Trước khi vào bài viết: bạn hãy test 1 vài câu hỏi dưới đây:

Giới thiệu:

Thú thật, tôi bị trầm cảm, nhưng nguyên nhân không phải đến từ việc lướt Facebook, Tiktok cả ngày để rồi đêm đêm mắng nhiếc cho sự lười biếng của bản thân, cũng không phải là nghiện game hay porn . Nếu các bạn đã xem bài viết của bạn Hayden Lee ( Tôi nhận ra tôi không hề bị trầm cảm), thì bài viết của tôi dù có nói đến vấn đề trầm cảm nhưng lí do cốt lõi thì lại khác hoàn toàn.
HÌnh ảnh được trích từ bài viết của Hayden Lee. Tất cả các đề mục trên dều không phải là nguyên nhân dẫn tới depression mà tôi sẽ đề cập đến ở bài viết
HÌnh ảnh được trích từ bài viết của Hayden Lee. Tất cả các đề mục trên dều không phải là nguyên nhân dẫn tới depression mà tôi sẽ đề cập đến ở bài viết
Bài viết của tôi đề cập đến một nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến sự trầm cảm cực nhanh và dễ dàng hơn nhiều, không ai khác, chính là: TOXIC - PRODUCTIVITY - một phong trào đang chiếm xu thế hiện nay (nói 1 cách dễ hiểu là các bạn theo đuổi sự nghiệp hay công việc một cách tiêu cực làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh cũng như sức khỏe của các bạn đang dần chuyển biến theo trạng thái tiêu cực - đại loại như nghiện công việc). Tôi cũng mới biết đến thuật ngữ này mới tuần trước mà thôi, thông qua góc nhìn của 1 anh chàng youtuber tên Nguyễn Duy Thành cũng khá là nổi trong cộng đồng gen Z, nhưng mình thấy anh này chân thành , thiết thực và đầu tư vào content nhiều khi xem qua 1 loạt video của các bạn khác : chị Sunhyun, .... Cụ thể, 1 video của anh Duy Thành có thể phải mất đến cả 7, 8 tiếng , phần lớn là nghiên cứu và ngẫm các tài liệu đa dạng, đặc biệt là các video liên quan đến lịch sử tài chính vì những video này đòi hỏi thông tin phải được chính xác và mô hình kinh doanh rất phức tạp . Tôi đã xem qua các video về vụ lừa đảo lịch sử mang tính vĩ mô như Enron hay đại khủng hoảng kinh tế 2008, tôi thấy anh Thành hầu như là không dành quá nhiều sự tập trung vào vẻ ngoài ( style, edit những bức ảnh đẹp,..) , mà ảnh đầu tư thời gian vào nội dung các thể loại video này, nên nếu bạn là người muốn tìm hiểu về nền kinh tế tài chính hay cần biết những chiến lược mà thế hệ trước đây đã vận hành thì mình nghĩ anh Duy Thành sẽ là 1 sự lựa chọn phù hợp cho các bạn. HIện tại thì anh này có làm thêm mảng triết học và bình luận về sách ( tất nhiên là những cuốn mà anh đã đọc), khi đã đúc kết xong ý chính của nội dung cuốn sách thì sau đó anh này còn đưa ra quan điểm cá nhân của mình, đồng tình và không đồng tình ý kiến nào trong cuốn đó. Vì vậy khi xem nội dung của anh, tôi cũng biết nhiều quan điểm mới mẻ đồng thời có góc nhìn đa chiều hơn và đó cũng chính là lí do tôi dành cả tâm huyết vào bài viết này . Quan điểm mới đã soi sáng cho tuổi trẻ bồng bột và tôi muốn chia sẻ góc nhìn này đến nhiều bạn đọc hơn để rồi tôi không phải nói câu tiêu đề với các bạn đến tận lần hai. Xin nói luôn, vì anh Thành là nguồn cảm hứng duy nhất cho tôi trong chủ đề này nên một vài chi tiết tôi sẽ mượn từ anh để làm rõ quan điểm của mình và giúp các bạn hình dung rõ hơn chủ đề mà tôi sẽ nói đến nó như thế nào
Nguyễn Duy Thành (30 tuổi).  Là 1 du học sinh thạc sĩ ngành tài chính ở Ireland
Nguyễn Duy Thành (30 tuổi). Là 1 du học sinh thạc sĩ ngành tài chính ở Ireland

Toxic Poductivity, Hustle Culture , Workaholism là gì?

Sơ lược về Toxic Productivity
Làm! Làm! Làm ! Làm nữa! Làm mãi . Đây có phải là câu châm ngôn tiên phong trong những video hay cuốn sách mang phong thái slef- improvement ( tự phát triển bản thân) hay không? Rõ ràng là vậy, và các bạn đang dần chìm đắm vào những nội dung như thế và trở thành nạn nhân của toxic productivity hay có thể nói là Hustle Culture hoặc Workaholism cũng chẳng sai . Các từ này nó mang nghĩa như nhau thôi các bạn ạ, đều nói đến những con người dành hết cuộc đời họ cho công việc, tham vọng và sự nghiệp, có vẻ họ đã lụy công việc, cả bạn và tôi cũng thế (sad but true). Để biết bạn có nhiếm văn hóa này không thì một lát sau sẽ có vài câu hỏi để kiểm tra.
Toxic Productivity cũng có nghĩa là bạn chỉ dành rất ít thời gian để nghỉ ngơi, thời gian đó thực sự là nghỉ ngơi chứ không dùng công nghệ hay đọc sách vì lúc đó bạn đã cạn kiệt năng lượng, sau những phút ít ỏi đó, bạn lại lao đầu vào công việc cứ như thể công việc sẽ thưởng vài liều ma túy khi bạn dành thời gian nhiều cho chúng vậy. Đúng, không thể nào tách ra được, và khi tách ra rong 1 khoảng thời gian có thể dài hoặc không ( thường thì không), các bạn lại tự trách bản thân là mình quá lười, vô dụng và không thể nào thành công. Xin chúc mừng, bạn đã sở hữu tấm vé tiến thẳng vào một trong những dấu hiệu của nghiện công việc. Ví dụ như thế này, bạn có 24h mỗi ngày, bạn lập to-do-list từ A đến Z, trong list đó bạn chỉ được nghỉ tối đa 1 đến 2 giờ ( cho giờ tắm và sinh hoạt cùng gia đình là giờ nghỉ luôn vì những hoạt động này không cần suy nghĩ hay tập trung), còn lại là công việc bao gồm học tập, học kĩ năng xyz, tập thể dục, học ngoại ngữ. Không quan trọng list của bạn có hợp lý với hoàn cảnh của bạn hay không, mà hãy để ý kĩ xem, các bạn chỉ có 10 tiếng để nghỉ bao gồm giấc ngủ 8 tiếng, và 14 tiếng để bộ não hoạt động hết công suất, thật không thể tưởng tượng nỗi! Đấy là chưa kể đến thời gian các bạn gặp gỡ bạn bè hay trò chuyện cùng chị em, mà những người nghiện công việc thì làm gì có tính đến khoảng thời gian ấy vào danh sách việc làm trong ngày đâu!
Tại sao Hustle Culture ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta
Có thật là mạng xã hội và các bài viết tạo động lực giúp chúng ta phát triển?
Câu hỏi chính xác hơn phải là tại sao Hustle Culture hay Workaholism ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới như thế?. Mình thì không thấy 1 dẫn chứng chính xác nào về sự xuất hiện của văn hóa này. Nhưng mình thấy nó đã bùng nổ mạnh mẽ đồng thời với sự thành công vang dội của mảng công nghệ hiện đại, là nơi điều khiển ý thức nhân loại hiệu quả nhất trong lịch sử ( hơn cả sách), là nơi cho phép chúng ta đăng những gì ta muốn, mặc cho những gì ta biết là chính xác hay là ảnh hưởng của sai lệch thiên kiến nhận thức. Chẳng hẳn các bạn biết Elon Musk là ai đúng không, Elon Musk đã được anh Duy Thành cho là 1 ngôi sao sáng trong chủ nghĩa nghiện việc. Đại khái là Musk có đăng lên twitter 1 dòng chữ như thế này
Tạm dịch: Có vô vàn cách để làm việc, nhưng không một ai có thể thành công nếu chỉ làm 40h/tuần - tương đương với 8 tiếng đi làm từ thứ 2 đến thứ 6)
Tạm dịch: Có vô vàn cách để làm việc, nhưng không một ai có thể thành công nếu chỉ làm 40h/tuần - tương đương với 8 tiếng đi làm từ thứ 2 đến thứ 6)
Sau đó có 1 comment hỏi số giờ chính xác để thành công là bao nhiêu thì Musk đã phản hồi lại rằng : " Tùy thuộc vào mỗi cá nhân,nhưng duy trì ở khoảng 80h/tuần (làm 11 tiếng cả tuần), giờ tối đa để dành cho công việc sẽ hơn 100 đôi lúc. (100h/tuần = Làm 14 tiếng cả tuần). Hồi cái thời ngộ độc self-hep thì tôi còn đồng tình với quan điểm này, giờ thì đỡ rồi.
Và dưới Musk cũng có 1 cái bạn đưa ra lời nhận xét mà tôi khá là đồng ý, cũng là tiền đề để mình đặt câu hỏi " mình cày như thế này rồi có cảm thấy bản thân tốt hơn chút nào hay chưa?", hay là " Ông có phân biệt được thời gian làm việc hiệu quả với thời gian ông ở trên văn phòng không?, chúng không tỉ lệ thuận với nhau!"
ảnh đã qua Google dịch , thứ lỗi vì mình lười dịch 1 câu dài quá, vừa hay lại thấy em Google biết tuốt dịch cũng mượt phết nên là lấy luôn bản dịch này.
ảnh đã qua Google dịch , thứ lỗi vì mình lười dịch 1 câu dài quá, vừa hay lại thấy em Google biết tuốt dịch cũng mượt phết nên là lấy luôn bản dịch này.
Ảnh gốc cho bác nào muốn đọc English version
Ảnh gốc cho bác nào muốn đọc English version
Tôi mới xài Facebook cách đây 2 tháng , mà chỉ để cho hoạt động ngoại khóa và đọc truyện thư giãn thôi chứ không có bạn bè hay gia đình biết tài khoản này cả, họ đến giờ vẫn nghĩ là tôi không dùng Facebook cơ đấy, lâu lâu chán quá nên lên nền tảng này xem có gì giải trí không. Lướt một hồi, giải trí đâu thì không thấy, chỉ thấy tiêu cực và sự hổ thiẹn lấp đầy thời điểm ấy. Tôi chụp cho các bạn xem những gì tôi thấy khi lướt Facebook vài phút, mà ắt hẳn nhiều bạn đã quen với chuyện đó rồi, nên đành ra chai luôn trước những nguồn thông tin như thế, đến giờ tôi vẫn còn nhớ mấy cái video quay cảnh mấy bạn học sinh cày đề, học bài xuyên đêm rồi chèn thêm cái nhạc truyền động lực cả những quote vào video ấy, cũng may là bản thân kịp thời thoát ra sự điều khiển của mạng xã hội, nếu không thì giờ này bài viết này đã không tòn tại và có lẽ chứng trầm cảm của mình còn nghiêm trọng hơn thế.
Luôn thúc đẩy ta phải tập trung phát triển bản thân nhưng nỗ lực như thế nào mới hiệu quả thì lại không ghi:))
Luôn thúc đẩy ta phải tập trung phát triển bản thân nhưng nỗ lực như thế nào mới hiệu quả thì lại không ghi:))
Chị tôi xưa bị mấy cái này dắt mũi nè. Chị ấy làm nhân viên dọn dẹp cho một homestay nước ngoài với mục đích để cải thiện trình độ tiếng anh. Cuối tháng họ trả vài cọc ba đồng, không đủ sống qua ngày nên chị tôi nghỉ rồi :)).
Chị tôi xưa bị mấy cái này dắt mũi nè. Chị ấy làm nhân viên dọn dẹp cho một homestay nước ngoài với mục đích để cải thiện trình độ tiếng anh. Cuối tháng họ trả vài cọc ba đồng, không đủ sống qua ngày nên chị tôi nghỉ rồi :)).
Toxic-productivity dã tác động tiêu cực đến nhân loại như thế nào
Chúng ta đang nhìn thành công của người khác chỉ với một đôi mắt cùng tầm nhìn hạn hẹp
Tôi sẽ đưa ra 2 nhân vật mà có lẽ mọi người ai cũng biết đến nhờ thành công vang dội của họ

Elon Musk

Đứng đầu phải nói đến Elon Musk - 1 gã tỷ phú sống chết với công việc, có người nói ông ấy là gã điên, nhưng cũng có thành phần cho rằng "thiên tài" mới là từ ngữ phù hợp với ông ta, tùy quan điểm từng người. Tôi ngưỡng mộ sự cống hiến ông ta dành cho công việc! Tôi cũng đã học dược nhiều điều từ vị tỷ phú này, vì dù ông ta có bị điên như lời đồn chăng nữa thì thành công của ông ấy đến từ sự nỗ lực và ông đã trải qua rất nhiều thất bại để có được ngày hôm nay. Nhưng sự tôn trọng mà tôi dành cho Musk không có nghĩa là tôi luôn đồng tình với bất cứ quan điểm của ông ta đưa ra. Các bạn có biết ông ấy làm 120h/tuần - cuộc sống của một con "nghiện việc" đích thực không. Là 17 tiếng cho 1 ngày và không nghỉ ngày nào trong tuần. Ông ấy nói ông dành 6 tiếng để ngủ - khoảng thời gian quá ít để bộ não nghỉ ngơi. Người bình thường như ta, làm và học cũng chỉ tốn 8- 10 tiếng mà cả não và cơ thể đã mệt rã người, nói gì đến 1 người dành hơn 17h mỗi ngày cho sự nghiệp như Musk
Thực tế là không chỉ có tôi thấy bất thường về cách làm việc của ông ngay sau khi biết được số giờ mà ông cống hiến cho công việc, tôi nghĩ ngay cả chính bản thân Elon Musk cũng đã nhận thức tình trạng của bản thân khi ông thừa nhận ông mất ngủ thường xuyên , phải dùng đến thuốc an thần và đã tiêu thụ 1 lượng lớn caffein từ những cốc cà phê để ông làm việc hiệu quả hơn :
Musk cho biết ông đã làm việc 120 giờ mỗi tuần và chưa có một tuần nghỉ ngơi nào kể từ năm 2001, khi ông bị sốt rét. "Có những lúc tôi không rời khỏi nhà máy trong vòng 3 đến 4 ngày - những ngày đó tôi không hề đi ra ngoài" - Musk nói - "Vì điều này, tôi không thể gặp lũ nhóc của mình. Và bạn bè nữa".Tờ Entrepreneur từng có một bài viết về lịch làm việc không mấy lành mạnh của Musk hồi tháng Năm. Có vẻ như Musk - người chỉ cho phép bản thân một chút thời gian tham dự đám cưới anh trai trước khi chạy vội về nhà máy Tesla để dự các cuộc họp - đã mang đến một nghĩa mới cho từ "workaholic" (tham công tiếc việc). - Báo Nhà Đầu
Sau khoảng thời gian dài làm việc cường độ cao năm, Elon Musk từng chia sẻ ông cảm thấy kiệt sức và từng phải dùng đến thuốc ngủ. - Theo báo , và rất nhiều thông tin khác
The same year, he told the New York Times that he spent his birthday at the Tesla offices. "All night — no friends, nothing," he told the publication. - Báo Business Insider

Vũ Thị Vân Anh

Mới gần đây có nổi một câu chuyện cô bạn Vũ Thị Vân Anh trở thành thủ khoa toàn quốc, lời đầu tiên phải nói đến là chúc mừng bạn này và hy vọng sự nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp nhiều hơn thế nữa, khi mà nghe tin thời gian bạn này dành cho việc học vất vả thế nào.
Để giữ sức bền khi học, nữ sinh không thức quá khuya, hàng ngày thời gian học buổi tối của Vân Anh thường kết thúc lúc 23h, song em lại dậy khá sớm từ 4-5h sáng để học bài giúp ghi nhớ tốt hơn. - Trích từ báo VOV, HOABINHTV và SVVN.TIENPHONG
. Tôi không biết là nguồn thông tin này có đúng hay không , và tôi có đọc qua một bài viết nói về bạn này chỉ ngủ khoảng 1 tiếng rồi dậy học bài tiếp - này thấy phi logic quá nên là không đăng lên đây. Thực tế thì các bài viết nó đâu có truyền động lực cho bạn nhiều đến thế, cá nhân tôi thấy những thông tin này xem chút ít thì còn vui và tạo động lực chứ lướt chục bài hết 8 bài như này thì nó toxic thật sự. Tại vì sao mà tôi nói chúng độc ? Bạn thử đi ngủ vào 23h đêm và thức dậy vào 5h xem có thực sự là bạn ghi nhớ tốt hơn không, tôi thi ngủ 23h và dậy 5h30 mà não tôi phải nạp caffein hay đi tắm nước lạnh mới tỉnh nổi đây này, còn không thì dậy sớm cũng chỉ ưu tiên việc nhà chứ học chẳng vô đầu được chữ nào đâu các bạn ạ, cáng học càng buồn ngủ chứ nói gì đến nhớ nhung ở đây. Mỗi người có những bộ gen cùng khả năng riêng biệt, vậy nên không thể nói rằng mình không thể học bài đến tận 23h và thức dậy sớm như bạn này để học được nên suy ra là mình thua kém hơn người khác (:)?). Ấy vậy mà chúng ta - con búp bê chính trị hay con rối của mạng xã hội, lại bị những thông tin này tiêm nhiễm vào đầu như thể đó là nghĩa vụ cần phải thực thi hằng ngày nếu không muốn chết khô trong cái xã hội này vậy.
Nếu như nguồn thông tin này đúng thì bạn này chỉ có 6 giờ để ngủ mỗi ngày ( bằng Musk) và có thể nhớ tốt với thời gian ngủ như thế thì có lẽ bạn hoặc Musk hoặc cả hai đã thuộc top người may mắn sở hữu bộ gen đặc biệt với khả năng ngủ ít nhưng năng suất vẫn như người bình thường, thậm chí là tốt hơn đấy nhé!. các nhà khoa học nói rằng chỉ số ít người mới có được bộ gen đặc biệt này và bộ gen này giúp họ ngủ ít hơn đa số nhưng vẫn cảm thấy tràn đầy năng lượng vào hôm sau, đó là lí do những người này it mắc các vấn đề liên quan đến sự mệt mỏi từ giấc ngủ kéo theo 1 tâm trạng tích cực và gia tăng năng suất. Nhưng đâu phải ai cũng có được ban cho thứ đặc ân dó. Nếu trừ nhóm thiểu số này ra, mọi người có biết rằng thiếu ngủ 1 tiếng mỗi ngày và đến ngày thứ 8, não bộ của các bạn sẽ bị ảnh hưởng như thể các bạn đã không ngủ cả 1 ngày không ? Bill Gates thành công vang dội đến vậy mà ông vẫn hối tiếc về số giờ ông đã dành cho việc ngủ đã quá ít ỏi hồi niên thiếu. Các bạn nói chăm chỉ như thể rồi cuối tuần ngủ bù cũng chả sao ( có chắc là không sao không?), sự thật thì bạn có ngủ bù bao nhiêu vào cuối tuần thì não bộ của bạn vẫn đang chết mòn bởi tác hại của thiếu ngủ trước đó quá lớn, một ngày không thể làm được trò trống gì đâu, và nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ngủ bù vào những ngày cuối tuần như thế lại càng gây hại nghiêm trọng đến bộ não của bạn hơn bởi vì các bạn dậy trễ vào chủ nhật thì thứ hai rất khó để thức dậy sớm đi làm (đồng hồ sinh học đã bị rối loạn), có dậy đi nữa thì cơ thể cũng trong trạng thái gù gà gù gật mà thôi , tôi nói đúng hay không thì có lẽ các bạn phải tự kiểm chứng thôi, chứ tôi thấy tôi đã từng trải qua giấc ngủ bù này rồi và đúng là thế thật.
Giấc ngủ chiếm 1 phần 3 cuộc đời, vậy nên nó rất quan trọng, nếu có thời gian tôi sẽ viết riêng về mảng này, tóm tắt sơ lược thì các bạn không đủ nhận thức để nhận ra giấc ngủ quan trọng đến như nào đâu. Tôi muốn các bạn đọc chậm, dài cho 1 bài viết, hiểu sâu sắc quan niệm của tác giả về vấn đề đó và đưa ra quan điểm cá nhân về góc nhìn đó để mà nhớ lâu hơn và cải thiện critical- thinking cho bản thân . Đọc tài liệu trên online thì nó mỏi mắt và các bạn phải kiên trì dữ lắm, tại vì Google chỉ kiểm tra xem web đó có đảm bảo tiêu chuẩn của nó hay đó có phải là 1 trang web an toàn hay không, chứ Google nó đâu có thời gian mà lọc ra thông tin nào chính xác, thông tin nào không,. Vì vậy, tra cứu tài liệu online về giấc ngủ sẽ đưa các bạn đến bài viết đa dạng mà không rõ tính chuẩn xác của nó. Thay vì đấy, Tôi giới thiệu mọi người cuốn sách này để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của 1 giấc ngủ đủ và chất lượng. Nếu các bạn không có thời gian để đọc thì có thể xem qua đúc kết rõ và dễ hiểu nhất của anh Thành.

Là cuốn sách về giấc ngủ đầu tiên được viết bởi chính một chuyên gia khoa học hàng đầu, giám đốc Trung tâm về Khoa học Giấc ngủ Con người của trường Đại học California, Berkeley
Là cuốn sách về giấc ngủ đầu tiên được viết bởi chính một chuyên gia khoa học hàng đầu, giám đốc Trung tâm về Khoa học Giấc ngủ Con người của trường Đại học California, Berkeley
Lịch trình của bạn có phải hiện thân của Workalism không?
Đúng là sau một thời gian tách rời self-help thì bản thân thấy nó vô lý thật sự. Giả sử lấy cột mốc 80h/ tuần, cho các bạn tràn đầy năng lượng tuổi trẻ và siêng năng cày nốt ngày cuối tuần, vây thì mỗi ngày phải dành ra 11 tiếng để bộ não hoạt động. 24 giờ tổng - 11 tiếng cho học và làm - 8 tiếng ngủ - 1 tiếng nấu ăn ( có gia đình hay không thì cũng phải nấu ăn mà) - 1 tiếng ăn trưa, sáng, tối - 1 tiếng để tập thể dục và tắm rửa - 30 phút dọn nhà mỗi ngày = 1 tiếng rưỡi (1.5h). Lịch trình này vẫn thể hiện 1 cuộc sống lành mạnh khi vẫn có đủ 8 tiếng để ngủ và 30' mỗi ngày cho việc tập thể dục. Đấy là chưa kể đến các bạn cần thời gian để giải lao sau khi cạn kiệt năng lượng và thời gian dành cho gia đình, và đặc biệt là các bạn phải tuân thủ đúng hệt số giờ các bạn dành ra cho mỗi hoạt động. Liệu có khả thi?
Schedule của cá nhân tôi hiện tại , thời gian  dành ra cho việc học là 9 tiếng  và nếu tính thêm cả làm thì là 13 tiếng. Dù đã bỏ bộ phim Peaky Blinders đang xem dở và không thêm thời gian trò chuyện vs bạn bè để hoàn thành deadlines đã đề ra nhưng cuối cùng tôivẫn không thể , tại vì căn bản cái schedule này đã vô lý ngay từ đầu rồi
Schedule của cá nhân tôi hiện tại , thời gian dành ra cho việc học là 9 tiếng và nếu tính thêm cả làm thì là 13 tiếng. Dù đã bỏ bộ phim Peaky Blinders đang xem dở và không thêm thời gian trò chuyện vs bạn bè để hoàn thành deadlines đã đề ra nhưng cuối cùng tôivẫn không thể , tại vì căn bản cái schedule này đã vô lý ngay từ đầu rồi
Tôi đã không liên lạc với bất cứ ai trong vòng 1 tháng, gia đình rủ đi Đà Nẵng để ngắm pháo hoa cũng từ chối nốt, nhưng mà những gì đọng lại trong đầu tôi sau 1 ngày làm việc là không buồn thì cũng mệt quá mà ngủ thiếp đi. Thật sự không hề có nhiều ảnh hưởng tích cực như chúng ta nghĩ . Ví dụ các bạn làm việc chăm chỉ 1 ngày thì ngày mai ắt hẳn các bạn sẽ rất sung sướng và tự hào về nỗ lực hôm trước của mình, nhưng cứ liên tục theo đuổi công việc ngày này qua tháng nọ, các bạn đã quen với tần số làm việc cao độ rồi, và khi bạn lỡ nghỉ giải lao vượt quá thời gian bạn quy định hay vừa trải qua 1 cuộc hẹn với đám bạn, các bạn sẽ dễ dàng trách mắng bản thân và suy nghĩ tiêu cực lắm. Đại loại kiểu :" Lẽ ra dành thời gian đó cho việc axbc thì tốt hơn là nằm ườn ra đấy, mình chán bản thân quá, cứ thế này thì sao mà tốt lên được!". Câu nói này thực tế là lấy từ tôi đấy ạ, giữa cái hè dao động 38-40 độ ,cao điểm vào buổi trưa thì cơ thể tôi thực sự quá mệt, tôi không thể cưỡng lại sự quyến rũ của chiếc giường xinh xắn và kết quả là tôi lỡ mắt chìm vào giấc ngủ kéo dài 1 - 2 tiếng( mượn câu tôi lỡ chân tôi té ấy). Giật mình tỉnh dậy, thấy mình ngủ đã quá thời gian cho phép ( thời gian quy định là 30' thôi), vừa buồn vừa hận bản thân nên tôi tát vào mặt để cho mà tỉnh ra mà nhận thức về sự vô kỷ luật của bản thân. Mà thời tiết thì nóng quá, giữa trưa nếu tiếp tục học bài thì não tải không nổi, cũng buồn vì học có vô đâu, tôi để cái bảng dưới đây cho dễ hiểu. Đây là lí do chính khiến tôi trầm cảm đấy ạ!
Kiểu gì chẳng buồn
Kiểu gì chẳng buồn
Vậy có cách nào khác để nhận biết bạn đang là nạn nhân của chủ nghĩa công việc này không?
Có muôn ngàn cách để nhận biết xem bạn có phải đang là nô lệ cho Hustle Culture không, tôi tóm tắt được vài điều khi đọc tài liệu, từ chia sẻ của người khác và cả chính trải nghiệm thực tế của bản thân mình.
Có cái lịch trình như của tôi ở trên thì đoán 50% bạn có nguy cơ mắc bệnh nghiện công việc rồi đấy. Nửa còn lại sẽ do nhiều yếu tố khác :tham vọng cao nên các bạn mới ghi ra như thế, nhưng mà không hoàn thành chúng thì các bạn cũng chả sao.
Bạn không hài lòng với bản thân khi phạm giờ quy định cho mỗi kế hoạch . Ví dụ: Bạn lập ra 10 việc cần làm trong ngày và chỉ hoàn thành có 8 việc thôi, thay vì vui mừng vì tasks được lập ra đã hoàn thành hơn một nửa, bạn lại trách bản thân tại sao không nỗ lực hơn để hoàn thành nốt 2 công việc còn lại không -> rất là tiêu cực đúng không?
Bạn tự nhận xét bản thân cần có thêm thời gian cho công việc nhiều hơn là khoảng thời gian tán gẫu với bạn bè hay thư giãn cùng gia đình. Mặc dù thời gian bạn dành bạn dành cho đám bạn hay anh chị em có nhiều đâu? Tin nhắn đã bị mạng nhiện bao quanh ngoại trừ những cái liên quan đến công việc, hay đã lâu rồi ( mình cho 2 tuần là khá lâu) bạn đã ra ngoài thư giãn hay trò chuyện với ai chưa?
Bạn bị một cuộc chơi thu hút, và thế là bạn quyết định đi chơi xả xì trét một lát, chỉ một lát thôi. Chơi được tầm tiếng trở lên, về nhà lại than thân trách bản thân sao quá dễ dãi mà bỏ quên công việc mà cuốn theo cuộc chơi vô nghĩa. rồi tự nhủ bản thân từ nay sẽ tránh xa các cuộc vui
Thấy bài viết khen bạn A đạt giải , bạn B start-up thành công, bạn C nhận du học bổng toàn phần của trường top đầu nào đó,... rồi bắt đầu suy nghĩ tiêu cực về bản thân , tự cho rằng cá nhân mình còn quá lười, phải tăng giờ học và làm việc lên nữa trong khi các bạn vẫn dành 1 lượng giờ cho công việc (từ 8 tiếng trở lên là mình thấy nhiều rồi nhé mà còn tăng thêm nữa thì.....)
Lấp đầy thời gian rảnh bằng các một khóa học hay ngôn ngữ nào đó mà không để cho bản thân nghỉ ngơi ( vấn đề này mình sẽ phân tích rõ hơn ở phần sau )
Bạn cho rằng sự thăng tiến trong công việc , 1 địa vị cao và sở hữu khối tài sản kếch xù là chìa khóa then chốt để nhận được sự tôn trọng của mọi người và có một cuộc sống viên mãn?
Bạn có nhận thấy sức khỏe và tâm trạng của mình đang tụt dốc không phanh không ? Hay thời gian cho bản thân của bạn đã rối tung lên rồi. Bạn bỏ bữa ăn để tập trung vào công việc, bạn chẳng màng quan tâm đến cơ thể hay sắc thái khuôn mặt sau hàng giờ chìm đắm vào công việc
Bạn đang có vấn đề về các mối quan hệ ( bạn bè, gia đình, bố mẹ), bạn dần đánh mất sự tin tưởng cho họ và bù đắp bằng cách đạt được sự an toàn hoặc địa vị tài chính thông qua công việc. Hay nói tóm gọn là bạn đang bị stress bởi môi trường xung quanh và công việc sẽ là 1 điều gì đó tuyệt vời để bạn tạm quên những nỗi buồn này
Nếu các bạn đang mắc phải ít nhất 1 trong 9 cái dấu hiệu này thì bạn cần phải xem lại kế hoạch hằng ngày của mình đã ổn hay chưa , và cần thiết hơn nữa là nhìn nhận lại thái độ của mình về công việc trong những ngày qua
"Mình phải làm gì để lấp đầy khoảng thời gian đó đây?"
ans: Đi chơi đi !
Nếu có ai đó hỏi tôi câu này, tôi sẽ thẳng thừng trả lời làm việc mày thích đi hoặc đi ra ngoài chơi cái gì mày muốn đi!, sở dĩ tôi nói điều này vì tôi muốn lặp lại câu nói này đến mọi người : "Ôi bạn ơi! Làm gì để rồi sau này hối hận!".
Tại sao ta lại cố lắp đầy những khoảng thời gian trống bằng việc học một cái gì đó mới với niềm hy vọng nhỏ nhoi rằng chúng sẽ giúp ta trong tương lai. Học đàn, học online course, học kỹ năng giao tiếp, học mọi thứ chỉ trong 1 khoảng thời gian trống ngắn hạn và tự mãn rằng mình thật chăm chỉ. Lối tư duy như vậy không khác gì bảo rằng mình học 1 khóa luyện nói tiếng Anh chỉ trong vài giờ và tự tin rằng giao tiếp bằng tiếng anh chỉ là chuyện nhỏ! Giả sử các bạn đọc hết 1 quyển sách " Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" rồi trở lại vòng lặp như mọi ngày, không dám đàm phán , không thử trò chuyện với bạn mới, không dám mở miệng xin chị chủ quán trà sữa 1 ống hút mới chỉ vì " ngại".
Một ví dụ điển hình hơn là học ngoại ngữ đi, bạn học ngoại ngữ để làm gì? Để giúp cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn? Đúng là ngoại ngữ giúp con người trao đổi thông tin với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn, nhưng bạn học Tiếng Trung thì bạn có hiểu người Mĩ nói gì không? Thế mà vẫn cố gắng bơm vào đầu một loạt thứ ngôn ngữ mới trong khi chẳng có lí do gì ta phải học nó. Bạn nói sau này có thể nó sẽ có ích, vậy thì bạn đang mắc một sai lầm lớn trong nhận thức. Bộ não chỉ nhớ và quen những gì chúng ta làm thường xuyên , đó là lí do các bạn cấp 3 không thể nào nhớ hết các kiến thức cấp 2, ngoại trừ 1 vài công thức họ đã giải đi giải lại nhiều lần. Nếu có thời gian rảnh và giữ tính nhất quán cho việc học ngoại ngữ đó thì là không sao ( chưa đề cập đến việc có áp dụng được chúng hay không nhé), nhưng hầu hết chúng ta đâu có thể đam mê với điều gì dó chúng ta không giỏi và cũng chẳng tìm thấy lí do hiện tại để theo đuổi chúng. Ta có 1 lần để sống, tại sao không tận hưởng một chút thời gian ít ỏi để vui chơi mà lại dán chặt mình vào những tasks vô bổ một cách mù quáng? Vì tôi và cả bạn, Musk đều đang có sự nhầm lẫn tai hại giữa số lượng và chất lượng.
Số lượng có tỉ lệ với chất lượng?
Xin bạn đừng nhầm lẫn với câu nói :" Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất". Tôi lấy ví dụ như thế này cho nó nó dễ hiểu. 1 ly cà phê sữa phù hợp với hầu hết người Việt Nam sẽ chứa 70% cà phê , 30% đường. Nếu tăng lượng sữa lên 50% thì cà phê sẽ chỉ còn 50% , ta nói sự thay đổi về lượng sữa để pha cà phê đã làm thay đổi về chất của cả ly cà phê ( ta sẽ thấy nó ngọt hơn mọi ngày). Nhưng sự thay đổi về lượng sữa này không nói lên chất lượng của ly cà phê đó , hầu hết ta sẽ nếm và cho rằng nó quá ngọt. Vì vây, chưa có một bằng chứng khoa học cụ thể nào phát hiện ra sự kỳ diệu của tăng số giờ làm việc sẽ dẫn đến năng suất công việc tốt hơn.
Không chỉ vậy ,số liệu thống kê cho thấy chất lượng công việc được biểu hiện như hình 1 đã cho biết Nhật Bản đứng thấp nhất trong G7 (7 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới ) , trong khi số giờ công dân Nhật dành cho công việc lại cao hơn hẳn các nước như Pháp (France), Ý (Italy), Canana, Đức (Germany) và chỉ đứng sau Mỹ (U.S.A)
Chất lượng của công việc của G7
Chất lượng của công việc của G7
Số liệu này tôi thấy nó không đúng chính xác như ở wiki ( link mình để dưới). Nhưng nó có chung đặc điểm là Japan có số giờ làm việc chỉ sau Mỹ trong G7 và Mexico là nước làm việc nhiều nhất . Thêm một điều  thú vị nữa là Việt Nam mình đứng 12 trong danh sách này với 2,174.35 h/ năm trong khi Nhật Bản đứng thứ 43 với con số 1,738.36 h / năm . nghĩa là người  việt mình gấp 1,25 lần số giờ làm việc so với Nhật đó các bạn. Nhưng mà kinh tế của ta năm đó vẫn thấp hơn Nhật
Số liệu này tôi thấy nó không đúng chính xác như ở wiki ( link mình để dưới). Nhưng nó có chung đặc điểm là Japan có số giờ làm việc chỉ sau Mỹ trong G7 và Mexico là nước làm việc nhiều nhất . Thêm một điều thú vị nữa là Việt Nam mình đứng 12 trong danh sách này với 2,174.35 h/ năm trong khi Nhật Bản đứng thứ 43 với con số 1,738.36 h / năm . nghĩa là người việt mình gấp 1,25 lần số giờ làm việc so với Nhật đó các bạn. Nhưng mà kinh tế của ta năm đó vẫn thấp hơn Nhật
Các bảng số liệu này cho ta được điều gì. Mình lấy Nhật Bản làm ví dụ cho câu hỏi " liệu số lượng có tỉ lệ với chất lượng?". Và như ta thấy, chíng chẳng hề tỉ lệ thuận với nhau. Cơ bản là vì số giờ làm việc của họ đã vượt ngưỡng 6-8h/ tuần ( mức làm việc hiệu quả của hầu hết các quốc gia)
Bảng thống kê vào năm 2015 cho thấy số giờ dành cho công việc đạt mức bao nhiêu thì chất lượng công việc đạt đến đỉnh điểm . Nhièu bảng số liệu cho 7h là tốt nhất nhưng số khác như Mỹ thì cho rằng 8h mới đem lại năng suất cao nhất. Nhìn chung thì rơi vào khung 7h-8h
Bảng thống kê vào năm 2015 cho thấy số giờ dành cho công việc đạt mức bao nhiêu thì chất lượng công việc đạt đến đỉnh điểm . Nhièu bảng số liệu cho 7h là tốt nhất nhưng số khác như Mỹ thì cho rằng 8h mới đem lại năng suất cao nhất. Nhìn chung thì rơi vào khung 7h-8h
Bảng số liệu tại Mỹ cùng năm 2015
Bảng số liệu tại Mỹ cùng năm 2015
Tuy nhiên, thông tin đã được cập nhập lại, tại thành phố Gothenburg, Thụy Điển đã tiến hành thí nghiệm số giờ thực sự để mọi người đem đến năng suất cao nhất cho công việc. Thí nghiệm được thực hiện 2 năm, với chính sách giảm số giờ làm việc còn 6h / ngày và liên tục trong 4 ngày. Năng suất đã được chứng minh rõ rệt tại bản số liệu dưới đây. Họ cho biết người dân ở đây có thể hạnh phúc hơn , yêu đời hơn và dĩ nhiên là hiêu quả công việc cũng sẽ tăng lên
* Các bạn đừng nhầm lẫn hiệu suất công việc cho nhóm 40h+/w cao hơn nhóm kia thì nghĩ rằng là tôi nhầm lẫn gì nhé. Nhóm 40h+/w chỉ hơn nhóm còn lại có 2% mà thôi. Trong khi người làm việc ở nhóm vàng có thể tận hưởng cuộc sống hơn, không chỉ vậy , thời gian cho thí nghiệm này vẫn còn quá ngắn nhưng đã cho thấy năng suất không cách xa nhau mấy của nhóm above 40h/w và nhóm 20-30h/w. Khi người ta phân tích dữ liệu thống kê, chúng bao gồm nhiều yếu tố khác (thời gian thực hiện, nơi chốn,...)chứ chỉ duy nhất con số , phần trăm hay sự chuyển biến chẳng nói lên được gì.
January, 2020. Data shows that the average productivity rate for people who work eight or more hours a day is 86%, whereas for people with a six-hour workday it’s 84%.
January, 2020. Data shows that the average productivity rate for people who work eight or more hours a day is 86%, whereas for people with a six-hour workday it’s 84%.
Once again, data shows that more hours don’t translate into higher productivity. This supports the findings from one of our previous studies that showed that the most productive people are actually those who take more breaks and thus, overall, spend fewer hours at the computer, i.e., ”work less”. So, recalling the recent initiative by the Prime Minister of Finland to introduce a six-hour, four-day workweek is an idea worth supporting and companies in other countries might want to give it a try, too.”– Artis Rozentals, CEO of DeskTime
Túm cái váy lại, một loạt bảng dữ liệu chỉ để cho chúng ta thấy rằng làm việc càng nhiều không đồng nghĩa ta càng giỏi. Nếu như định luật này đúng thì đã không tồn tại 1 quy luật phổ biến 80/20. Và không phải cứ gắng chèn thêm 1 khóa học hay kĩ năng mới là cho rằng chúng ta sẽ tiến bộ hơn. Hãy thử hỏi xem khóa học, ngoại ngữ mới bạn đã học trước đây trong thời gian rỗi đã giúp ích cho bạn được gì chưa, hay bạn có nhớ được ít nhất 1/4 bài học mà bạn đã bỏ thời gian đầu tư cho nó chưa? Tôi thấy thời gian đó đi chơi, tận hưởng cuộc sống thì đời ý nghĩa hơn hẳn đấy

Work to live, not live to work
Vậy làm thế nào để giảm chứng nghiện việc này?
1/ Hạn chế tiếp xúc nội dung mang tính self-help quá nhiều hay motivated post trên Facebook
Self- help ít thôi các bạn. Vì chủ đề của chúng cũng chỉ quanh đi quanh lại các câu : " Kỷ luật, dậy sớm, tự tin vào bản thân, hoài bão lớn,..". các bạn đọc lần đầu thì chúng có thể có ích vì ít nhiều cũng tạo động lực cho bạn sau những ngày đắm chìm vào các thói hư tật xấu. Nhưng đọc nhiều thì tốn thời gian lắm. Thà lựa cuốn sách chuyên ngành để đọc thì có khi chúng hỗ trợ cho các bạn nhiều hơn trong sự nghiệp tương lai hơn là các cuốn self-help đấy. Vậy nên mình nghĩ self-help chỉ phu hợp cho những bạn mới bắt đầu hành trình cải thiện bản thân thôi, còn với nhóm đang và đã giữ một lối sống lành mạnh thì nên đầu tư vào kiến thức hay mối quan hệ hơn là những nội dung truyền động lực trong self-help nhé.
Về phần các content trên Facebook như video thức đến tận khuya để học bài hay học 12 tiếng như các bạn xứ Trung thì các bạn nên tỉnh táo và suy xét cẩn thận liệu chúng có thực sự bổ ích hay không nhé! Nhỡ như các bạn trong video đã ngủ ngày rồi học vào ban đêm cho nó yên tĩnh thì sao, và cả 1 video ngắn không thể nói lên chất lượng công việc hay học tập của bạn đó. Tôi học bài 1 tiếng vào buổi sáng, 1 tiếng vào chiều và 2 tiếng vào tối rồi tôi cắt ghép 3 cái giờ học này thành 1 đoạn video ngắn và nói rằng tôi học từ sáng tới tối thì chả lẽ các bạn tin tôi thật à? Vậy nên đừng tin những video truyền cảm hứng quá nhiều, vì chúng chưa chắc phù hợp với bạn đâu.
2/ Ra ngoài học những điều mới
Việc ra ngoài với người thân hay bạn bè nó không hải là điều gì đó quá xấu xa và tốn thời gian, có thể kiến thức của nhũng người này sẽ hỗ trợ ta trên chặng đường phát triển thì sao. Giao lưu với bạn bè sẽ cho ta biết những ngôi trường nào chất lượng hay các kiến thức mà ta chưa hề biết, với gia đình sẽ cho ta những góc nhìn mới mẻ và trưởng thành hơn. Cuốn sách tự đề " The power of regret" - Daniel Pink đã cho mình một sự thật thú vị rằng điều hối tiếc nhất của phần lớn chúng ta khi về già đó là không dành nhiều thời gian cho gia đình và những người bạn tốt. Nếu các bạn còn gia đình và may mắn có được những người bạn chất lượng, hãy dành thời gian với họ nhiều hơn trước khi họ xa bạn mãi mãi.
3/ Viết
Mỗi ngày dành 5 phút ghi những điều bạn cảm thấy biết ơn ( tôi hạnh phúc vì tôi vẫn có thể thở được, tôi vui vì hôm nay tôi vẫn có thể đi được, tôi vẫn may mắn hơn những con người phải đối mặt với chiến tranh hằng ngày,..) Những điều cơ bản này ít ai trong chúng ta để ý nhưng mà chúng sẽ trở nên thứ quý giá nhất khi ta không còn sở hữu các đặc ân này. Cách này đã có nhiều người giới thiệu và chúng sẽ hiệu quả cho những bạn đang nhiễm Hustle Culture ngay lúc này, khi mà các bạn quá tiêu cực về bản thân.
Tôi thấy mấy giải pháp này nó hơi mang khuynh hướng self-help, tại vì tôi cũng đang trong quá trình thoát ra văn hóa này nên có lẽ giải pháp được đưa ra nó có thể không hiệu quả với nhiều người đâu. Thay vì cứ cố tìm các giải pháp, các bạn nên hiểu được bản chất cùng tác hại nghiêm trọng của workalism và biết rằng thời gian dành cho công việc không tỉ lê thuận với hiệu quả công việc là đủ để các bạn khăc phục tình trạng này rồi. Vì chỉ có chuẩn đoán chính xác về căn bệnh này và nguyên nhân gây ra nó thì các bạn mới đưa ra giải pháp đúng được.

Tổng kết:

Xin lỗi vì ngôn ngữ còn hạn chế, khả năng viết lách còn yếu kém nên bài viết sẽ nhàm chán đôi chút. Nhưng tôi đã rất tâm huyét cho bài viết này , tôi đã dành 6 tiếng trong vòng 3 ngày từ sáng tạo nội dung đến tìm bằng chứng rồi xem đi xem lại xem kiến thức mình có hổng hay sai ở đâu không. bài viết này chỉ giúp ích cho 1 bạn thôi thì đối với tôi đó cũng là 1 sự thành công vang dội rồi.
Đây là 1 phần nội dung trong cuốn sách tôi sẽ xuất bản, nếu bạn nào có duyên đọc bài này của tôi, hãy đưa ra góc nhìn của riêng bản thân về vấn đề này cũng như xem xét kiến thức của tôi có bị sai lệch dưới góc độ chuyên môn của bạn về vấn đề này không nhé!

Your satisfaction is my happiness

* Đây là trang google sheet tổng hợp các câu trả lời của tất cả mọi người từ bài test trên. Mình để ở đây để các bạn sẽ trung thực hơn khi đưa feedback .