Sản phẩm của bạn có thể viral mà không cần làm marketing?!
"Điều đó không thể xảy ra ?!" Vậy thì bài viết sau đây sẽ thay đổi cách nhìn của bạn.
Bài viết này dành cho các bạn marketers và những người yêu thích việc xây dựng sản phẩm. Mọi người sẽ nghĩ: để bán một sản phẩm thì cần phải làm quảng cáo thật tốt. Chương trình giảm giá phải hấp dẫn. Phải liên tục có nhiều hoạt động để tuyển người dùng mới. Đúng, tuy nhiên vẫn có cách khác nữa. Sơn hi vọng bài viết này sẽ giới thiệu một cách nhìn mới tới mọi người. Làm sao để không có tiền làm những thứ trên nhưng sản phẩm vẫn tự lan tỏa được.

Yếu tố nào tạo ra hiệu ứng lan truyền ?

Làm sao để tạo hiệu ứng lan truyền? trong cuốn sách "Contagious: Why things catch on”, tác giả Jonah Berger chỉ ra có 6 cơ chế tạo ra hiệu ứng lan truyền chính là. Social proof; Publicity; Trigger; Emotions; Story Telling; Practical Value. Chỉ cần chiến dịch của bạn có một vài yếu tố trong bộ năm này, thì nó sẽ có khả năng lan truyền cao.
Note: Đây là cuốn sách rất nổi tiếng mà Sơn đã đọc và thấy rất hữu dụng. Cuốn sách phân tích các cơ chế tạo nên hiệu ứng lan truyền. Cùng với việc làm sao để xây dựng những hiệu ứng đó. Các anh chị marketers nên đọc, rất có ích nhé.
Trong bài viết này, mình xin nói tập trung vào yếu tố Publicity. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về các cơ chế khác ở hình bên dưới nhé.
6 yếu tố lan truyền trong cuốn "Contagious - why things catch on"
6 yếu tố lan truyền trong cuốn "Contagious - why things catch on"
Nói dễ hiểu về cơ chế Publicity; một thứ sẽ lan tỏa khi nó thu hút được sự chú ý từ những người xung quanh. Dẫn đến mọi người sẽ bắt đầu bắt chước hành động hoặc sử dụng sản phẩm đó. Và cứ thế càng có nhiều người xài thì càng có nhiều người thấy. Càng có nhiều người theo xu hướng đó.
Hiệu ứng này thường thấy ở các sản phẩm thời trang. Ví dụ, khi người xung quanh đều thấy bạn bè mình mặc một chiếc áo đẹp, độc lạ. Họ sẽ bắt chước mặc theo. Dẫn đến những người bạn của họ cũng sẽ mặc theo. Và thế là sản phẩm đã lan truyền.
Vậy một sản phẩm sẽ lan truyền khi nó lấy được sự chú ý những người xung quanh. Từ đó, sản phẩm trở thành câu chuyện để những người xung quanh nói về nó. Ví dụ: bạn thấy bạn bè mặc chiếc áo rất độc đáo. Bạn hỏi họ mua ở đâu. Và cái áo đã trở thành tâm điểm của câu chuyện.

Trở lại với việc lan tỏa một sản phẩm với 0 đồng marketing.

Đó là vào một buổi chiều khi Sơn đang ở trong canteen của công ty. Bỗng có một mùi miến xào rất thơm xông vào mũi. Mùi thơm ngon đến nỗi Sơn lập tức quay đầu sang phía bên cô bạn đồng nghiệp. Trong tay cô đang đặt khay miến xào ăn liền vừa mới hâm xuống. Cùng lúc đó, một giọng nói khác vang lên “Ôi ăn cái gì mà thơm thế? Cho chị ăn với” sau đó thì tất cả những người trong team đều hỏi về thương hiệu miến xào đấy. Sau đó, mọi người lấy sản phẩm miến ăn liền ra để thưởng thức.
Đây là một ví dụ điển hình của việc; sản phẩm đủ tốt thì tự nó sẽ marketing cho chính nó. Ở đây, món miến xào đó đã tạo ra cơ chế Publicity rất hiệu quả. Không biết vô tình hay cố ý, đội RnD đã làm ra một sản phẩm có mùi thơm ngon khó cưỡng. Mùi thơm đó đã gây chú ý cho những người xung quanh. Nó khiến ai cũng muốn biết món gì mà thơm vậy? Món đó tên là gì? Miến xào ăn liền đã trở thành tâm điểm lúc ấy. Dù chưa ai ăn thử nó. Nhưng chỉ với mùi thơm; món miến xào đã tuyển thêm 5 người dùng mới trong 5 phút. Một hiệu suất ROI rất hời.
Sản phẩm đủ tốt thì tự nó sẽ marketing cho chính nó.
Các Marketers thường cho rằng nhiệm vụ của họ phần lớn nằm ở khâu quảng cáo cho sản phẩm. Nhưng Sơn nghĩ chúng ta nên dành 80% thời gian ở khâu xây dựng sản phẩm. Thay vì tập trung duy nhất vào độ ngon, màu sắc, ta nên chú trọng vào "cơ chế lan truyền" của sản phẩm nữa. Như ví dụ trên cho thấy. Nếu sản phẩm có thể tự lan truyền, thì chúng ta sẽ không phải tốn quá nhiều tiền để quảng cáo cho nó. Mọi người cũng sẽ đạt doanh số dễ hơn đúng không nào.
Vậy có ý tưởng nào khác để có thể tạo “cơ chế lan truyền” vào trong sản phẩm của bạn hay không?
Sơn có một số những ý tưởng sau vận dụng cơ chế publicity.
Có mùi thơm hấp dẫn càng nồng càng tốt. Như ví dụ trên chứng minh, Sơn nghĩ có thể áp dụng vào các sản phẩm đồ ăn đông lạnh, mì gói. Có thể cho vào bao bì một ít nước hoặc gia vị có mùi thơm. Để khi hâm nóng, hơi nước bốc lên sẽ tạo ra một mùi thơm lan tỏa trong không khí gây chú ý cho những người xung quanh.
Lon dạ quang (cho các sản phẩm rượu bia). Các quán bar và vũ trường đều không có đèn. Vậy làm sao những người xung quanh biết bạn bè mình đang cầm chai Hienekein hay Tiger để bắt chước? Ngoài logo trên bao bì ta có thể làm cho chai/ nước uống trong chai phát sáng trong bóng tối không? Hãy tưởng tượng những người trong bàn nhậu thấy một người đang cầm chai bia phát sáng; chắc chắn họ sẽ hỏi: đấy là chai gì thế ?
App notifcation đọc tên brand. Có một số app vẫn để tiếng báo notification chỉ thuần là âm thanh vô thưởng vô phạt. Nếu vậy làm sao người xung quanh biết bạn bè mình đang xài app đó để xài theo? Sẽ tốt hơn nếu tiếng thông báo notifcation là tên thươn hiêu. Shoppee đang làm rất tốt điều này. Thời điểm thích hợp để gửi là 1pm chiều. Khi các nhân viên văn phòng đã ăn trưa xong và ngồi nghỉ ngơi, cũng là lúc tốt nhất để tên brand vang lên. Vậy là có brand awareness miễn phí rồi.
Mọi người có thêm ý tưởng nào nữa thì nói Sơn biết ở phần comment nhé 😀
Sơn có newsletter riêng trên Linkedin mọi người có thể bấm vào link để theo dõi bài viết của Sơn hằng tuần nhé