Từ lúc còn nhỏ đến giờ, khi ta tiếp xúc với mạng internet và tìm kiếm kèo hai con thú này, thì có lẽ bài Wikipedia tiếng Việt Hổ đấu với sư tử là nổi tiếng nhất. Đây cũng là nguồn mà 99% các tờ báo mạng, kênh youtube và Tiktok Việt Nam hay dùng cho các bài viết và video có nội dung liên quan tới hổ và sư tử của họ. Thế nhưng trong thời điểm hiện tại, các thông tin của nó không chỉ lỗi thời, mà còn mang đậm tính thiên vị một chiều kèm theo khả năng dẫn nguồn tệ hại. Vậy nên bài viết này sẽ phản bác tất cả những thông tin sai lệch trong bài, với hy vọng là có ai đó sẽ sửa lại hết tất cả những kiến thức sai lệch này.

1 - Hổ Amur là phân loài lớn nhất với khối lượng lên đến hơn 300kg, trong khi những con sư tử lớn nhất có cân nặng lên đến 250kg. Nếu không chọn hổ Siberia mà chọn một loài hổ tầm trung là hổ Bengal thì cả hai loài có kích thước tương đương.

Phản bác : Hổ Amur không phải phân loài, đó là một quần thể dựa theo cách chia hiện tại của WWF. Và nó cũng không phải lớn nhất, bởi vì hổ Bengal mới là quần thể hổ lớn nhất hiện tại. Trọng lượng trung bình của hổ và sư tử cũng rất sát nhau, khi mà sư tử Namibia trọng lượng trung bình là 201kg, sư tử Nam Phi 196kg, hổ Bengal 203kg và hổ Siberia là 199.5kg. 250kg trở lên là dành cho những con hổ mang danh hổ vương, tức các cá thể có kích thước đặc biệt lớn cỡ quái vật. Nghĩa là cân nặng trung bình của hai quần thể hổ lớn nhất và sư tử lớn nhất thực sự không lệch nhau quá nhiều. 
Sẽ có những người lôi con hổ Jaipur ra để biện hộ, song nên nhớ đó là một con hổ trong điều kiện nuôi nhốt, và nó mắc đủ thứ bệnh liên quan đến béo phì để có được cân nặng như vậy. Còn những con hổ khác mà nặng đến 300kg hầu như chỉ có trong điều kiện nuôi nhốt mà thôi. Riêng về phần hổ Bengal, bất cứ ai dám bảo chúng là phân loài hổ tầm trung thì người đó nên đi học lại kiến thức về loài hổ ngay lập tức.
Trong khi đó những con sư tử ở Nam Phi có trọng lượng lên đến 280kg, thậm chí là 315kg với những con to nhất. Hay nói chính xác hơn thì không thiếu những con sư tử nặng hơn 300kg nếu xét cả những con nuôi nhốt, đương nhiên là không tính những con bị béo phì.
Cân nặng của các quần thể hổ với nhau. Do hổ Bengal tính cả quần thể ở Sundarban, nên trọng lượng trung bình của chúng nhỏ hơn. Nếu loại quần thể Sundarban đi thì hổ Bengal là to nhất với cân nặng trung bình là 210kg
Cân nặng của các quần thể hổ với nhau. Do hổ Bengal tính cả quần thể ở Sundarban, nên trọng lượng trung bình của chúng nhỏ hơn. Nếu loại quần thể Sundarban đi thì hổ Bengal là to nhất với cân nặng trung bình là 210kg
Cân nặng trung bình của hai quần thể hổ lớn nhất và sư tử lớn nhất. Thực sự không lệch nhau quá nhiều. Dù hổ nhỉnh hơn nhưng đôi khi vẫn có những con sư tử to hơn hổ và ngược lại. Đương nhiên ngôi vương vẫn thuộc về con hổ Jaipur.
Cân nặng trung bình của hai quần thể hổ lớn nhất và sư tử lớn nhất. Thực sự không lệch nhau quá nhiều. Dù hổ nhỉnh hơn nhưng đôi khi vẫn có những con sư tử to hơn hổ và ngược lại. Đương nhiên ngôi vương vẫn thuộc về con hổ Jaipur.

