Đây là địa điểm mà ở đấy cách nhanh nhất để bạn đi gặp một người đó là ra ngoài không gian?
Thật vậy, điểm Nemo cách xa đất liền đến nỗi, những người thường xuất hiện gần đó nhất chính là các phi hành gia ngoài không gian. Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) có quỹ đạo cách Trái đất tối đa 416km, trong khi vùng đất có người sinh sống trên Trái đất gần nhất cách điểm này 2.700km - là đảo Pitcairn (một hòn đảo của Anh).

Địa điểm này có tọa độ 48°52.6′S 123°23.6′W. Cách nhanh nhất và duy nhất để tới nơi này chính là tàu thủy. Và nếu bạn ngồi trên con tàu nhanh nhất thế giới, thì bạn vẫn mất tới hơn 15 ngày để tới đây.

Tại Point Nemo, các dòng hải lưu chính của đại dương cũng không chảy qua, dẫn tới không có nguồn dinh dưỡng nuôi sống hệ sinh vật biển. Vì lý do đó, hệ sinh vật biển ở đây khá nghèo nàn, khiến ngư dân các nước không mấy khi tiếp cận khu vực quanh Point Nemo để đánh bắt hải sản.

"Nghĩa trang" vũ trụ:

Các cơ quan vũ trụ của Nga, Châu Âu và Nhật Bản từ lâu đã sử dụng nơi này như một "bãi rác", đơn giản vì nơi này cách rất xa khu dân cư và hiếm khi có tàu thuyền qua lại. Có hơn một trăm tàu vũ trụ ngưng hoạt động đã hạ cánh ở khu "nghĩa trang" này, từ vệ tinh và tàu chở hàng cho đến cả trạm không gian đã ngừng hoạt động Mir.

Khoảng 250 - 300 tàu vũ trụ, hầu hết đã bị cháy rụi khi bay xuyên qua bầu khí quyển trở về Trái đất, được thiết lập đường bay đáp xuống và vĩnh viễn nằm lại Point Nemo. Tới nay, vật thể lớn nhất từ vũ trụ được đưa đến nghĩa địa này là phòng thí nghiệm không gia MIR nặng 120 tấn của Nga vào năm 2001.

Bí ẩn liên quan đến điểm Nemo

Năm 1997, các nhà hải dương học đã ghi nhận được một âm thanh bí ẩn dưới 2000km phía đông điểm Nemo. Phát hiện này vừa khiến người khác phấn khích, vừa mang lại lo sợ. Âm thanh "Bloop" thậm chí còn lớn hơn tiếng phát ra từ một con cá voi xanh - dẫn đến một nghi ngờ, liệu nó có được phát ra bởi một loài quái vật biển nào đó?

Tuy nhiên, tiếng "Bloop" (*) đã được xác nhận rằng nó được tạo ra bởi một tảng băng. Khi một tảng băng lớn bị nứt và gãy, nó tạo ra một loại âm thanh tần số thấp, nhưng rất lớn. Những bản thu âm từ các trận tuyết lở cũng cho ra kết quả tương tự với tiếng "Bloop" ấy.
(*) : Bloop một loại âm thanh dưới nước có tần số cực thấp và tiếng ồn cực lớn đã được Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ phát hiện vào năm 1997. Âm thanh này phù hợp với những tiếng ồn do băng nứt gãy thành những tảng băng lớn, hoặc những tảng băng lớn cào đáy đại dương.
Nguồn: Tham khảo Internet
-------------------------
Sci&Tech Project - Dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh trên khắp cả nước có niềm đam mê với khoa học và công nghệ. Dự án sinh ra với sứ mệnh mang lại cho mọi người những cái nhìn mới mẻ về khoa học và công nghệ.

Chi tiết liên hệ:
Website: https://scitechprojectvn.wixsite.com/home
Facebook: Sci&Tech Project - S&TP
Spiderum: Sci&Tech Project
Email: [email protected]
SĐT: 0886449565 (Nguyễn Đình Bắc)
Đọc thêm: