7/2021 - Đọc 5 cuốn sách về các tổ chức phản động, hoạt động CIA ở Việt Nam
1/ Thế hệ f
2/ Fulro-Tập đoàn tội phạm - NXB Công An Nhân Dân
3/ Hồi ký Trần Quang Cơ
4/ Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu - Trần Trọng Trung
5/ Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở VN - NXB Công an nhân dân
Thế là tiếng nói, giọng cười hào sảng ấy đã tắt! Tôi trộm nghĩ, mình không nhầm khi nói rằng, các anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều dành cho Anh niềm tiếc thương vô hạn. Bởi, trong tâm trí mọi người, Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực và công tâm. Từng xông pha trận mạc khi đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, lăn lộn trong hoạt động địch vận, anh Cơ đã về công tác trong ngành ngoại giao ngay sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trong ngành, Anh đã kinh qua rất nhiều lĩnh vực trên các cương vị khác nhau: Khi thì làm Phó Chủ nhiệm khoa của trường Đại học Ngoại giao – Ngoại thương, khi lại phụ trách các đơn vị trọng điểm của Bộ Ngoại giao như Vụ châu Á, Vụ Bắc Mỹ, Vụ Tây Âu… Lúc thì công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở Sri Lanka rồi Indonesia và sau đó là Đại sứ ở Thái Lan. Đặc biệt, Anh là một trong số rất ít cán bộ ngoại giao đóng vai trò nòng cốt và có mặt trên tuyến đầu của cả ba “trận chiến” quan trọng nhất của ngành ngoại giao trong những năm 60 – 80 của thế kỷ trước: Đó là cuộc đấu trí, đấu lý ở Paris ròng rã sáu năm trời đưa tới Hiệp định năm 1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Mỹ phải rút quân về nước; Đó là cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức cam go, vô cùng phức tạp kéo dài hơn một thập kỷ nhằm đẩy lùi những hành động chống phá và bao vây, cô lập Việt Nam trong những năm 80; Đó là đợt hoạt động ngoại giao sôi động, đầy sáng tạo cuối những năm 80, đầu những năm 90 nhằm mở cửa ra thế giới bên ngoài sau khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới… Trong thắng lợi ngoại giao vào những năm tháng đầy thử thách đó có phần đóng góp không nhỏ của Anh. Trong trận chiến đầu, anh Cơ là một trong những cán bộ lãnh đạo đơn vị chuyên trách nghiên cứu, tham mưu về giải pháp phục vụ cho cuộc hòa đàm Paris, sau đó trực tiếp tham gia Đoàn đàm phán cả công khai lẫn bí mật. Trong trận chiến thứ hai, anh Cơ phụ trách đơn vị chuyên trách về giải pháp cho vấn đề Campuchia và trực tiếp tham gia đấu tranh ngoại giao để đi tới Hội nghị Paris về Campuchia năm 1991. Còn trong trận chiến thứ ba, anh Cơ đã là ủy viên dự khuyết rồi ủy viên chính thức Trung ương Đảng, Thứ trưởng rồi Thứ trưởng thường trực tham gia chỉ đạo công việc của Bộ. Cá nhân tôi có may mắn được làm việc trực tiếp với anh Cơ từ cuối những năm 80 với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng rồi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Những năm tháng ấy đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về trí tuệ và sự kiên định của Anh. Khi Bộ bàn thảo cục diện thế giới và đề xuất đối sách, anh Cơ luôn đưa ra những đánh giá và chủ trương rất sắc sảo và độc đáo nhờ kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm phong phú tích lũy được qua các cuộc chiến cam go trước đó. Đặc biệt, Anh đã có nhiều đóng góp quý giá vào các đợt nghiên cứu chiến lược quốc tế và đề xuất đường lối, chủ trương đối ngoại vào cuối những năm 80, đầu những năm 90, tạo ra bước ngoặt mới trong lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Như lệ thường, trong những tình huống phức tạp và bước ngoặt xoay chiều trong cục diện cũng như về chủ trương, đối sách hay nảy sinh ý kiến trái chiều nhau. Trong những trường hợp ấy, anh Cơ luôn kiên định ý kiến của mình dựa trên những đánh giá tỉnh táo, trăn trở sâu xa về lợi ích dân tộc, trước sau thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ, cho dù bản thân gặp phải không ít phiền toái, khó khăn. Khi đã trở thành Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, mỗi khi gặp vấn đề nan giải, tôi luôn tìm tới Anh, không chỉ với tư cách là Thứ trưởng thường trực mà còn như người anh dày dạn kinh nghiệm, luôn chân thành chia sẻ suy nghĩ thông tuệ của mình. Bên cạnh sự cảm phục về tài trí của Anh, tôi và chắc là tất cả anh chị em cán bộ trong Bộ thời đó, đều đặc biệt vị nể và quý trọng anh Cơ về lòng tự trọng và sự khảng khái hiếm thấy của một cán bộ lãnh đạo, một Đảng viên chân chính. Sau Đại hội VII của Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nghỉ hưu và lúc đó đã có ý kiến đề cử anh Cơ lên thay, song anh nhất quyết khước từ, thậm chí đã đi nước ngoài lánh mặt. Sau này, nhân một lần tâm sự với Anh, tôi đã hỏi vì sao Anh đã hành xử như vậy thì Anh thản nhiên trả lời: “Đơn giản là tớ tự nhận thấy, với tính cách của mình, sẽ khó làm việc, vậy thôi!”. Sau khi anh Nguyễn Mạnh Cầm được cử làm Bộ trưởng, anh Cơ đã hết lòng hợp tác, tâm đồng ý hợp với anh Cầm, góp phần làm cho không khí đoàn kết trong ngành thêm bền chặt và giúp Bộ có những đóng góp xứng đáng trên mặt trận ngoại giao. Tới năm 1994, Anh đã tự xin thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương vì lý do sức khỏe mặc dù chưa hết nhiệm kỳ. Sau khi nghỉ hưu, tuy bị bệnh hiểm nghèo, Anh vẫn thường xuyên theo dõi thời cuộc. Mỗi lần chúng tôi kéo đến thăm, Anh vẫn trăn trở, sẻ chia suy ngẫm của mình bằng cái giọng sang sảng và tiếng cười hồn nhiên quen thuộc. Không dễ gì một cán bộ lãnh đạo khi ra đi được tất cả đồng sự hết lòng quý trọng, chân thành tiếc thương. Riêng anh Cơ đã giành được điều đó nhờ trí tuệ và nhân cách của mình. Tiếng cười sảng khoái của anh trên nhân gian không còn nhưng anh có thể mỉm cười nơi chín suối vì mình đã sống một cuộc đời xứng đáng là một CON NGƯỜI. (Vũ Khoan Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, viết riêng cho TG&VN)
Sau đại chiến thể giới lần thứ hai, tổng thống Mỹ Toruman trình bày trước quốc hội đề án thành lập một cơ quan mang tên Cục tình báo Trung ương Mỹ, gọi tắt là CIA, nhiều nghị sỹ Mỹ hồi đó cũng mới chỉ quan niệm một cách đơn giản, đây là một bộ máy cần thiết nhằm “tìm hiểu một số nước mà chính phủ Mỹ coi là đối tượng nghiên cứu, đề phục vụ lợi ích an ninh của nước Mỹ” Chính vì vậy, kế hoạch thành lập Cục tình báo CIA đã được quốc hội Mỹ thông qua rất nhanh chóng. Cùng với việc phê chuẩn đạo luật an ninh quốc gia 1917, quốc hội Mỹ cũng tán thành cho CIA ngay từ khi mới bắt đầu thành lập, được hưởng một số điều khoản “miễn trừ” như miễn báo cáo trước quốc hội về toàn bộ danh sách các nhân viên được tuyển mộ, về tài chính, về phương thức hoạt động của CIA ở nước ngoài, dựa trên lý do “cần phải giữ bí mật triệt để". Đến năm 1949 quốc hội Mỹ lại thông qua một đạo luật đặc biệt về các cơ quan tình báo, mở rộng thêm nhiều điều khoản “miễn trừ” cho CIA, thậm chí còn đặc cách cho CIA không phải đặt dưới sự kiểm tra của quốc hội mà trực tiếp do Tổng thống hoặc người được Tổng thống đặc biệt ủy nhiệm chỉ đạo
Theo các tài liệu mật của Lầu năm góc, ngay sau khi lục địa Trung Hoa rơi vào tay những người cộng sản Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã “tìm cách bắt liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và cung cấp viện trợ quân sự cho Pháp chống lại Việt Minh”. Cũng vẫn theo các tài liệu mật của Lầu năm góc, đường lối chính sách này của Mỹ đã được Tổng thống Mỹ Tơruman giải thích là nhằm “ngăn chặn sự bành trướng thêm nữa của cộng sản ở châu Á”. Đầu năm 1952, Hội đồng an ninh Mỹ đã họp phiên đặc biệt và sau đó đã ra một bản “tuyên bố về chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á”. Toàn bộ bản tuyên bố này đã được lưu trữ trong đống hồ sơ “tuyệt mật” của Lầu năm góc, nhưng đến năm 1971 đã bị phanh phui, dư luận rộng rãi trên thế giới đã được biết đến cái gọi là “đường lối chính sách” của Mỹ ghi trên giấy trắng mực đen như sau: Việc cộng sản kiểm soát được Đông Nam Á, sẽ làm cho vị trí Mỹ ở mắt xích Thái Bình Dương trở nên dễ vỡ và sẽ phá hoại nghiêm trọng lợi ich an ninh cơ bản của Mỹ tại Viễn Đông... Việc bảo vệ dược Bắc Kỳ là điều quan trọng đối với nhiệm vụ giữ cho lục địa Đông Nam Á khỏi rơi vào tay cộng sản... Vì vậy, đối với Đông Nam Á nước Mỹ phải... tăng cường các “hoạt động bí mật nhằm giúp đỡ việc thực hiện các mục tiêu ở Đông Nam Á. Đối với Đông Dương, Mỹ phải tiếp tục sự giúp đỡ đối với ba quốc gia liên kết, tiếp tục bảo đảm với Pháp và Mỹ coi cố gắng của Pháp ở Đông Dương là có ý nghĩa quan trọng to lớn về chiến lược, không phải chỉ đối với lợi ich thuần túy của Pháp mà còn cần thiết cho cả thể giới tự do”.