2 - Bờm sư tử làm chậm tốc độ tấn công của nó

Phản bác : Bờm là lông, không phải kim loại và còn lâu mới nặng đến mức như thế. Tác dụng phụ duy nhất của bờm là khiến sư tử dễ bị shock nhiệt trong điều kiện thời tiết nóng. Lông của cừu dày hơn bờm sư tử mấy lần mà trọng lượng còn chưa được 5kg, thì liệu bờm sư tử có đủ nặng để giảm tốc độ của một con thú hơn 2 tạ không. Chưa kể để vác được một cái bờm nặng đến mức giảm tốc độ tấn công thì sư tử sẽ cần phải có cơ cổ cực khủng để làm điều đó. Và cuối cùng, người nói câu này còn chẳng dựa trên bất kỳ dẫn chứng nào hết mà chỉ nói mồm vô căn cứ.
Một con cừu trung bình chỉ tạo có khoảng 4.5kg lông 1 năm. Nên nhớ lông bờm sư tử không bao giờ dày như lông cừu và chỉ che đi phần cổ, nên trọng lượng chắc chắn nhẹ hơn lông cừu gấp nhiều lần.
Một con cừu trung bình chỉ tạo có khoảng 4.5kg lông 1 năm. Nên nhớ lông bờm sư tử không bao giờ dày như lông cừu và chỉ che đi phần cổ, nên trọng lượng chắc chắn nhẹ hơn lông cừu gấp nhiều lần.

3 - Hổ có lực cắn 738.000kg/m2, gần gấp đôi sư tử với lực cắn 457.000kg/m2

Phản bác : Đọc qua phần này, thấy rõ ràng bài viết có tính một chiều khi mà toàn nói về chiều dài nanh vuốt, lực cắn của hổ trong khi sư tử thì lờ đi dù cho chủ đề chính của bài viết là so sánh giữa hai loài mèo lớn này với nhau. Đây rõ ràng là một điều không thể chấp nhận được khi muốn so sánh khách quan. Nên nhớ sư tử vẫn là loài mèo lớn thứ hai, chứ không phải nhỏ như báo hoa mai để mà lờ đi độ dài răng nanh và lực cắn của nó.
Chỉ cần một chút tư duy, thì có thể thấy rõ tính một chiều và thiên vị không hề nhẹ trong đoạn này.
Chỉ cần một chút tư duy, thì có thể thấy rõ tính một chiều và thiên vị không hề nhẹ trong đoạn này.
Riêng về lực cắn của sư tử, đây là một thông tin sai lệch có từ thời đầu thập niên 2000, khi đó Natgeo đo lực cắn của một con sư tử nhỡ khoảng 2 tuổi, với lực cắn là 691 psi. Song qua tay các nhà báo, nó đã trở thành lực cắn 650 psi của sư tử. Cái lực cắn 457.000kg/m2 trên thực tế là từ 650 psi quy đổi thành kg/m2, và nó bắt nguồn từ một tờ báo Việt Nam.  Mặc dù Natgeo đã sửa lại lực cắn và kết quả là lực cắn của cả hai con mèo này đều là 1000 psi từ hơn 12 năm trước, song bởi vì lực cắn 650 psi đã thành myth, nên hiện tại nó vẫn nhan nhản khắp các tờ báo lá cải bên Tây, chứ đừng nói là mấy tờ báo Việt Nam.
Ngoài ra, nanh của sư tử cũng chỉ ngắn hơn hổ có 1.2cm, trong khi móng vuốt của hai bên đều có độ dài ngang nhau, chênh nhau nhiều hay không nó liên quan đến chênh lệch kích thước của từng cá thể.

4 - Một tát của hổ có thể làm gãy lưng gấu lười, vỡ sọ gia súc, trẹo cổ trâu bò

Phản bác : Một cái thông tin cực kì nhảm nhí. Chưa kể nó còn cố tình lờ đi lực tát của sư tử. Năm 2013 đã có vụ một con sư tử đực tát gãy cổ tình nguyện viên chỉ với một bạt. Nạn nhân tên là Dianna Hanson.
Vụ sư tử giết người năm 2013, nạn nhân bị giết chỉ bằng một cú tát.
Còn con hổ này đánh nhau với con gấu lười nặng bằng 1 nửa, mà con gấu bị hổ tát lại chỉ hơi choáng chứ không có dấu hiệu gì là gãy lưng cả. Và dĩ nhiên là không có clip nào cho thấy hổ một tát làm vỡ sọ/trẹo cổ trâu bò. Nếu như hổ có lực tát mạnh như vậy, thì đến cả voi còn khó mà trụ được, chứ đừng nói là gấu lười hơn tạ.
Cái clip hổ săn trâu bị mang ra để biện hộ nhiều nhất. Đây là đám trâu nhà, và chưa thấy con cọp giơ tay ra tát con trâu lần nào. Dựa theo kích thước thì con cọp trong clip cũng thuộc loại to chứ không hề nhỏ.

5 - Mặc dù kinh nghiệm chiến đấu có thể là một lợi thế của sư tử, nhưng chính lối sống theo bầy cũng là điểm yếu lớn nhất của chúng khi so với hổ.

Phản bác : Đúng là câu trước đá câu sau. Bài viết đang nói về sư tử và hổ con nào sẽ thắng. Nếu như kinh nghiệm chiến đấu là lợi thế của sư tử, vậy đó là điểm yếu ở chỗ nào khi hai con này chiến đấu với nhau?

6 - Sư tử khi đi săn thường vờn mồi, còn hổ đi săn là phải đánh đến chết mới thôi.

Phản bác :
Ai mà nói được câu này thì người đó chả hiểu gì về cấu tạo sinh học và tập tính của cả sư tử lẫn hổ. Hổ và sư tử đều là họ mèo, họ mèo sinh ra là để hạ gục nhanh tiêu diệt gọn con mồi. Chúng không có độ bền tốt như các loài săn mồi họ chó. Trong tự nhiên, không có loài vật nào lại đi vờn với con mồi của mình cả, bởi vì đó là hành động lãng phí sức lực. Đặc biệt là đối với họ nhà mèo vốn có thể lực không cao thì hành động đó không khác gì tạo cơ hội cho con mồi phản công hoặc chạy thoát. Riêng với các con mồi nguy hiểm như trâu hay lợn rừng thì càng không, do đây là những con mồi đặc biệt nguy hiểm. Chưa hết, hổ là loài săn mồi đơn độc. Một trong những luật bất thành văn của sống đơn độc đó là hạn chế đánh nhau hết mức có thể, và khi đi săn thì phải giết con mồi càng nhanh càng tốt, không được thì bỏ cuộc để tiết kiệm sức cho lần sau nhằm tránh bị thương. Việc dám bảo hổ một khi đã đánh là phải đánh đến chết chính là đi ngược lại với tập tính của loài vật này.

7 - Hổ phải chiến đấu sống mái với các loài dã thú và con mồi. Các đối thủ của hổ rất đa dạng như voi, gấu, sói lửa, trâu rừng, bò tót và cá sấu

