Famous Old Pagoda’s landscape in North Vietnam - PHAM HAU (1903 - 1995)
(2021) Đọc 7 cuốn sách về Đàng Trong - Đàng Ngoài 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 136 quyển 
1/ Xứ Đàng Trong Năm 1621 - Cristophoro Borri
2/ Xứ Đàng Trong - Li Tana
3/ LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI - Giáo Sĩ ALEXANDRE DE RHODES
4/ Mô Tả Vương Quốc Đàng Ngoài : Samuel Baron
5/ Việt Sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777 - Phan Khoang
6/ Hải Ngoại Kỷ Sự - Thích Đại Sán
7/ Thượng Kinh Ký Sự - Hải Thượng Lãn Ông


Trước hết mọi người ở đây đều mong nước lũ, không những để được mát mẻ và dễ chịu, mà còn để cho đồng ruộng được mầu mỡ. Thế nên khi thấy mùa nước tới, họ để lộ hẳn sự vui mừng và thích thú: họ thăm hỏi nhau, chúc mừng nhau, ôm nhau hò hét vui vẻ và nhắc đi nhắc lại “đã đến lụt, đã đến lụt” có nghĩa là nước đã tới, nước đã tới rồi. Nói tóm lại là không ai là không bày tỏ niềm vui, từ kẻ thế gia đến chúa cũng vậy. Nhưng thường thì nước lũ tới bất thần, không ai ngờ, ban chiều chưa ai nghĩ tới, nhưng sáng ra nước đã kéo vào tư bề, và người ta bị nhốt trong nhà, tình trạng này diễn ra khắp xứ. Do đọ họ thường mất hết gia súc vì không kịp đưa chúng chạy lên núi hay những nơi cao hơn. Vào trường hợp này, có một luật kì lạ ở xứ này là bò, dê, lợn và các vật khác bị chết đuối thì không còn thuộc về chủ, nhưng đương nhiên thuộc về người thứ nhất vớt được. Đây cũng là một điều làm cho người ta vui thích một cách lạ lùng: vừa có lụt, mọi người đều nhảy xuống thuyền bơi đi tìm vớt gia súc chết đuối, để rồi làm thịt và dọn cỗ linh đình. Còn trẻ con thì tuỳ theo tuổi, chúng để mắt và vui thú rình trên cánh đồng lúa mênh mông đầy rẫy chuột lớn, chuột bé, vì hang ngập nước nên chúng phải ngoi ra, bò lên cây để thoát, thành thử thật là rất vui mắt khi được nhìn thấy những cảnh cây nặng trĩu những chuột thay vì lá hay quả. Từng đám trẻ con trên các chiếc thuyền nhỏ của chúng tới rung cây làm các con vật này rớt xuống nước và chết đuối. Cái lợi cuối cùng, không phải là nhỏ, đó là người ta đều có thể sắm sửa cho đủ mọi thứ cần dùng. Vì trong ba ngày này, nước lụt làm cho người ta có thể đi lại khắp nơi bằng thuyền một cách rất dễ dàng đến độ không có gì mà không chuyển được từ nơi này qua nơi khác. 

Do đó, người ta dành thời gian này để họp chợ, những phiên chợ có tiếng nhất trong xứ, số người đến họp chợ trong dịp này đông hơn bất kỳ buổi họp chợ nào khác trong năm. Cũng trong ba ngày này, người ta đi lấy cây để thổi nấu và dựng nhà. Họ chất cây từ trên núi vào thuyền và dễ dàng bơi qua các nẻo, các ngõ và tới tận nhà vốn được cất trên các hàng cột khácao để cho nước ra vào tự do. Ai cũng leo lên sàn cao nhất và phải khen họ vì không bao giờ lụt bén tới bởi họ đã lấy kích thước chính xác, do kinh nghiệm lâu năm, của mực nước cao thấp, do đó họ không sợ vì họ biết chắc là nước luôn ở phía dưới nhà họ

Dân ở đây không dùng sữa, họ cho là trọng tội nếu vắt sữa bò, họ sợ nếu làm việc đó là mang tội, vì theo thiên nhiên thì sữa dành để nó nuôi con. Như thể bò nuôi con mà không được sử dụng thứ lương thực dành riêng cho con.

Còn về tất cả những gì thuộc đời sống hằng ngày, xứ Đàng Trong cũng rất đầy đủ. Thứ nhất là áo mặc, họ có rất nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày.