Không phải nghiễm nhiên mà CIA đã chọn khu vực Tây Nguyên làm địa bàn hoạt động. Đây là một khu vực mà chính quyền ngụy gọi là “vùng cao nguyên ở miền Trung Việt Nam” (cao nguyên trung phần) gồm ba tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Gia lai-Kontum có một vị trí chiến lược rất quan trọng. Về mặt địa lý, vùng cao nguyên này có nhiều núi cao, rừng rậm thông với Lào và Campuchia, là nơi cư trú của gần 2 triệu người gồm 14 dân tộc anh em, đông nhất là các dân tộc Gia rai, Eđê, Ba na. Ngay từ thời thực dân Pháp mới bắt đầu xâm chiếm bán đảo Đông Dương nhiều giáo sĩ đạo Grixtô (còn gọi là đạo Thiên chúa) và đạo Tin lành đã lần lượt lần mò đến tận các khu vực hẻo lánh này để truyền đạo. Tiếp đó, thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai lại lợi dụng một số cơ sở tôn giáo này để thực hiện mưu đồ chống cộng, thực chất là chống lại công cuộc cách mạng và kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân các dân tộc Việt Nam.
Sau khi thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam theo hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương “đồng hóa các dân tộc” và áp dụng nhiều chính sách thô bạo đã gây phản ứng mạnh trong các dân tộc Tây Nguyên. Đầu năm 1957 một số người cầm đầu một số bộ tộc ở Tây Nguyên thành lập phong trào BAJRAKA chống lại chính quyền Diệm (BAJARAKA là những chữ đầu ghép lại của bốn dân tộc lớn ở Tây Nguyên là Bana, Jarai, Rađê, Kờho). Theo lời tiết lộ của Măc Côi là một điệp viên cấp cao CIA thì chính CIA là người “đỡ đầu” cho phong trào này vì lúc đó CIA đang nắm các lực lượng phản động của Vàng Pao ở Lào, một số phần tử phản động trong phong trào Kơme Krôm và một số phản động ở Tây Nguyên. Mục đích của CIA là thành lập được một khu vực Tây Nguyên tự trị nối liền với khu “tam giác vàng”, tạo thành một đường dây buôn thuốc phiện và ma túy từ Miến Điện qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia tới các nước khác ở Đông Nam Á Chính quyền Mỹ cũng muốn nắm chặt con bài “Tây Nguyên tự trị” để kiềm chế chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính vì vậy cho nên, sau khi đã giật dây cho cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm năm 1963, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn lại gây sức ép với Nguyễn Khánh, đòi chính quyền Nguyễn Khánh trả lại tự do cho 7 lãnh tụ phong trào BAJARAKA đã bị Diệm bắt giam
Đến năm 1965, CIA lại vận động thủ lĩnh các phong trào đòi tự trị của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Campuchia thành lập “mặt trận thống nhất của cuộc đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức ” gọi tắt là FULRO (Front unifié de la lutte des racesopprimés) Cái gọi là phong trào FULRO ra đời từ đó. Sau khi đưa yêu sách đòi tự trị không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận, FULRO đã gây bạo loạn tiến công quân sự vào hai tỉnh lỵ Phú Bổn và Quảng Đức, giết chết một số công chức và binh lính của chính quyền Thiệu. Sau cuộc bạo loạn này, Thiệu đã phải áp dụng một số chính sách mị dân đối với các dân tộc Tây Nguyên và đến năm 1967 đã thuyết phục được khoảng 5000 binh lính trong lực lượng FULRO hợp tác với chính quyền Thiệu. Lúc này phong trào cách mạng do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ đạo đang phát triển mạnh. Điều nham hiểm của Mỹ Thiệu là đã mua chuộc số FULRO đã qui thuận, hợp tác với chính quyền Thiệu chống lại phong trào cách mạng giải phóng của nhân dân miền Nam. Đến năm 1972, CIA đã hoàn thành “kế hoạch hậu nhiến ở Tây Nguyên” âm mưu sử dụng FULRO làm một lực lượng chống đối trong trường hợp quân đội Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Dới sự đạo diễn của CIA, giữa năm 1974 lực lượng FULRO đã chuẩn bị sẵn một “bộ khung” cho cái gọi là “chính phủ cách mạng lâm thời Cao nguyên miền Nam Đông Dương” dự định thành lập một quốc gia tự trị nằm trên một diện tích lãnh thổ rộng lớn bao gồm toàn bộ Tây Nguyên, một phần đất thuộc lãnh thổ miền Nam nước Lào và miền Đông Bắc Campuchia. Bên cạnh cái gọi là “ Chính phủ Cách mạng lâm thời” này, FULRO tối cao gồm có bộ tổng tham mưu và 4 bộ tư lệnh chỉ còn chuẩn bị cả môt bộ khung cho cái gọi là chỉ huy bốn quân khu của FULRO trên lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong năm 1974 và đầu năm 1975 một số “đặc phái viên” tự xưng là đại diện của ủy ban trung ương FULRO đã bí mật tới các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Đà Lạt tuyên truyền nhân dân các dân tộc trong các buôn ấp và cả những người làm việc tại các thị trấn, thị xã tham gia tổ chức FULRO.
Điểm mặt những tên tay sai CIA bị bắt quả tang hoạt động gián điệp và gây bạo loạn ta thấy bọn chúng không chỉ chui vào hoạt động trong đồng bào theo đạo Thiên chúa, đạo Tin lành mà cả trong các tín đồ đạo Phật, đạo Cao đài, đạo Hòa hảo. Tên Nguyễn Văn Ngợi, pháp danh Nguyễn Long Châu can tội hoạt động gián điệp, chống đối chính quyền nhân dân, có âm mưu gây bạo loạn, bị bắt ngày 26 tháng 6 năm 1977 đã thú nhận được CIA bố trí, cài lại hoạt động tại miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ móc nối với nhiều phần tử phản động trong các tôn giáo khác nhằm thành lập một liên minh các tôn giáo chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gọi tắt là “Liên tôn chống Cộng”. Hắn đã khai tên một loạt nhân vật trong các giáo hội đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành, đạo Tam Kỳ Phổ độ, đạo Bahai, mà hắn đã tiếp xúc nhằm xúc tiến “kế hoạch” “liên minh” chống lại Tổ quốc, chống lại nhân dân, chống lại chế độ xã hội cհủ ոghĩa.
Từ những ngày đầu năm 1990, trước tình hình diễn biến phức tạp tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, CIA càng ráo riết tìm cách lôi kéo những phần tử xấu trong các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam chống lại cách mạng. Một số tên phản động đội lốt tôn giáo đã ngồi họp với nhau, chuẩn bị khi nào “có thời cơ” sẽ đứng ra thành lập các đảng phái chính trị của tôn giáo theo kiểu các đảng dân chủ Thiên chúa giáo, đảng dân tộc Cơ đốc giáo, liên minh dân chủ Thiên chúa giáo... ở châu Âu, lợi dụng các đảng phái này làm công cụ để chống lại chủ nghĩa xã hội. Cùng trong lúc vẫn tiếp tục tuyển mộ những người Việt di tản vào các tổ chức vũ trang và bán vũ trang, chờ cơ hội thâm nhập vào các vùng dân tộc thiểu số để gây bạo loạn, CIA cũng rất chú trọng đến việc lôi kéo, mua chuộc giới trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên nhằm gây rối loạn trong nước. Tình hình Đông Âu trong những ngày đầu năm 1990 càng kích thích CIA, lao vào những mưu đồ gieo rắc những nọc độc của các tư tưởng cực đoan để gây mầm cho những hoạt động chống đối. Một điệp viển CIA là Alen Kippơ đã nhấn mạnh: “Những cuộc biểu tình và bãi công cũng có thể dẫn đến hành động lật đổ, đôi khi còn hiệu quả hơn là những hoạt động vũ trang bạo loạn”, CIA hiểu rằng muốn có hoạt động chống đối, trước hết phải có tư tưởng chống đối. Để gieo rắc nọc độc của tư tưởng chống đối không gì bằng kích động những phần tử trí thức, văn nghệ tung ra những ý niệm về dân chủ cực đoan, về tự do vô tổ chức, về chủ nghĩa vị kỷ dân tộc,… Những “bùa mê bả độc” về lối sống Mỹ, về cuộc sống phồn vinh hời hợt của “thế giới tư bản” cũng được tận dụng phục vụ cho các âm mưu phá hoại và lật đổ của đế quốc Mỹ.