Yêu thương loài vật hay lời nói của kẻ mạnh???
4 'Phải bảo vệ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng', 'không săn bắt thú bừa bãi', 'cấm săn bắt cá bằng mìn',... nghe quen không? Đi...
4
'Phải bảo vệ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng', 'không săn bắt thú bừa bãi', 'cấm săn bắt cá bằng mìn',... nghe quen không? Đi trên đường bao nhiêu lần bạn lướt qua xác 1 con chuột bị cán lòi ruột, một con chim sẻ, một con ếch chỉ còn lại một ít lông và bộ da?? Bao nhiêu lần bạn lướt qua chỗ một ông nhử chim, thấy chúng nó kêu oai oái trên cột điện mà vẫn lơ?? Bao nhiêu lần bạn tấm tắc khen 'hôm nay mẹ làm cá ngon quá','lẩu bò ở nhà hàng này thật tuyệt' hay 'đám giỗ năm nay nấu gà hay vịt vậy?'. Bạn biết là lũ chuột bạch bị đem đi thí nghiệm từ việc thử vacxin, đo thời gian chết nếu không ngủ, thử thử thử .................Bạn biết người ta đánh hàng trăm hàng ngàn tấn cá rồi đem bán hằng ngày để bạn ăn hằng ngày cũng như bao người khác. Vậy tại sao người bị trộm chó lại bị đánh đến chết, tại sao cà phê mèo lại được ủng hộ đến như vậy, và câu hỏi lớn nhất :TẠI SAO NGƯỜI TA VẪN HÔ HÀO YÊU THƯƠNG LOÀI VẬT TRONG KHI ĐẮN ĐO NÊN MUA THỊT HAY CÁ CHO BỬA ĂN???
Trước khi phân tích cách suy nghĩ trong con người tôi cần các bạn hãy quên đi toàn bộ cảm tính trong đầu, quên nhưng thói quen hằng ngày, quên hết chỉ còn lại lý tính mà phán xét thôi.


Rồi. Cho tôi hỏi, nếu bây giờ bạn vô ý làm chết một con kiến, bạn có đau lòng như khi con chó của bạn bị mất? Chi xa vời bây giờ con chó của thủ tướng Nga chết bạn có đau lòng? Hay một con chó hay cắn, gừ bạn? Có phải để bạn đau thương thì con vật ấy phải Đủ lớn để bạn nhìn thấy cử chỉ điệu bộ và thái độ của nó, nó phải ở Đủ gần và Đủ lâu bên bạn để bạn quen nó, thấy nó hằng ngày, yêu thương nó và chính nó cũng phải yêu thương bạn thể hiện qua điệu bộ Đủ để bạn hiểu được? Thế cho nên nếu mất nó thì bạn đau lòng. Nếu nó là con chó thì khi con chó ấy bị bọn trộm chó bắt mất bạn sẽ rất bực mình, nhìn thấy quán thịt chó nào thì đều cho là lũ vô nhân đạo hay nếu có ai mời bạn ăn thịt chó thì dĩ nhiên bạn sẽ cho hắn một tát tai hoặc chửi vào mặt người đó. Phải vậy không nào? Ta sẽ để đây và tiếp tục

Bạn biết đấy khi lần đầu tôi nhìn một con kiến dưới kính hiển vi, tôi thấy nó quằn quại, chân nó bị tôi làm gãy, tôi thấy bụng nó xịt đầy nội tạng, nó như van lạy tôi tha cho, tôi thấy nó đau đớn, rồi từ từ thoi thóp, từng nhịp thở để chìm vào ‘giấc ngủ’. Ồ, dĩ nhiên nếu không có chiếc kính hiển vi thì tôi đã chả quan tâm và chỉ việc thổi nhẹ hay mặc xác nó thôi. Tôi tò mò không biết con kiến dưới kính hiển vi như thế nào nên tôi giết nó để rồi tôi đau lòng nhìn cái chết của nó. Bởi vì kiến là một loài hết sức nhỏ bé. Chúng cho dù có tình cảm thì cũng không đa dạng như con người và chắc chắc là tiếng vọng của nó khó lòng đến tai con người được.

Đó là một lần may mắn tôi chứng kiến cái chết của một con vật nhỏ bé, tôi may mắn nhưng có nhiều người không may mắn như vậy. Thế bạn đã nhìn thấy mấy ông chú, ông ba ở nhà làm gà chưa. Hay là bạn tham gia luôn. Bạn thấy, chắc chắn là thấy, ba và chú của bạn cũng thấy, dĩ nhiên rồi Nhưng điểm khác nhau là có thấu hiểu nỗi đau của nó hay không. Nó quằn quại, cổ rách toạc, máu chảy đầy khí quản, rồi khi chết rồi chúng được trụng vào nước nóng, lột sạch da, mổ bụng lấy nội tạng. Thân thể chúng bị làm sạch rồi luộc, sau đó bị băm thành nhiều mảnh, bạn ăn ngon miệng bạn, hết rồi còn xương đến lũ chó trong nhà gặm. Sao không khóc thét như khi con chó của bạn chết. À, tôi hiểu rồi, nó đâu có mừng bạn mỗi khi bạn về nhà, biểu lộ trên khuôn mặt của loài gà cũng rất kém, mà dù rõ thì chắc gì bạn hiểu được. Loài gà là một loài ít tiến hoá hơn chó, mèo. Cuộc sống của nó chỉ vì 3 mục đích sinh trưởng, tự vệ và sinh sản. Thế thì làm sao bạn yêu thương nó như con chó con mèo cưng của bạn được. Phải không nào?

Rồi. Giờ đến cá nhá. Có bao giờ bạn ngồi khóc huhu vì thấy con cá trong dĩa bị chiên cháy da, thịt trắng mềm, xương nó bị đem trộn cơm cho con chó của bạn ăn. Hẳn là ông ba sẽ cho bạn một cát tát tai và ‘mày khùng hả con’. Sao vậy, cũng là loài vật, sao lại phân biệt đối xử? Lớp cá còn kém tiến hoá hơn cả thú như chó mèo hay chim như gà. Nó xuất hiện rất sớm trên Trái Đất, thế thì còn lâu bạn mới thấu hiểu, yêu thương nó được. Chưa kể nhu cầu ăn của bạn hằng ngày thì không lẽ bạn nhịn đói để yêu thương, sống bằng yêu thương bằng liềm tin rằng mình yêu động vật à. Không, chắc chắn không.
Ai đời bạn lại đi yêu thương lưỡng cư, bò sát, côn trùng, rồi nguyên sinh, ruột khoang, bla bla. NẾU có thì phải là người rất đặc biệt.
Câu hỏi đặt ra ở đây là TẠI SAO CÓ LOÀI CHÚNG TA YÊU THƯƠNG NHƯNG CÓ LOÀI KHÔNG???
Nghĩ xem có phải hầu hết các loài mà ta yêu thương thuộc lớp Thú? Một lớp có các loài mà con người đã thuần hoá từ khi nông nghiệp hình thành, có các loài thông minh, nhanh tiếp thu, dễ dạy bảo, dễ nuôi lớn, có các biểu lộ trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể ĐỦ RÕ để con người hiểu được. Nếu phân tích nguyên nhân tại sao con người chọn những loài này để yêu thương thay vì những loài khác thì cần cả một cuốn sách lớn để lý giải. Ở đây tôi chỉ nêu một vài lý do cơ bản. Nhưng thử đặt một câu hỏi vào bên trong câu hỏi lớn ở trên :TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI VÌ NHỮNG LÝ DO ĐÓ THAY VÌ NHỮNG LÝ DO KHÁC. Ây chà làm khó quá. Nhưng mọi chuyện sẽ rất rõ ràng nếu ta thử suy nghĩ theo ‘thể chế’ sau: con người - một loài động vật tiến hoá hơn so với các loài khác - là kẻ mạnh, là một vị vua (đúng hơn là một tên hôn quân) của cả Trái Đất mà các loài khác là các thần dân. Như vậy các loài xu nịnh, chiều chuộng hắn ta, các loài hiểu cách sống của hắn, phụ thuộc hắn, yêu thương hắn, thì hắn sẽ coi trọng còn các loài không phục tùng hoặc không quan tâm tới hắn sẽ bị giết bị lợi dụng để phục vụ cho hàng tỉ lý do của hắn. Hắn thích kẻ nào thì hắn bắt kẻ đó về, hắn giết, hành hạ, lợi dụng,…Hắn cần cá để ăn? Được cá có cho hắn. Hắn đơn giản muốn giết con kiến để xem dưới kính hiển vi, con kiến ấy chết ngay. Hắn muốn làm thịt gà đám giỗ, có luôn. Hắn muốn ăn gì, thịt heo, bò, nai, hươu, hổ, báo, lợn rừng, cò, chim sẻ, tôm cua tà la túa lụa có hết. Tao là loài biết suy nghĩ nhiều hơn tụi bây, tụi bây chỉ biết ăn, lớn rồi đẻ, còn gì khác không. Tao có hàng tá lý do để sống, nhà hàng, áo quần, gia đình, con cái, cha mẹ, công việc, nhà cửa, nội thất,... nhiều nhiều nhiều lắm. Tao mạnh hơn tao có quyền. Tao muốn có cá ăn cá phải chết. Tao muốn thử vacxin ok chuột bạch nhá. Ôi chó cưng của chuỵ, mèo cưng, cá heo, chuột lang,… mấy cưng dễ thương chuỵ thích, mất thì chuỵ đau lòng, chuỵ khóc. Lũ chó, mèo, cá heo, chuột lang, khỉ các loại giống như bọn nịnh thần trong phim cổ trang vậy, xu nịnh, bám theo kè kè, ngọt ngào,... Lũ xu nịnh. Vậy ra chúng ta cứ bảo yêu thương loài vật chứ thực chất là đặc cách cho một lũ nịnh thần vừa mắt ta mà thôi.
Chúng ta luôn miệng nói yêu động vật thực chất chỉ là một phần cực kì cực kì nhỏ bị giới hạn trong một số loài thôi. Cái chính ta dựa trên một chữ :THÍCH, mình thích thì mình làm thôi, mình là kẻ mạnh, kẻ có quyền, luật cho kẻ mạnh định ra. Cá nhân tôi không ủng hộ tư tưởng này, không lẽ các cường quốc mạnh hơn nước ta thì ta phải phục tùng rồi phó mặc cho lũ cầm quyền quyết định đời ta. Dĩ nhiên là không. Nhưng thật đau lòng khi cái nhân đạo tưởng chừng như đúng đắn lại được xây dựng chủ yếu trên luật của kẻ mạnh, con người yêu thương nhau gọi là nhân đạo nhưng thực chất đó là một điều hết sức bình thường có trong hầu hết các loài vật chứ không phải gì to tát của riêng con người. Chúng ta không cảm nhận được đâu mọi người, khó lắm. Sau khi đọc xong bài này có thể các bạn sẽ thấu hiểu nỗi đau hơn một chút nhưng không thể làm cho tất cả mọi người hiểu và làm theo được. Ai cũng như vậy thì lấy con gì mà ăn, ăn chay cả lũ à, đây là một trong những lý cho cơ bản khiến đạo Phật dù tốt nhưng không phải là giải pháp tốt nhất để đem lại bình đẳng cho xã hội.
Ở đây, lúc này tôi không khuyên bạn phải làm gì, nghĩ gì cả. Tôi chỉ phần tích cho các bạn hiểu về cái nhân đạo, yêu thương mà ta vẫn từng nghĩ thật ra được xây dựng trên việc luật là do kẻ mạnh đặt ra. Những loài mà ta bảo vệ để khỏi tuyệt chủng khì không nói, nhưng nếu lấy tổng thể thì ta săn bắt chúng tuyệt chủng rồi cất công đi bảo vệ. Ta thấy được xã hội của ta với loài vật không dựa trên sự bình đẳng, vốn xã hội loài người có bình đẳng đâu, vốn Trái Đất có bằng phẳng đâu,… không có sự hoàn hảo, nhưng hoàn hảo thì không có cuộc sống. Giống như khi Kepler thay đổi suy nghĩ về việc quỹ đạo các hành tinh vốn không tròn như Ptolemy từng nghĩ. Ta biết nó không tròn nhưng ta không làm gì được nó cả. Ta biết ta đối xử với các con vật khác là không bình đẳng nhưng ta làm gì đây? Thật khó bởi cách đổi xử của ta dễ thay đổi hơn rất nhiều so với quỹ đạo các hành tinh, nhưng thay đổi như thế nào??? Chả biết, đi hỏi chúa trời đi.
Nói vậy không phải để các bạn đi nâng niu một con kiến hay con cá rồi thương tiếc nó nha :v. Kẻo vào bệnh viện sớm đấy. Các bạn nghĩ vậy là bình thường vì ‘ta yêu thương động vật’ nhưng mọi người nghĩ khác đó. Họ là số đông, họ mạnh, họ có quyền. Mà dù ta thay đổi được thì phải giải quyết vấn đề thiếu ăn, thiếu protein như thế nào đây?? Nếu ai có câu trả lời hay để giải quyết được thì chia sẻ nhá.
Con người là một thành phần trong cái tổng thể mà ta gọi là vũ trụ, một phần bị giới hạn trong không gian và thời gian. Anh ta trải nghiệm bản thân, những tư duy và cảm xúc như những phần tác biệt với những thứ còn lại. Đây là một ảo tưởng của tâm thức. Ảo tưởng này là một nhà tù cho chúng ta, giới hạn chúng ta vào những ham muốn cá nhân, những tình cảm dành cho một vài người ở gần chúng ta nhất. Nhiệm vụ của chúng ta là phải giải phóng chính mình khỏi cái ngục tù đó, mở rộng vòng tay nhân ái để bao trùm toàn bộ sinh linh và toàn cõi thiên nhiên trong cái đẹp của nó -Einstein-
Đó là quan niệm của Einstein về cách mà ta phải sống, đối xử với các loài vật và đó cũng là lý tưởng lớn nhất của đời mình. Nhưng thực sự khó mà thành công.
Mình từng đập một con chuột chết, thấy nó đau đớn cầu xin, không nỡ xuống tay, tới giờ vẫn còn ám ảnh. Mình là con trai, không đụng tới làm gà, không câu cá, không ăn mấy thịt gà khi đám giỗ,…Mình nghĩ như vậy là mình đã góp một phần bé tí tẹo tèo teo giúp cho một vài con vật không đau khổ, mình có thể thấu hiểu hơn người khác một chút. Nhưng ba mẹ cho mình là kẻ yếu đuối. Các bạn cũng nghĩ vậy phải không???