Phản bác : Có rất nhiều thứ cần phải làm rõ trong đây. Một là tập tính. Như đã nói ở trên, tập tính của hổ là hạn chế đánh nhau. Trừ lúc giao phối hay bảo vệ hổ con là lúc hăng nhất ra, thì loài hổ khi có tranh chấp lãnh thổ sẽ thường chỉ đánh cảnh cáo và đe dọa nhau là chính, chứ ít khi chiến đấu dữ dội như sư tử.
Thứ hai là khi gặp các loài săn mồi khác mà nguy hiểm như 1 đàn sói lửa, hoặc 1 con gấu nâu, hổ thường sẽ né tránh chứ không có chiến đấu như sư tử, bởi vì chúng không bị lối sống bầy đàn ràng buộc nên có thể nương nhờ rừng cây để ẩn náu. Những con cá sấu mà hổ phải đối đầu hầu hết là cá sấu Mugger, vốn chỉ là một loài cá sấu tầm trung so với cá sấu sông Nile to thứ hai trong họ bò sát mà sư tử phải đối đầu. Chỉ có những con hổ Bengal ở khu vực Sundarban là phải đối đầu với cá sấu nước mặn, song kích thước của những con hổ ở khu vực Sundarrban lại chỉ tương đương với hổ Sumatra nên hoàn toàn chịu lép vế trước cá sấu nước mặn.
Thứ ba là hổ phải sống mái với kẻ thù, thế còn sư tử thì bộ không có kẻ thù sao? Trừ gấu ra vốn không có ở châu Phi, còn lại những kẻ thù mà sư tử phải cạnh tranh đều to hơn, khỏe hơn, hung dữ hơn và quan trọng nhất là đông hơn những kẻ mà hổ phải đấu rất nhiều. Đây cũng là một trong những lý do sư tử phải sống theo đàn, bởi vì nếu không sống theo đàn thì sẽ rất khó để có thể cạnh tranh với những loài ăn thịt này, đồng nghĩa với việc chúng sẽ không còn là loài ăn thịt đầu bảng ở trên các thảo nguyên châu Phi nữa, thay vào đó là chuyển sang sống chui lủi và đơn độc giống như báo hoa mai.
Cuối cùng, đó là khi nói về các đối thủ của một loài ăn thịt, thì người ta chỉ tính các loài ăn thịt, chứ không ai lại đi lôi 1 loài ăn cỏ vào làm gì cả. Còn nếu đã dám tính, thì con mồi của sư tử không những không yếu, trái lại còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Chẳng hạn như trâu rừng Châu Phi, tuy nhỏ hơn bò tót song chúng lại là loài trâu bò hung dữ nhất và hoàn toàn áp đảo bò tót về mặt số lượng. Tê giác trắng, voi châu Phi đều to hơn những họ hàng châu Á của chúng. Đó là còn chưa nói đến hà mã - hung thần châu Phi với độ hung dữ top đầu bảng, và nắm giữ kỷ lục giết người vô tiền khoáng hậu trong số các vụ do những loài động vật lớn gây ra, đồng thời hoàn toàn áp đảo bò tót về mặt sức mạnh.

8 - Đuôi hổ giữ vai trò quan trọng trong các động tác vồ, nhảy qua trái hoặc phải, xoay trở trước, sau, khả năng chiến đấu của hổ rất cao, đặc biệt là hổ trảo. Bản thân hổ cũng có một tuyệt chiêu mang tên trâu vằng

Phản bác : Đã viết thông tin về động vật thì đừng có dẫn nguồn từ mấy lò võ. Mấy ông bên lò võ họ tạo ra thế võ từ động vật, chứ họ không phải chuyên gia về động vật. Chưa kể ở Việt Nam không có sư tử, dùng lời từ các võ sư cổ truyền khác gì thiên vị cho hổ.
Dùng nguồn từ mấy web lò võ, trừ một điểm uy tín.
Dùng nguồn từ mấy web lò võ, trừ một điểm uy tín.
Còn riêng cái thế trâu vằng thì đó cái thế đầu hàng của họ nhà mèo khi đánh nhau mà gặp kèo bất lợi, động vật vốn không biết võ. Chưa kể nguồn dẫn lại còn từ một tờ báo Việt Nam nói về chuyện dân gian truyền miệng (link bên dưới) chứ không phải là nguồn khoa học nên độ tin cậy bằng không.

9 - Vào thời La Mã cổ đại, hổ là con thường thắng. Vào thời Trung Cổ tại nước Anh, những con hổ và sư tử từng đánh nhau trong tháp London, và hổ cũng là kẻ thắng cuộc. Phản bác :

Chả có bằng chứng nào cho thấy hổ thường thắng sư tử thời La Mã cả. Cái thông tin hổ thường thắng sư tử thời La Mã là từ một bác sĩ kiêm giáo sĩ tên là Samuel Haughton ông ta tuyên bố rằng hổ luôn thắng sư tử thời La Mã, thông qua một bài thơ thời La Mã nói về một vụ hổ giết sư tử trong đấu trường làm nguồn. Vốn dĩ nội dung bài thơ là một con hổ Caspian giết một con sư tử không rõ giống gì, và là một vụ việc chưa từng thấy bao giờ. Qua mồm Samuel Haughton, nội dung bài thơ thay đổi 180 độ khi mà bị biến tấu thành một con hổ Bengal giết một con sư tử Barbary, bản thân con hổ trước đó đã giết một con sư tử châu Á.
Những nhà động vật học đời sau nói hổ thường thắng sư tử thời La Mã cũng đều dựa vào lời của ông ta để nói bừa, chứ không dựa trên bất kỳ nguồn sử liệu nào hết. Trên thực tế, không ai biết giữa hổ và sư tử, đâu mới là con thường thắng cả. Thứ duy nhất ta biết đó là sư tử là con vật nổi tiếng nhất trong đấu trường La Mã.
Về phần thời Trung Cổ, chỉ có ghi chép rằng hổ và sư tử đã từng được nuôi ở đó. Không có nguồn nào cho thấy người ta nuôi chúng để đánh nhau, cũng như chả có nguồn nào bảo hổ luôn thắng cả.

10 - Natgeo cho biết hổ có lợi thế hơn sư tử những 50kg, và có thể giết chết sư tử trong một cuộc chiến

Xin thưa chương trình đó là đang nói về sư tử châu Á, vốn nhỏ hơn đáng kể so với sư tử châu Phi. Sư tử châu Á vốn chỉ có trọng lượng trung bình là 160kg, vậy nên việc nó bị hổ Bengal áp đảo về hạng cân không có gì là lạ hết.
Trọng lượng của sư tử châu Á
Trọng lượng của sư tử châu Á

11 - Một sĩ quan người Anh người cư trú nhiều năm tại Sierra Leone cho biết đã chứng kiến nhiều con sư tử và hổ đánh nhau, và cho hay con hổ thường giành chiến thắng

Phản bác : Quyển sách đang nói về hổ Bengal hoàng gia và sư tử châu Á. Nguyên văn như sau :
The tigers in the East Indies is more powerful than any met in other parts of the world. It is undisputed master of the Indian forest. Indeed the royal tiger of Bengal is more than a match for the Asiatic lion. A British officier, who reside many years at Sierra Leone, was repeatedly a spectator of combats between the lion and the tiger, in which the later was universally vic-torious.
Nói ngắn gọn thì người viết câu này cố tình cắt xén chữ trong sách để diễn giải theo đúng ý mình.

12 - Theo báo Văn Hóa đã từng có một trận đấu giữa một con hổ và một con sư tử cùng cân, cả hai đánh nhau để giành một chậu thịt bò. Con hổ là kẻ chiến thắng

