Ai cũng biết có 6 châu lục chính như sau:
Châu Úc (Australia)
Châu Nam Cực (Antarctica)
Châu Á (Asia)
Châu Phi (Africa)
Châu Âu (Europe)
Châu Mỹ (The Americas)
Nhưng bạn có biết tên gọi của các châu lục này từ đâu mà có? Bài viết này sẽ giải thích nguồn gốc những cái tên này.

 Châu Úc (Australia)


Châu Úc là quê hương của loài Kangaroo và chiếc kèn Digreridoo. Châu lục này thực ra đã có tên là Terra Australis Incognita từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm Châu Âu khám phá ra nó. Tại thời điểm đó, người ta tin rằng có một vùng đất vô cùng rộng lớn về phía nam của Trái Đất, với một nền khí hậu dễ chịu và những con người văn minh. Tên gọi này có nghĩa là “Southern (Australis) Unknown Land” (Vùng đất không xác định ở phía nam). Châu Úc được xem là chính vùng đất huyền thoại này vào một khoảng thời gian trong lịch sử nhân loại.
Chúng ta thường gọi lục địa này với cái tên Châu Úc, bởi vì kích cỡ của nó quá khổng lồ so với những hòn đảo nằm ở xung quanh. Tuy nhiên, khi gom vô số những hòn đảo nằm trên Thái Bình Dương này lại với nhau, cả khu vực này được gọi là Châu Đại Dương (Oceania).


 Châu Nam Cực (Antarctica)


Trường hợp của Châu Nam Cực cũng tương tự như Châu Úc. Có một khoảng thời gian các nhà thám hiểm cho rằng hai châu lục này nối liền với nhau. Đến được Châu Nam Cực thực sự rất khó khăn, vì các thuyền gỗ của các thế kỉ trước rất dễ bị hỏng trước nước đá và thời tiết xấu. Cái tên Châu Nam Cực có nguồn gốc ngôn ngữ từ thời xa xưa. Người Hy Lạp cổ đại tin vào một thế giới cân bằng. Và cuối cùng, cực bắc (Arctica) sẽ phải có một nơi đối xứng với nó, nên được gọi là nam cực (Ant-arctica).
Sự thật là băng tại nam cực đang tan rất nhanh. Và đây chính là lí do khiến cho hòn đảo Maldives đang bị chìm xuống biển theo thời gian.

 Châu Á (Asia)


Trong ngôn ngữ của người Assyrian cổ đại, phía đông, là phía mà mặt trời mọc lên, được gọi là Assu. Những người Hy Lạp cũng dùng từ này để chỉ tất cả những thứ gì nằm ở phía đông của quê hương họ. Ban đầu, cái tên này được dùng để chỉ cho duy nhất một bán đảo của châu lục này (người ta gọi bán đảo này là Asia minor – tức Tiểu Á), nhưng qua thời gian, nó được dùng để gọi toàn bộ phần còn lại của châu lục.

 Châu Phi (Africa)


Trước đây, Châu Á và Châu Phi được xem là một châu lục duy nhất. Dù sao thì hai châu lục này vẫn được nối với nhau bởi bán đảo Sinai (một bán đảo có hình tam giác thuộc Ai Cập). Qua thời gian, cái tên Libya trở nên quá phổ biến đến mức nó được dùng để chỉ bất cứ thứ nào nằm ở phía nam của Hy Lạp. Sau khi người La Mã đánh chiếm Carthage (một tỉnh nay thuộc phía bắc của Tunisia), nó được gọi là Châu Phi Mới (New Africa). Sau những cuộc đánh chiếm tiếp theo, cái tên này dần được dùng để chỉ cả vùng Bắc Phi và cuối cùng là cho cả châu lục.
Các bạn sẽ hỏi cái tên Africa (Châu Phi) nghĩa là gì. Điều này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng đó có thể là tên của một tộc thuộc Libya, gọi là Ifri.

 Châu Âu (Europe)


Có một thần thoại về vị thần của người Hy Lạp, thần Zeus.
Có một lần thần Zeus đã biến thành một con bò và bắt cóc công chúa của người Phoenician, tên là Europa tới đảo Crete, một hòn đảo của Hy Lạp. Ở đây, Zeus đã quyến rũ Europa và có con với nàng. Đầu tiên là Crete, sau đó là phần còn lại của Hy Lạp, và cuối cùng là cả châu lục được gọi là Châu Âu (Europe, theo tên của công chúa bị Zeus bắt cóc). Trước khi có thần thoại này, người Phoenician đã lấy từ Europe để chỉ hướng Tây.
Người Phoenician gọi hướng mà mặt trời lặn là Erob (tối tăm, buổi tối). Lúc đầu chủ yếu là để chỉ khu vực phía nam của Hy Lạp. Qua hàng thế kỉ, người ta cứ mặc định gọi những gì nằm ở phía bắc của Châu Phi là Châu Âu


 Châu Mỹ (The Americas)


Năm 1942, Columbus khám phá ra Caribbean. Ông ta gọi mảnh đất mà mình tìm được là West-Indies (Tây Ấn), vì ông đang muốn tìm ra Ấn Độ. Những cuộc khám phá sau này đã chứng minh ông đã sai. Cùng thời gian đó, Amerigo Vespucci đã thực hiện những cuộc khám phá kĩ lưỡng phần bờ biển phía Nam Mỹ. Sau một thập kỉ du hành, ông kết luận rằng mảnh đất mới được khám phá này là một châu lục riêng biệt. Ông ta là người đầu tiên nói ra điều này. Một thợ vẽ bản đồ người Đức đã gợi ý rằng nên gọi châu lục này là Amerigo. Vì Asia, Africa và Europe là tên của những người phụ nữ, họ đổi phần cuối của Amerigo, thành America (Châu Mỹ).
Khám phá của Amerigo đã làm cho tên tuổi của ông trở thành bất tử.
Lưu ý: sẽ có nhiều tài liệu phân tách Châu Mỹ thành hai châu lục riêng biệt là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nhưng bài này mình gộp chung là một do có mục đích là giải thích nguồn gốc tên gọi.
Nguồn: Quora / Thuviquanhta.

-------------------------
Sci&Tech Project - Dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh trên khắp cả nước có niềm đam mê với khoa học và công nghệ. Dự án sinh ra với sứ mệnh mang lại cho mọi người những cái nhìn mới mẻ về khoa học và công nghệ.

Chi tiết liên hệ:
Website: https://scitechprojectvn.wixsite.com/home
Facebook: Sci&Tech Project - S&TP
Spiderum: Sci&Tech Project
Email: [email protected]
SĐT: 0886449565 (Nguyễn Đình Bắc)