Tuần trước, mình tình cờ lướt Facebook và thấy bài viết "Vì sao đôi khi bạn cần “xéo sắc” lên một chút?" do Vietcetera chuyển ngữ từ bài "Why being an asshole can be a valuable life skill?" của tác giả Mark Manson. Sau khi đọc cả bản chuyển ngữ và bản gốc, mình đều thấy một số vấn đề cần được làm rõ, vì nội dung của hai bài đều đang gây hiểu lầm, thông tin bị thiếu và không chính xác. Điều quan trọng nhất là tác giả không đưa ra dẫn chứng khoa học cho kết luận: "Basically, assholes make more money. Often, a lot more money." (được chuyển ngữ thành: "những người càng xéo sắc dường như lại kiếm được nhiều tiền hơn những ai ở thái cực ngược lại").
Bạn có thể đọc bài gốc TẠI ĐÂYbản chuyển ngữ TẠI ĐÂY. Còn nội dung sau đây sẽ là những phân tích của mình.

VẤN ĐỀ 1: Hiểu sai định nghĩa đặc điểm agreeableness theo mô hình Big Five

Trong bài viết gốc, Mark Manson đề cập đến agreeableness như sau: "But out of all of the Big Five Personality Traits, one of the five stands above them all in determining professional success: agreeableness. Or rather, a lack of agreeableness. Basically, assholes make more money. Often, a lot more money... "
Khi đọc như thế này, mình cho rằng Mark Manson xem agreeableness là từ trái nghĩa của asshole. Theo đó, tác giả định nghĩa asshole là "...What I mean by “being an asshole” is a willingness to be disliked and/or to upset other people.", tạm hiểu là sẵn sàng bị ghét và/hoặc làm người khác khó chịu. Từ đó ta có thể hiểu rằng agreeableness theo ý tác giả là không sẵn sàng bị ghét và/hoặc làm người khác khó chịu. Và đây là một cách hiểu SAI, vì agreeableness trong mô hình Big Five không phải là như vậy.
Theo mô hình Big Five, agreeableness không phải là "nice person", thích làm hài lòng tất cả mọi người, mà là đặc điểm tính cách của một người tập trung vào sự tương tác với người khác. Đặc điểm tính cách này bao gồm các thuộc tính như sự tin tưởng, lòng vị tha, lòng tốt, tình cảm và các hành vi xã hội khác. Các khía cạnh của agreeableness được mô tả trong nghiên cứu của John và Srivastava, 1999 như sau:
- Agreeableness cao: tin tưởng (tha thứ), sự thẳng thắn, lòng vị tha (thích giúp đỡ), sự tuân thủ, khiêm tốn, đồng cảm và thấu cảm.
- Agreeableness thấp: hoài nghi, đòi hỏi, xúc phạm và coi thường người khác, bướng bỉnh, khoe khoang, không thông cảm, không quan tâm đến việc người khác cảm thấy thế nào.
Các nghiên cứu của lý thuyết Big Five không sử dụng cụm từ "unwillingness to be disliked" để mô tả người có agreeableness cao. Thay vào đó, người có agreeableness cao là người dành nhiều sự quan tâm dành cho người khác; có khả năng đồng cảm với người khác; thích hỗ trợ những người đang cần giúp đỡ và muốn đóng góp để người xung quanh hạnh phúc. Trong công việc, người agreeableness cao là những người có khả năng teamwork và phối hợp với đồng nghiệp tốt.
Việc đánh đồng giữa agreeableness và "nice person" hay "unwillingness to be disliked" là SAI. Một bên là thuật ngữ mô tả đặc điểm tính cách theo lý thuyết mô hình Big Five, khác với một từ mô tả về một người không sẵn lòng bị ghét trong các mối quan hệ.
Nếu bài viết của Mark Manson không đề cập đến lý thuyết Big Five thì thực sự mình thấy không có vấn đề. Nếu tác giả chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân với định nghĩa cá nhân về nice person thì nội dung còn có tính tham khảo. "Thủ thuật" sử dụng lý thuyết tâm lý vào bài viết có lẽ để nhằm gia tăng sự đáng tin cậy, nhưng đó là sự đánh đồng, và hiểu sai lý thuyết.

VẤN ĐỀ 2: Đánh đồng "thành công trong nghề nghiệp" với "mức lương"

"But out of all of the Big Five Personality Traits, one of the five stands above them all in determining professional success: agreeableness. Or rather, a lack of agreeableness. Basically, assholes make more money. Often, a lot more money."
Tác giả Mark Manson trích dẫn một nghiên cứu từ năm 2011, với khách thể là người Anh Quốc để làm cơ sở cho lập luận trên. Nghiên cứu đó có kết quả là: "...có sự bất lợi về lương đối với đặc điểm tính cách aggreableness...".
Có hai vấn đề ở nội dung này. Thứ nhất, tác giả Mark Manson đã đồng nhất sự thành công trong lĩnh vực nghề nghiêp với số tiền kiếm được theo giờ của người lao động. Thứ hai, kết luận "asshole make more money" không có cơ sở, nghiên cứu chỉ đề cập đến phạm vi agreeableness và tiền lương, không có nghĩa là dùng điều đó để suy ngược lại. Đây là một lập luận rất thiếu tính khoa học. Ví dụ, một nghiên cứu A chứng minh tập thể dục giúp giảm triệu chứng trầm cảm, nhưng chúng ta không được dựa trên đó để suy ra là không tập thể dục làm tăng triệu chứng trầm cảm, mà phải làm một nghiên cứu khoa học khác một cách bài bản. Nếu bài viết nói: "người có agreeableness cao thì kiếm tiền ít hơn" thì mới phù hợp với kết quả của nghiên cứu được trích dẫn.
Một câu nữa không có cơ sở đó là: "Often, a lot more money" (tạm dịch: thông thường là rất nhiều tiền hơn), nhiều hơn ở đây là bao nhiêu? Thông thường là thông thường thế nào, tỷ lệ % là bao nhiêu? Câu nói này đi sau một câu trích dẫn khoa học để làm quá lên việc "asshole make more money" - mình muốn chỉ ra ý này vì với mình, lối viết này rất có tính dắt mũi và thao túng người đọc.
Tóm lại, lập luận "asshole make more money" trong bài viết là không có cơ sở. Tác giả Mark Manson mà tìm thêm được những nghiên cứu khác nói đến phạm vi giữa "asshole" và "higher wage" để chứng minh thì mình sẽ chấp nhận, nhưng có lẽ khá khó vì mình chưa thấy có một lý thuyết tâm lý học nhân cách nào sử dụng "asshole" là một đặc điểm tính cách cả.

VẤN ĐỀ 3: Hiểu sai tương quan giữa từ asshole và agreeableness

Mô hình Big Five khẳng định rằng mỗi đặc điểm tính cách là một quang phổ - nghĩa là mỗi đặc điểm tính cách có mức độ cao hoặc thấp. Bạn có thể tham khảo ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn:
Từ trái qua phải: Tính nhiễu tâm, Tính hướng ngoại, Tính cởi mở, Tính dễ chịu, Tính tận tâm
Từ trái qua phải: Tính nhiễu tâm, Tính hướng ngoại, Tính cởi mở, Tính dễ chịu, Tính tận tâm
Trái với asshole, agreeableness trong bài viết là không sẵn sàng bị ghét và/hoặc làm người khác khó chịu. Còn người có agreeables thấp trong mô hình Big Five được mô tả là người ít quan tâm đến người khác, không quan tâm đến cảm xúc, vấn đề của người khác, xúc phạm và coi thường người khác và có thể thao túng người khác để đạt được mục đích cá nhân.
Ở đây, chúng ta có thể tự hỏi liệu một người không sẵn sàng làm người khác khó chịu hay "nice" có xúc phạm, coi thường, thao túng người khác hay không?

