Nữ quyền là như thế nào nhỉ?
Gần đây mình rất thường hay nghe cụm từ này, “ Nữ quyền”. Người người, nhà nhà đấu tranh cho nữ quyền, cho quyền lợi của người phụ...
Gần đây mình rất thường hay nghe cụm từ này, “ Nữ quyền”. Người người, nhà nhà đấu tranh cho nữ quyền, cho quyền lợi của người phụ nữ nói riêng và hướng tới sự bình đẳng giữa các giới nói chung. Đối với lớp ta, một tập thể với 23 đóa hồng tươi thắm thì theo mình, nữ quyền là một phạm vi kiến thức mà mình nên và cần phải tìm hiểu để bảo vệ quyền lợi của chính ta.
Đầu tiên, ta cần phải hiểu đúng về nữ quyền trước đã. Người Việt Nam ta hay hiểu sai về cụm từ này, nữ quyền không phải là phủ nhận nam giới, cũng hoàn toàn không bênh vực một chiều về phía phụ nữ. Đúng thật là phần đông các hoạt động đấu tranh cho nữ quyền có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hướng tới sự bình đẳng về cơ hội việc làm, học tập, tham gia chính trị, đời sống gia đình và cá nhân của tất cả các giới. Có thể xung quanh bạn, phụ nữ không bị đối xử khác biệt nhưng số liệu cho thấy ở Việt Nam, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại âm ỉ và quan niệm “ trọng nam khinh nữ “ vẫn còn được tin tưởng và áp dụng ở rất nhiều gia đình Việt Nam. Dù ở Việt Nam hiện nay, phong trào nữ quyền nổi lên như một hiện tượng xã hội, nhưng vì sự thiếu hiểu biết hay không hiểu rõ hoàn toàn phạm trù ý nghĩa của nữ quyền mà một số người có những phát ngôn, suy nghĩ sai lệch về vấn đề này. Và chúng ta, những người phụ nữ tương lai, những người mẹ, người bà tương lai phải chịu trách nhiệm tìm tòi và hiểu rõ về phong trào này để tìm cách ủng hộ và đề cao nó. Trước hết nữ quyền không phải là ghét nội trợ. Đấu tranh cho nữ quyền không phải là cổ vũ phụ nữ đi làm, kiếm tiền mà phủ định những người phụ nữ ở nhà làm nội trợ, chăm sóc cho gia đình riêng của họ. Đấu tranh cho nữ quyền hay bình đẳng giới là đấu tranh cho quyền được làm chủ cuộc sống của chính mình. Điều cơ bản nhất để đạt được thành tựu trên là thay đổi suy nghĩ và đề cao nền giáo dục, nhất là dành cho các bé gái.
Ngoài ra ở xã hội còn tồn tại một số tư tưởng như “ làm một thằng đàn ông cũng khổ thôi, cũng có những điều bất công, phụ nữ làm gì mà phải kêu lắm thế?”. Theo mình tư tưởng này cũng bắt nguồn từ sự hiểu sai ý nghĩa thật sự của nữ quyền, và cũng là hậu quả của bất bình đẳng giới. Những định kiến cho rằng đàn ông phải cơ bắp, lực lưỡng, phải có vợ, sinh con, phải uống rượu, bia hay không được khóc,... cũng là những định kiến độc hại ép buộc đàn ông làm những điều họ có thể không hề muốn làm hay muốn trở thành trong xã hội. Và đấu tranh cho bình đẳng giới cũng là cách để xoá tan định kiến này.
Sự bất bình đẳng giới vẫn đang len lỏi và tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức và lối sống của chúng ta. Việc thay đổi chúng không phải là việc mà ngày một ngày hai mà có thể hoàn thành được, đó chắc chắn sẽ là một hành trình với cùng gian lao cùng đầy rẫy những khó khăn. Tuy nhiên, không vì thế mà ta bỏ cuộc, ngừng cố gắng và thay đổi, hãy luôn vững bước và chinh phục những cột mốc mới mẻ và đúng đắn trong cuộc sống!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất