Được lấy bối cảnh vào những năm 1950, Reynolds Woodcock, một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng với những sản phẩm dành cho những người thuộc tầng lớp quý tộc, cũng như là những người thuộc gia đình hoàng gia khắp Châu Âu. Nghề thiết kế thời trang, đặc biệt là những bộ váy của ông, xuất phát từ người mẹ quá cố của ông. Để có được có được sự thuận tiện  trong công việc hằng ngày của mình, người chị Cyril Woodcock, là người quản lý mọi hoạt động trong công việc của Reynolds cũng như là cuộc sống của ông. Ngài Woodcock đã tạo ra những bộ váy đầm tuyệt đẹp, khiến người phụ nữ nào cũng phải mê thích những sản phẩm của ông, có một cô gái còn nói rằng giá như cô còn được chôn sống dưới đống dây vải mà ngài Woodcock đã dùng để tạo ra những sản phẩm của ông. Trong thời hậu chiến vào những năm 50, thì các công việc chính, đặc biệt là đối với những người làm cùng ngành như Woodcock, thì đa số công việc của bọn họ đều được thực hiện ngay tại nhà. Với tính cách khó gần gủi,  cộng thêm việc bị ám ảnh bởi cái chết của mẹ ông, Reynolds luôn luôn cố gắng đẩy mọi người tránh xa ra khỏi mình.


Woodcock là một người vô cùng thời trang, khi ngay từ những cảnh đầu tiên, chúng ta được chứng kiến ông dùng tay để vuốt bộ tóc “muối tiêu” của ông, được thấy chà chiếc giày George Cleverly được làm riêng cho ông, đôi tất gối màu tím đậm, cộng thêm bộ áo vest Anderson and shepard lịch lãm, những thứ này một phần đã làm nên tính khí và phong cách của ông, một người cầu toàn trong mọi vấn đề.
Không chỉ là một người cầu toàn, Reynolds còn là một thiên tài, khi ông đã tự thiết kế ra bộ váy đầu tiên cho mẹ ông năm 16 tuổi. Tuy nhiên, tài năng của ông cũng mang lại cho ông một vài bất lợi, khi ông rất khó gần gủi với những người xung quanh và dường như chỉ có thể hoàn toàn tin tưởng vài người chị gái Cyril. Woodcock không chấp nhận những người có ý kiến trái chiều hoặc là khác trên từng sợi chỉ của ông- đối với Reynolds, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nên nếu những tiếng cọc cạch trên bàn ăn đều có thể gây mất tập trung cho Reynolds trong việc dùng bữa sáng, và nếu bữa sáng không tốt, thì ngày hôm ấy, đối với ông sẽ là một thảm họa.  


Và rồi một ngày, mọi thứ bắt đầu thay đổi sau khi ngài Woodcock gặp một cô bồi bàn  xinh đẹp với cái tên Alma trong một lần đi công tác của ông. Họ bắt đầu yêu nhau và Alma chuyển tới nhà để sống cũng như là để làm việc cùng với Reynolds. cô còn là người chăm sóc cho Reynolds mỗi khi ông ngã bệnh. Cô cứ như là một nguồn năng lượng cũng như là nguồn động lực mới cho Reynolds. Cô sẵn sàng hy sinh bất cứ thứ gì cho ông. 
Nhưng, như đã nói ở trên, Woodcock là một người cực kỳ khó tính, nên việc mà ông hay nổi giận với Alma là chuyện dễ hiểu khi cô làm sai một thứ gì đó, thậm chí là một thứ rất nhỏ như là trát bơ lên miếng bánh mì. Tất nhiên, với cái tính thích tự cô lập bản thân và chỉ quan tâm đến quan tâm của mình, thì khó thể nào để mọi người có thể tiếp cận Reynolds, Alma ban đầu cũng vậy, cô cho phép ông ấy làm bất cứ thứ gì với cô hoặc thậm chí là còn khinh thường vị trí của cô, bởi Alma là một người khá thụ động. Thậm chí khi bọn họ đã là một cặp tình nhân, Alma vẫn thường bị Reynolds chỉ trích vì lối nhìn cuộc sống của cô.


Một trong những cảnh hay nhất của bộ phim là cảnh khi bọn họ dùng bữa tối, với ý định làm Reynols bất ngờ cũng như là muốn có được nhiều thời gian hơn với ông, thậm chí là đã bị phản đối bởi Cyril. Trong cuộc trò chuyện ấy, họ đã tuôn ra hết những cảm xúc, tâm tư trong thời gian bên nhau, khi Reynolds nói rằng Alma cũng chả khác gì một kẻ quấy rối, còn Alma thì thừa nhận cô là một con ngốc khi suốt ngày cứ phải đứng chờ một người. Trong một mối quan hệ đau đớn như vậy, Alma quyết định sẽ bẻ gãy cái tôi to lớn của Reynolds, rằng đằng sau những thứ tài sản giàu có và cái tính cách của ông thì ông cũng là một con người yếu đuối và dễ đoán. Đối với tất cả mọi người phụ nữ mà Reynolds từng quen thì những mối quan hệ đó chỉ dừng lại ở những thứ như sắc đẹp, sự nổi tiếng, sang chảnh,..., nhưng ngược lại với những mối quan hệ trên, Alma mang lại cho Reynolds một thứ gì đó, một thứ gì đó ấm áp, đấy là những kỷ niệm cũ về người mẹ đã khuất của ông. Và rồi, chúng ta được thấy một màn twist trên màn ảnh: khi Alma quyết định đầu độc Reynolds để ông ngã bệnh và có thể chăm sóc ông, cũng như là để chứng minh rằng cô xứng đáng trong mối quan hệ với ông. Nhưng điều điên rồi ở đây chính là Reynolds đã biết Alma đã đầu độc ông và ông cực kỳ thích nó và ông có thể trở lại trên giường thư giản và được “người mẹ” chăm sóc.



Ngay từ những giây phút đầu tiên, ta biết rằng Reynolds là một con người rất mạnh mẽ, nhưng làm vậy để có thể che đậy lớp vỏ sâu bên trong ông, một người yếu đuối. Alma là người đầu tiên chứng kiến được điều đó khi cô đã hoàn toàn bẻ gãy cái tôi của ông, đấy cũng chính là lý do vì sao ông đã định kết thúc mối quan hệ với cô, nhưng rồi lại giữ cô ở lại. Cô ta là “bóng ma sợi chỉ (phantom thread)” khi đã biến Reynolds trở lại là một đứa trẻ được mẹ mình chăm sóc, ông sẽ không tin tưởng bất cứ ai ngoài cô. Đây là một trò chơi điên loạn khi cô cứ sẽ khiến Reynolds bệnh và rồi khỏe lại để ông sẽ “đi tìm” cô và bọn họ sẽ vẫn ở bên nhau. Bởi vì đối với Alma, giải mã được bài toán mang tên Reynolds Woodcock sẽ khiến cuộc sống của cô chả còn gì là bí ẩn.
Có thể theo nhiều người thì kết của bộ phim này không hay hoặc chưa hoàn chỉnh nhưng với mình thì khác. Bộ phim còn nói lên vòng luân hồi của thời trang và những nhà thiết kế, khi bọn họ phải luôn bắt kịp xu hướng để có thể làm hài lòng người tiêu dùng, cũng như là việc nó đang ăn mòn con người thật bên trong ta - mối quan hệ của Woodcock và Alma cũng vậy hai bọn họ đã rơi vào một mối quan hệ cộng sinh và rằng chúng đang che đậy con người họ. Nhân vật Reynolds Woodcock còn đại diện cho khái niệm “thời trang” và những bất lợi của chúng. Nó cũng muốn nói lên sự nguy hiểm sự trang trọng về vật chất- trong khi cũng đang muốn thể hiện một quan hệ hạnh phúc.



Đối với mình, có lẽ Phantom Thread là một trong những bộ phim về thời trang mà mình thấy hay nhất, khi nó đã cho mình một trải nghiệm khi xem phim cực kỳ “nghệ thuật” với từng nét camera trên màn ảnh của đạo diễn Paul Thomas Anderson, với những chiếc trang phục tuyệt đẹp ở những thập kỉ trước. Thật buồn khi Daniel Day-Lewis đã chia sẻ rằng đây là vai diễn cuối cùng trong sự nghiệp của ông, mình nghĩ đấy là vì chuyện gia đình, tuy vậy, ông vẫn để lại cho ta một vai diễn cực kỳ xuất xắc của mình. Và đấy là cảm nhận của mình về Phantom Thread, mọi người thì sao.