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Người cầm phấn
Mình hoàn toàn không đồng tình với bài viết này. Theo ý kiến cá nhân của mình, nó sai từ ý tưởng ban đầu.
Theo mình nghĩ, đúng là con người có xu hướng yêu thương đám thú nuôi(pet) hơn là đám gia súc, và hơn đám động vật hoang dã. Nhưng đó là vì bản chất con người(hay bất kỳ sinh vật nào nếu có tư duy) đều có xu hướng dành tình cảm nhiều hơn cho những thứ ở gần mình, có liên quan hoặc giống mình.
Ví dụ thế này, bạn nghe nói ngoài đường xảy ra 1 vụ cướp,nạn nhân bị đánh, cướp sạch tài sản, bạn có cảm nghĩ gì? "Ờ, xui nhỉ".
Sau đó đến lớp, bạn mới biết người bị cướp là đứa bạn thân, lúc này bạn có cảm nghĩ gì? "*** *** bọn khốn nạn *** ***, sao cái loại đầu trâu mặt ngựa không chết hết đi, khổ thân đứa bạn".
Tại sao cũng là con người mà bạn lại quan tâm đứa bạn thân hơn? không phải vì cậu là kẻ yếu dưới quyền , cũng không phải vì cậu ta phục vụ lợi ích của bạn, mà là vì cậu ta là người thân quen của bạn, cho nên bạn dành tình yêu thương cho cậu nhiều hơn .
Mở rộng ra 1 số ý:
Tại sao cùng là vật nuôi nhưng con người lại có sự đổi xử khác nhau? Vì con người quan niệm mỗi loài có nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta không xích cổ con lợn vào cổng và bắt nó thức đêm để trông nhà, nhưng cũng sẽ không xoa đầu, vuốt ve nó khi rảnh rỗi.
Tại sao tôi lại cảm thấy phẫn nộ khi thấy xác một con tê giác được chiếu trên TV, dù nó chẳng liên quan gì đến tôi? dù bạn chưa bao giờ gặp hay chạm vào những sinh vật quý hiếm, nhưng tần suất bạn nghe tuyên truyền về chúng trên Tv, sách báo rất nhiều.
Tại sao khi thấy một con chuột giãy chết tôi lại thấy thương cảm hơn một con cá?
Vì nó là thú có vú, nó có các đặc điểm giống bạn, nên bạn sẽ dành cho nó sự đồng cảm hơn.
Tổng kết lại cái đám lan man trong cmt của mình: Tình yêu thương là một khái niệm phức tạp, và nó có cơ chế quá phức tạp để lý giải một cách đơn giản. yêu thương loài vật cũng thế, nó có thể bao gồm nhiều cảm xúc khác nhau nhưng chắc chắn không phải là "lời nói của kẻ mạnh".
- Báo cáo

N_g_ọ_t
Mình đồng ý với ý kiến của bạn, đúng là chúng ta có xu hướng yêu thương và dành tình cảm cho những thứ gần gũi bên cạnh mình. Vd bạn nuôi 1 con chó nên bạn thấy chó thật đáng yêu và việc ăn thịt chó thật tàn nhẫn còn việc ăn cá thì thật bình thường, trái lại người nuôi cá, yêu cá sẽ thấy việc ăn cá thật độc ác còn việc ăn thịt chó lại dễ dàng hơn ... vì nó đều là cảm xúc nên thật khó để phán xét đúng sai. Mình nghĩ mỗi loài vật sinh ra đều có lý do và mục đích tồn tại khác nhau, nghe thì có vẻ kì thị nhưng đó là thực tế mà ! Giống như chuỗi thức ăn trong tự nhiên thôi, có điều đã là động vật cấp cao thì chúng ta nên biết việc nào nên làm, việc nào ko nên, nhỉ ? ^^
- Báo cáo

tam nguyen
Nếu bạn đã quyết định làm đúng với con người của mình bất kể người khác nói gì thì bạn cũng đã kg phải người yếu đuối rồi, bạn có thể thích nghi, thay đổi nhưng cũng phải có quy tắc của riêng mình :3
- Báo cáo

huytran999
Con người dùng động vật làm thức ăn hàng ngày, còn người giết động vật hằng ngày. Chuyện này là chuyện bình thường. Đối với tôi, con người có thể dùng động vật làm thức ăn hay thuốc chữa bệnh hay dùng vào việc thí nghiệm để giúp đỡ nhân loại, tôi hoan nghênh. Nhưng còn việc ngược đãi chúng, tổ chức các cuộc thi dùng động vật để "chưởng" nhau hay bất cứ việc gì nhằm mục đích thú vui thì tôi phản đối. Bạn có thể huấn luyện khỉ đi xe đạp, nhưng đừng tổ chức đấu bò hay chọi trâu, ý tôi là thế đấy. Bạn giết động vật để ăn chúng và tồn tại, bạn giết nó vì nó cứu bạn khỏi 1 căn bệnh, bạn thí nghiệm chúng bởi vì nhờ chúng mà có thể cứu hàng ngàn con người khác. Bạn cũng thể giết chúng để tự vệ. Đây là việc hoàn toàn đúng đắn.
- Báo cáo

Nguyên Tuân
đúng đối với con người
- Báo cáo

huytran999
Nói thật thì tôi khá là ghét những ai đấu tranh cho quyền của động vật. Chúng ko thể bằng con người vì chúng là nguồn sống, nếu như chúng có quyền thì con người sẽ ăn gì ? Và những người đấu tranh thì họ ăn chay hết hay sao ? Nhìn tổ chức như PETA, chả khác gì 1 lũ đạo đức giả khi đấu tranh cho quyền của động vật
- Báo cáo

Nguyên Tuân
đúng. dĩ nhiên là bọn đạo đức giả. nhưng việc đề cao con người như là loài số 1 của chuỗi tiến hoá là một điều không hay. Nếu công nhân điều đó thì nghĩ là chứng minh kẻ mạnh sẽ thắng. kẻ mạnh quyết định. vậy thì thà từ đầu nước ta đầu hàng trung quốc hay pháp Mĩ đi, cho sướng dân bớt đi. đấu tranh làm quái gì. điều đó, đối với con người việt nam hiện nay thì có hợp lý?
- Báo cáo
Genuß
Theo mình thì kẻ mạnh vẫn luôn thắng bạn nhé. Ví dụ như bạn nói về Mỹ hay TQ chẳng qua là chưa đủ mạnh, để bấp chấp sự phản đối của cả thế giới, bất chấp cái giá phải trả khi mà cái được chưa chắc đã bù đượcc cái mất......
- Báo cáo

huytran999
Chả có 1 tí tiêu chuẩn nào thực sự là đúng trong thế giới này, bởi vì nó đến từ từng người, vì vậy nó tương đối. Do vậy, tôi mới nghĩ rằng nên lấy tôn giáo làm chuẩn. Tôi ko biết bạn nghĩ thế nào, nhưng tôi thì nghĩ rằng nên lấy Thiên Chúa Giáo làm chuẩn. Bởi vì Thiên Chứa Giáo tôn vinh Chúa, Ngài đã sáng tạo ra thế giới và con người, Và Ngài đã viết 10 Điều Răn để khiến cho con người phải tuân theo nó như 1 tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Nếu Ngài nói giết người là sai, thì giết người là sai. Tôi nghĩ là ko nên đem tôn giáo vào đây, nhưng thực sự để nói về đạo đức của con người với động vật, thì phải có tôn giáo để làm chuẩn, ko thể dựa trên tiêu chuẩn do nhiều người nói hay là vì cá nhân suy nghĩ là như thế. Nếu ko có tôn giáo, ko có chuẩn mực đạo đức nhất định thì việc làm của 1 cá nhân chưa chắc là đúng hay sai do tùy theo suy nghĩ từng cá nhân. Nếu tin vào tôn giáo, cụ thể là Thiên Chúa Giáo, Chúa nói rằng con người có thể dùng động vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh hay để phục vụ vấn đề hệ trọng nhân loại thì nên làm. Không được lấy động vật làm trò tiêu khiển cho người khác. Vì vậy, đấu bò hay chọi trâu là sai. Nhưng nếu ko ai tin vào tôn giáo, thì sẽ có người nghĩ thế này, có người nghĩ thế khác, vậy ai đúng ai sai ? 1 lần nữa tôi nhắc lại, tôi ko muốn mang tôn giáo vào nhưng chuyện chuẩn mực đạo đức có liên quan đến tôn giáo. Bởi vì có nó, ta sẽ biết nó sai hay đúng hoàn toàn, chứ ko phải là 1 cách tương đối
- Báo cáo

Nguyên Tuân
quả không nên mang tôn giáo vào thật đó bạn. Thiên chúa giáo là một trong những tôn giáo tôi không hề ton trọng đâu. Nó mang tính giáo điều quá cao và từng có một lịch sử không đẹp tí nào. không nói nhiều vì sẽ gây tranh cãi. tôi không tán thành việc lấy tôn giáo làm gốc bởi vì tôn giáo dù đúng hay sai vẫn chỉ là suy nghĩ của một. một số người trần vào một thời điểm cụ thể. mà thế giới thì liên tục biến đổi. Nếu tôn giáo cũng biến đổi liên tục thì không có tính răn đe và không có ý nghĩa nhưng nếu tôn giáo khắt khe trong cả một thời gian dài thì sẽ đâm ra lạc hậu hơn nữa thế giới bây h vẫn chia năm xẻ bảy, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của từng vùng là khác nhau nên bây giờ CHƯA thế để tôn giáo lên làm đầu được. Nó cần thiết nhưng không thế là con đường đúng đắn mà ta chọn được. nói thật tôn cũng quan tâm vấn đề đạo đức từ lâu rồi. Hôm nào tôi sẽ viết một bài về suy nghĩ của tôi. ngắn gọn là phải tìm cách nào đó để các cá nhân biết cách giáo dục con của họ. mầm móng rất quan trọng. đạo đức chỉ là cái tiêu chuẩn nhưng khoogn triệt để khi áp dụng vào những người đã trưởng thành. Nên cái gốc vẫn rất quan trọng. chẳng hạn khi con bạn biết đọc mà hướng dẫn nó đọc một cuốn muồi vạn câu hỏi vì sao, những tấn lòng cao cả thì khi lớn nó sẽ nó hiểu được tấm lòng khả ái và tính yêu khoa học. nhưng rất nhiều người không hiểu việc đó, họ chỉ ăn chơi không học để dạy con. nen dẫn đến tâm lý đạo đức của cả một thế hệ trẻ hiện nay gọi là tự bơi. Những người già rồi sẽ chết, việc của ta là đầu tư vào thế hệ trẻ. không lấy một cái tôn giáo chung giáo điều luật lệ mà hướng đến ý thức của từng cá nhân, mềm dẻo tuỳ gia đình.
- Báo cáo

huytran999
Trái ngược với bạn, tôi thấy điều tốt đẹp trong Thiên Chúa Giáo. Có lẽ lịch sử về thứ gọi là Thập Tự Chinh khiến bạn ghét, cũng có thể là sự kiện khác. Tôi vốn hơn chục năm nay ko tin vào tôn giáo, tôi nghĩ tôi là 1 người vô thần, nhưng rồi 1 ngày, tôi đã thay đổi. Tôi quyết định theo Chúa và sẽ đi rửa tội. Tôn giáo răn đe con người nên và ko nên làm gì. Có niềm tin vào tôn giáo, con người khó mà phạm pháp hơn vì họ biết rằng có 1 Đấng Tối Cao đang quan sát họ. Ko ngẫu nhiên mà Thiên Chúa Giáo đứng đầu thế giới với con số 2,1 tỉ người. Tôi biết có những chuyện xấu trong quá khứ, những kẻ lợi dụng quyền lực để thực hiện những toan tính riêng. Nhưng con người Thiên Giáo Chúa thay đổi theo thời gian, nhưng những giá trị, triết lí vẫn giữ nguyên. Và theo tôi, Thiên Chúa Giáo là phù hợp nhất, ko phải bởi vì tôi thích nó, mà tôi đã xem xét qua góc nhìn chính trị, kinh tế và về mặt xã hội và mới quyết định tin vào nó. Cuối cùng, nếu ko có tôn giáo, thì mọi nhận định đạo đức chỉ là tương đối, nếu ko có tôn giáo, thì con người dễ dàng phạm pháp vì họ tin rằng họ được làm từ cát bụi, thì con người chính là Chúa, việc gì có thể khiến 1 con người sống tốt nếu như họ nghĩ rằng ko có ai sẽ trừng phạt họ nếu họ làm điều xấu ? Nếu như ko có Chúa, các chuẩn mực đạo đức sẽ dựa vào đâu ? Từ số đông hay từ 1 cá nhân nào đó có tiếng nói ? Và nếu ko có Chúa, thì tôi sẽ là kẻ xấu, vì làm kẻ xấu dễ hơn làm người tốt, tôi sẽ toan tính hại người, vì tôi biết rằng tôi chỉ làm từ cát bụi, khi tôi chết sẽ ko có ai phán xét tôi, ko có ai trừng phạt tôi. Thực sự đúng là ko nên mang tôn giáo vào, nhưng thứ gì liên quan đến niềm tin, thì đều có mặt tôn giáo ở đó, các chuẩn mực đạo đức dựa trên tôn giáo, chứ ko phải là suy nghĩ của số đông hay 1 cá nhân nào đó
- Báo cáo

Nguyên Tuân
không hẳn. có hàng tá thứ mà Thiên Chúa Giáo ko tốt hiện nay. tại sao có thể tin một thứ mà chưa ai thấy chưa ai kiểm nghiệm. chả phải Ptolemy đã đề ra thuyết địa tâm và được thiên chúa giáo ủng hộ hơn 1000 năm. làm sao những con người thời ấy có thể tin mà không có câu hỏi nào. cuộc sống luôn luôn vận động không ngừng. cho tôi hỏi THiên chúa giáo có phân cấp ko. Chúa trời lớn nhất đúng ko, tạo ra vũ trụ đúng ko. rồi có chúa cha và nhiều vị thiên thần cũng như ác quỷ khác. cho tôi hỏi một tôn giáo có phân cáp giai tâng như vậy có đáng tin. chả phải con người ta đang cố gắng hướng đến một xã hội công bằng bình đẳng sao. thế cái tôn giáo đã không bình đẳng thì làm sao mà tin được. tin một cách mù quáng. tôi nghĩ thiền, ăn đạm bạc như Phật giáo còn tốt hơn là mỗi chủ nhật đi lẽ nhà thờ. chưa phán xét việc giáo lý có đúng không nhưng từ khi sinh ra tới giờ nó đã thay đổi bao nhiêu thứ, bao nhiêu làn cũng đủ cho tôi nghi ngờ. Như đã nói. tôi không cho rằng tôn giáo là lựa chọn tối ưu để quyết định đạo đức của con người. đến cả nền giáo dục hiện nay còn hướng đến từng cá nhân thì tại sao mọt tôn giáo có thể lấy giáo điều đi giáo dục cả một tập thể mà mỗi con người có mỗi ước mơ, suy nghĩ, đam mê riêng cơ chứ
- Báo cáo
Salomonz123
Bạn có thể cho tối biết cụ thể Công giáo ''giáo điều và không đáng tôn trọng'' ở chỗ nào chứ. Cảm ơn bạn
- Báo cáo

Ngừ ào
Yếu hơn không có nghĩa là cam chịu. Mạnh hơn không có nghĩa là có quyền.
- Báo cáo

Hop Nguyen
Thích nghi hoặc thay đổi.
Trong chuyện này mình sẽ thích nghi làm 1 vị hôn quân.


- Báo cáo

Hưng Lê
Đoạn này sao mà giống một trích đoạn trong truyện kinh dị quá: "Bạn biết đấy khi lần đầu tôi nhìn một con kiến dưới kính hiển vi, tôi thấy nó quằn quại, chân nó bị tôi làm gãy, tôi thấy bụng nó xịt đầy nội tạng, nó như van lạy tôi tha cho, tôi thấy nó đau đớn, rồi từ từ thoi thóp, từng nhịp thở để chìm vào ‘giấc ngủ’. Ồ, dĩ nhiên nếu không có chiếc kính hiển vi thì tôi đã chả quan tâm và chỉ việc thổi nhẹ hay mặc xác nó thôi. Tôi tò mò không biết con kiến dưới kính hiển vi như thế nào nên tôi giết nó để rồi tôi đau lòng nhìn cái chết của nó." 😥😥
- Báo cáo