
Tuy nhiên, bài này hoàn toàn không mang nghĩa châm biếm mấy cái sai sai với lệch lạc ấy, hay tiêu cực hơn mà cho rằng nếu bạn không đọc được bản gốc thì nghỉ mie luôn đi đừng đọc sách nữa. Mình đưa ra hai ví dụ trên chỉ với mục đích hy vọng các bạn có thể có 1 tâm thế vững vàng hơn trong việc tiếp cận sách dịch, để hiểu rằng có thể nó không thực sự truyền đạt hết ý tưởng của tác giả gốc. Đi sâu hơn 1 chút thì điều này khá quan trọng, vì bạn sẽ dần tập được cách suy xét kiến thức mà bạn tiếp nhận được qua sách dịch mà thôi, bỏ qua những thứ như "tiếng tăm" của tác giả gốc mà mình không thực sự chắc chắn trong tình huống này.
Đọc thêm:
Đồng thời, để có thể yên tâm hơn với chất lượng các bản dịch, có thêm hai tiêu chí bạn có thể cân nhắc trước khi thực sự đọc, đó là:
Thời gian
Nếu 1 bản dịch tồi, và không đưa người đọc được đến cái ý tưởng thâm sâu của các vĩ nhân hay các tác giả nổi tiếng, nó sẽ không thể đứng trên thị trường. Vì vậy, thời gian, tự nó sẽ chứng minh giá trị của 1 bản dịch, và là yếu tố đầu tiên ta có thể cân nhắc.
Dịch giả
Như đã nói, 1 bản dịch tốt phụ thuộc cực lớn vào cái tâm và cái tầm của người dịch. Nhưng cũng vì vậy, những dịch giả uyên bác thường cũng là những người được đặt hàng nhiều hơn, được mời diễn thuyết nhiều hơn hoặc giảng dạy ở những nơi chất lượng hơn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trước về dịch giả để có thể có thêm niềm tin vào chất lượng bản dịch với tác phẩm bạn đang quan tâm. Ví như đọc sách cụ Cần dịch Trang Tử thì bạn sẽ chẳng phải lo mấy thứ này đâu.
(Lưu ý: 2 tiêu chí này có hạn chế là khó có thể áp dụng cho những cuốn sách đương thời, hay nói cách khác nó chỉ thực sự phát huy hết hiệu quả với những loại sách tư tưởng, mang tính chiêm nghiệm và "đã có tuổi". Nếu bạn thực sự muốn tiếp cận 1 bản dịch cuốn sách đương thời, có lẽ một phương án đánh giá là đọc thêm những bài báo hoặc post về tư tưởng của họ để kiểm nghiệm, có lẽ sẽ tốt hơn trong việc đánh giá 1 bản dịch).
Kết: có thể với nhiều bạn, bài viết này sẽ mang nghĩa tiêu cực, vì bạn "quá bận rộn" và không có đủ thời gian để học tiếng Anh, nên đọc sách dịch đã là may lắm rồi. Nhưng cũng chính vì thế, vì mình nghĩ đến quỹ thời gian quý báu của bạn, nên mình thực sự mong bạn sẽ không phải đọc 1 bản dịch để rồi thất vọng về nó, thứ mà ngay cả những thằng nhiều thời gian như mình còn không mong muốn.
Hay, nói cách khác, xin chúc bạn luôn có được những trải nghiệm tuyệt vời với những cuốn sách bạn lựa chọn cho mình!
A Dreamer
Nguồn:
1. Từ hạt cát đến hạt ngọc trai - 85 triết lý sống tích cực của Marcus Aurelius
3. Siddhartha - Hermann Hesse
4. Câu chuyện dòng sông - Siddhartha bản dịch - Phùng Khánh, Phùng Thăng, Phật Học Viện Quốc Tế
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất