Tôi xin hứa với các bạn, tôi chắc chắn nằm trong top những người Việt Nam đầu tiên nghe cái bài hát quái đản này vì cái lí do gì nó pop lên Youtube của tôi tôi cũng chả hiểu nổi. Tôi đã cười, cười đến đau cả a-mi-đan, chảy nước mắt nói không nên lời. Và khi tôi gửi nó cho vài người bạn thân vào lúc khoảng 11h trưa, tôi không ngờ nó lại trở thành một hiện tượng kì lạ khi tôi chợp mắt và dậy lúc 4 giờ chiều.

 Vậy tại sao một bài hát đơn giản chỉ có 3 từ ghép lại trên nền nhạc cực sung với hình ảnh một lão trung niên mặc đồ "hổ báo" nhún nhảy lại thành công như thế?

 Hãy nói đến lời bài hát... I have a pen, I have an apple, ugh, apple-pen.... I have a pen, I have pineapple, ugh, pineapple-pen... Apple-pen, pineapple-pen.... Pen-pineapple-apple-pen.... (Tòn tọt tén ten tòn tọt tén ten...)

 Nó có nghĩa gì không? Không... Nó có dễ nhớ không? Quá dễ... Chinh vì vậy mà nó hài hước đến một cách kì cục, và nếu không muốn nói là kì diệu không chừng khi nó gây nghiện thôi rồi. Đâu cần phải có những gì hoành tráng, đầu tư triệu bạc hay scandal gì cả, và chẳng cần lời bài hát thâm sâu gây sốc hay cá tính gì hết, sự đơn giản chiến thắng tuyệt đối trong trường hợp này. Trong marketing, ngắn gọn, gần gũi, dễ nhớ và đặc trưng là đã đủ để một sản phẩm "imprint" với khách hàng, và bài hát này thì cả một đứa bé bập bẹ mới học tiếng Anh hoàn toàn có thể nhớ được, thì đừng hỏi sao người lớn không bị ám ảnh chứ :))

 Piko Taro, tác giả bài hát hay với cái tên thật là Kosaka và là một DJ đã tự mình bảo cả bài hát thật sự là một màn beat box ông ta nghĩ bừa, tự cười khi ghép lời. và rồi khi thành clip thì nó viral khủng khiếp khắp nước Nhật- vốn được biết đến với những trào lưu từ đẳng cấp quái lạ cho lên đến "biến thái" (như hồi cái trò liếm nắm đấm cửa). 

 Và tất nhiên với youtube, 9gag v.vv thì cái clip bựa hàng này ra thế giới và mọi người nhún nhảy theo là chuyện sớm muộn thôi. Dẫu sao giải trí chút cũng là điều tốt mà nhỉ?

 Tôi đi đổi nhạc chuông đây....

 PPAP, tòn tọt tén ten tòn tọt tén ten...