Dạo gần đây trên mạng xã hội rầm rộ đưa tin về Dự thảo Luật đặc khu và Dự thảo Luật An ninh mạng. Bài viết này mình chỉ nói về Dự thảo Luật An ninh mạng.
Trước hết chúng ta hãy nhìn qua vài quan điểm về Dự thảo Luật An ninh mạng của cư dân mạng:
    
    
Image may contain: 9 people, text


An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình. Ví dụ, hành vi lừa đảo tiền ảo, trò chơi điện tử trên không gian mạng tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào,… người dân phải nhận thức được những vấn đề đó
_Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cơ quan thẩm tra dự án Luật An ninh mạng_ Trích VnExpress
Qua những thông tin trên rất nhiều người cho rằng khi Dự luật này được thông qua, thì Facebook, Google, Youtube sẽ bị chặn nếu không đặt server tại Việt Nam; chúng ta sẽ phải dùng Weibo, Baidu, Wechat như Trung Quốc đang làm,...
Liệu sự thật có phải như lời mọi người nói?? Trước đọc phản biện của mình, mong mọi người hãy đọc qua Dự luật, bỏ qua tư duy đám đông, tư duy lát cắt và chuỗi, tâm lý ấn tượng ban đầu, thiên kiến xác nhận. Hãy tưởng tượng mình là người đầu tiên được đọc Dự luật này.
Phản biện
    Đầu tiên mình xin phản biện về cách mọi người sử dụng thông tin về Cục trưởng An ninh mạng bị bắt vì tội "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền qua mạng", lời phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng về định nghĩa An ninh mạng để đánh giá về Dự luật này là sai lầm. Đây chính là tư duy lát cắt và chuỗi.
    Tiếp theo, thông tin về việc các gã khổng lồ như Facebook, Google,... phải đặt server tại Việt Nam là thông tin sai lệch, theo Điều 25, khoản 1 có ghi rõ: " khuyến khích cổng kết nối quốc tế đặt trên lãnh thổ Việt Nam". Như vậy, Nhà nước chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc đặt server tại Việt Nam.
Nhận định về Dự luật
    Chúng ta được lợi gì từ Dự luật này??
        Dự luật này nhằm tăng cường an ninh thông tin của Quốc gia; ngăn chặn các thông tin sai lệch, bịa đặt; xác minh thông tin người dùng; ngăn chặn lừa đảo, đa cấp trên mạng; phát hiện và xử phạt đối với cá nhân, tổ chức xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác trên mạng; bảo vệ trẻ em khỏi các thông tin xấu trên mạng,... Qua vụ việc của Dan Hauer về việc xúc phạm đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà nước đã thêm vào Điều 16, khoản 1, mục c về Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
    Dự luật này cũng khá tốt đấy chứ, liệu nó có gì xấu không mà mọi người lại phản đối??
        Câu trả lời là có!! Điều đáng lo ngại nhất của Dự luật này là Điều 16. Điều khoản này sẽ xâm hại đến quyền tự do ngôn luận và dễ bị ghép tội chống phá Nhà nước khi nói lên quan điểm của mình về chính trị.
        Tiếp theo đó là Điều 24. Điều khoản này cho phép Nhà nước có quyền kiểm tra thông tin của cá nhân hoặc tổ chức nào xâm phạm an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội. Điều đáng nói ở đây là điều khoản này không rõ ràng, và đặc biệt là xâm hại đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân, tổ chứcĐể biết tầm quan trọng của quyền riêng tư mình xin đưa ra ví dụ về cuộc chiến giữa FBI và Apple. FBI bắt được tên khủng bố đã sát hại 14 người, và yêu cầu Apple mở khoá chiếc iPhone của hắn để điều tra. Nhưng Apple đã từ chối vì điều này ảnh hưởng đến chính sách quyền riêng tư của công ty. FBI kiện Apple lên toà án, và phán xét cuối cùng của toà án là Apple đúng. Ngoài ra gần đây nhất là vụ việc của Mark Zuckerberg phải hầu toà, từ đó chính sách quyền riêng tư được chỉnh sửa lại. Từ đó cho chúng ta thấy rằng quyền riêng tư rất quan trọng.
Do kiến thức mình còn hạn hẹp, bài viết còn nhiều thiếu xót. Mong mọi người thông cảm!!
Đọc thêm