Bàn về góc nhìn "đôi lúc làm tổn thương cảm xúc của người khác là điều cần thiết"

"As we will see, sometimes hurting someone’s feelings (or just being willing to hurt someone’s feelings) is a necessity, both for ourselves and also for the greater good. And I believe that if more of us were able and willing to “flip the asshole switch” occasionally, the world would be a better place."
Ở đây tác giả Mark Manson đang gọi những người "đôi lúc sẵn lòng làm tổn thương cảm xúc của người khác" là asshole (tạm dịch: một người khó ưa (unpleasant) và ngu ngốc (stupid) theo từ điển Cambridge), với mình đây cũng là một thủ thuật viết để tăng sự kịch tính, "làm cho ngầu" và tăng hiệu ứng truyền thông, chứ cơ bản Mark Manson có thể dùng những cụm từ như straightforward (tạm dịch: một người trung thực (honest) và bỏ qua sự lịch sự không cần thiết (unnecessary politeness), theo từ điển Cambridge). Cơ mà dùng chữ straightforward thì nó chán : )) và thú vị ở chỗ straightforward được chứng minh là một thuộc tính của agreeableness cao như mình có nêu ở trên.
Ngoài ra, với góc nhìn cá nhân và mượn bài học từ Chánh ngữ trong Phật Giáo, mình xin phép chia sẻ thế này, không phải bất cứ lúc nào nói thật cũng là điều tốt nhất cho người đối diện, Chánh ngữ đòi hỏi một người phải biết nói đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh, KHÔNG phải muốn nói gì thì nói, hoặc thậm chí sẵn sàng làm tổn thương người khác khi cần. Sự thẳng thắn có thể gây những xáo động cảm xúc khó chịu nơi người nghe, nhưng không phải nhằm mục đích gây tổn thương cho họ. Với mình, tâm ý là rất quan trọng. Còn việc tác giả Mark Manson có tâm ý như thế nào khi khẳng định "asshole is a valuable life skill" thì mình để các bạn tự suy nghĩ thêm.

Bàn về bản chuyển ngữ của Vietcetera

Mình không phải là nhà ngôn ngữ học, nhưng may mắn được làm nghề viết nên mình hay để ý câu từ. Một lưu ý thêm rằng mình không phải là người giỏi hay xuất chúng trong ngôn ngữ học, nhưng sau nhiều năm làm nghề và phân tích nội dung, mình cảm nhận được chủ ý của một số câu từ, cách hành văn và muốn chia sẻ để chúng ta cùng suy ngẫm.
Asshole được chuyển ngữ thành "xéo sắc": Mình thấy hơi lấn cấn một chút, vì "xéo sắc" là một người đanh đá, chua ngoa, có tính nhỏ mọn, hay để ý những chuyện nhỏ nhặt. Theo đó, xéo sắc có vẻ không sát nghĩa với định nghĩa "một người sẵn lòng bị ghét và/hoặc làm người khác khó chịu". Nhưng sử dụng cụm từ "xéo sắc" khá hay vì tạo ra sự thu hút về mặt truyền thông.
Càng "xéo sắc", càng dễ giàu: Tên đề mục nghe rất thu hút, tác giả chuyển ngữ từ Vietcetera có vẻ dùng chữ "dễ giàu" vì "asshole make more money", nhưng lại có thêm một chút lấn cấn, "make more money" không đồng nghĩa với "dễ giàu" vì lỡ đâu, asshole xài tiền gấp 10 lần những đặc điểm tính cách khác? :) Nói chung, chuyển ngữ từ thông tin không có cơ sở thì không có gì phải bàn, vì có rất nhiều lý luận để mà phản biện lại.

Ý tưởng chính - gói mang về

- Đặc điểm tính cách agreeablness trong mô hình Big Five không phải là người không sẵn lòng làm tổn thương cảm xúc của người khác.
- Lập luận asshole make more money trong bài viết không có cơ sở, nghiên cứu được trích dẫn không liên quan.
- Ngược lại với asshole theo định nghĩa của bài viết khác với agreeableness thấp theo mô hình Big Five.
- Thẳng thắn thật thà là tốt, nhưng phải với tâm ý thiện lành, mong cho người nghe được tốt hơn.
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này? Chia sẻ suy nghĩ của bạn với mình nhé!