Phản bác : Đây là một trong những câu chuyện phản khoa học và logic nhất mà thiên hạ từng nghe. Đầu tiên là nhà khoa học nào lại tổ chức kèo cho hai con thú sắp tuyệt chủng đánh nhau vậy? Tên nhà khoa học đó là gì, thí nghiệm được đăng ký và tổ chức khi nào, ở đâu?
Tiếp theo là về phần trận chiến. Lúc đầu sư tử áp đảo nhờ khí thế hung hãn và cãi bờm, nhưng sau đó hổ dần dà chiến thắng nhờ thể lực bền bỉ và cặp chân sau? Người viết câu này có tìm hiểu gì về tập tính và môi trường sống của hai con này không vậy. Một con sống trong rừng, săn mồi bằng cách phục kích lại có thể lực cao hơn một con sống trên thảo nguyên, vốn thiên nhiều hơn về rượt mồi lại còn tiến hóa để trở thành đám chuyên đánh nhau. Chưa kể cặp chân sau của hổ sao không thấy phát huy lúc đầu đi mà phải mãi về sau mới phát huy được vậy? Đoạn tiếp theo thì xứng đáng bị chửi là ảo ma Canada, khi mà con hổ sắp kiệt sức đến nơi, nhưng đùng 1 cái tung đòn knockout sư tử bằng cách dùng hàm ném nó đi những 20 mét, ảo hơn cả màn buff tinh thần của các nhân vật trong những bộ manga shounen. Chưa nói đến chuyện gãy cổ do dùng hàm ném một con thú nặng ngang mình đi 20m, nội cái việc khỏe như thế mà để cho đối phương áp đảo mình lúc đầu là đã tự bắn ngược lại vào những gì mình vừa nói rồi.
Cuối cùng đó là nguồn khai quật hay sử liệu nào bảo là sư tử từng sống ở Vân Nam xong bị hổ đuổi về Ấn Độ. Phạm vi sống xa nhất sư tử là khu vực phía đông Ấn Độ, trong khi đó tỉnh Vân Nam còn được Myanmar ngăn cách khỏi Ấn Độ, thì sư tử đặt chân đến kiểu gì?
Bài viết của báo văn hóa, đọc qua đã thấy ngay một đống kiến thức phản khoa học
Bài viết của báo văn hóa, đọc qua đã thấy ngay một đống kiến thức phản khoa học
Nói tóm lại, đây là một bài viết sặc mùi chém gió, phản khoa học, người viết bài này chỉ là một tay ngụy khoa học muốn tuyên truyền thông tin bậy bạ giống như mấy tay nhà báo viết Top 10 danh tướng có Trần Hưng Đạo mà thôi.

13 - Năm 2011 tại sở thú Ankara một con hổ giết sư tử chỉ với một cú tát vào động mạch

Phản bác : Hổ và sư tử có cân nặng tương đương nhau, đòn kết liễu của cả hai đều là vật và cắn. Tát chỉ mang tính cảnh cáo phủ đầu, hoàn toàn vô dụng trong việc kết liễu một con thú cùng hạng cân hoặc kém hơn mình một chút.
Hổ khi đánh nhau đến chết, đòn tấn công của chúng luôn là vật và cắn như các loài họ mèo khác.
Chưa hết, vụ ở sở thú Ankara chỉ là lời kể của quan chức sở thú. Con sư tử trọng lượng ra sao, giới tính, cân nặng như nào so với con hổ, và quan trọng nhất là hình ảnh xác nó đâu sao không thấy đề cập. Đó là còn chưa nói đến việc sư tử có bờm giúp giảm sát thương, và ngoài tự nhiên khi đánh nhau thì những trận chiến giữa những con sư tử có thể kéo dài hàng giờ. Việc một con có cấu tạo cho việc chiến đấu lại bị một con mèo có cân nặng tương đương mình giết chỉ với một cú tát rõ ràng là vô lý.

Kết luận

Bài Wikipedia "Hổ đấu với sư tử" chứa đầy những thông tin lỗi thời mang nặng tính một chiều, thậm chí là còn cố tình thiên vị cho hổ. Cộng với bản tính lười cập nhật và những nguồn nó dẫn đa phần toàn là để thiên vị cho hổ, thì độ uy tín của bài này bằng không. Nếu như thực sự muốn tìm hiểu về hai loài vật này, thì hãy tìm đến các web nghiên cứu như Research Gate và Google Scholar, và hãy tránh xa bài Wikipedia này, cũng như các tờ báo mạng Việt Nam ra. Đối với ai vẫn muốn biết con nào sẽ thắng, xin mời các bạn đọc hai bài này của mình