Họ còn ăn mấy thứ chúng ta rất sợ và chúng ta coi như độc,

Nhà cửa và đền đài, mặc dầu chỉ bằng gỗ, nhưng không thua kém bất cứ nước nào, bởi vì không nói quá chút nào, gỗ ở xứ này là gỗ quý nhất hoàn cầu, theo nhận xét của những người ở các nơi đó. Trong vô số cây và vô số loại cây ở đây, có hai thứ thường được dùng để làm nhà cửa và là thứ không bao giờ hư mặc dầu bị ngâm trong nước hay vùi trong bùn, và rất chắc, rất nặng đến nỗi không bao giờ nổi trên mặt nước và dùng làm neo tàu. Một thứ là gỗ đen, nhưng không phải đen như mun, loại thứ hai có mầu đỏ hung.

Xứ Đàng Trong có rất nhiều mỏ kim khí quý và nhất là vàng. Và để hiểu biết thêm bằng vài lời những gì đáng được kể dài dòng hơn nữa về sự giàu có của xứ này thì tôi kết thúc chương này bằng lời của các thương gia Châu Au đã có dịp tới đây. Họ quyết rằng xứ Đàng Trong có nhiều của cải hơn Trung Quốc mà chúng tôi biết là rất dồi dào về mọi thứ.
Về sự dễ bảo của voi thì tôi sẽ kể những việc kỳ diệu hơn những chuyện người ta thường kể, để cho biết là người nói câu này rất có lý: Elephanto belluarum nulla prudentior: trong các con vật khổng lồ, không con nào khôn bằng voi vì thấy nó thực hiện được những việc làm cho người ta tưởng nó có trí thông minh và khôn ngoan. Trước hết, mặc dầu quản tượng dùng một dụng cụ bằng sắt dài chừng bốn gang tay ở đầu có móc để đánh và đâm cho voi tỉnh và chú ý tới lệnh truyền, thế nhưng thường thường họ điều khiển và chỉ huy bằng lời nói, đến nỗi tưởng như nó hiểu biết ngôn ngữ và có mấy con biết tới ba hay bốn thứ tiếng rất khó tuỳ theo lãnh thổ và quốc gia trong đó nó đã sống. Thí dụ con voi đã đưa tôi đi thì hiểu tiếng Campuchia vì gốc nó ở đó, rồi tinh thông tiếng Đàng Trong là nơi nó tới. Ai cũng lấy làm lạ khi thấy quản tượng trò chuyện với voi, dặn dò về hành trình và đường đi lối bước, qua nơi nào, dừng lại và nghỉ ở đâu, và sau cùng kể chi tiết tất cả các việc nó phải làm trong ngày.

Và voi làm phận sự mình một cách chính xác như một người có lương tri và phán đoán có thể làm được. Đến nỗi sau khi voi coi như đã biết nơi phải đi thì nó cứ thẳng tắp thi hành bằng con đường ngắn nhất, không lần chần do sự tìm lối quá quen hay không bỡ ngỡ vì gặp sông lớn, rừng già hay núi cao. Nó cho rằng nó dễ dàng vượt qua hết, nó cứ lên đường và theo lộ trình, vượt hết mọi thứ khó khăn. Nếu gặp sông phải qua thì nó hoặc bước sang chỗ cạn hoặc ngoi lội chỗ nước lớn. Nếu phải qua rừng thì nó đè bẹp cành cây ngáng trở, dùng vòi nhổ cây dọn thành con đường rộng và dễ đi, rừng rậm rạp đến đâu đi nữa cũng có lối đi nếu thấy voi đã qua và đã mở đường. Tất cả những việc này voi làm theo lệnh của quản tượng, một cách dễ dàng, nhanh chóng và mẫn cán. Chỉ có một bất tiện cho con vật này và làm cho nó khổ sở, đó là khi có gai hay vật gì tương tự đâm vào bàn chân nó vốn mềm và nhạy cảm một cách lạ lùng, mặc dầu nó rất cẩn thận bước từng bước, khi qua nơi hiểm
trở. Có lần trong cuộc hành trình có bảy hay tám con voi đi tiếp theo nhau, tôi nghe thấy các quản tượng mỗi người đều dặn dò voi của mình phải thận trọng khi đặt chân vì trong một quãng đường chừng nửa dặm chúng phải qua một bãi cát trong đó thường có gai. Nghe thế, các con voi đều cúi đầu, mở to mắt như khi người ta vất vả tìm một vật gì nhỏ rơi mất. Chúng bước từng bước, rất chăm chú, trong suốt quãng đường nguy hiểm, cho tới khi nghe báo là không cònphải sợ nữa, lúc đó chúng mới ngẩng đầu và tiếp tục hành trình như trước.

Về nét mặt thì cũng giống, như người Tàu, cũng có mũi tẹt, mắt bé. Còn về kích thước thì trung bình, tôi có ý nói, họ không quá lùn như người Nhật, không quá cao như người Tàu. Nhưng về thân hình vạm vỡ thì họ vượt cả hai, về can đảm thì hơn người Tàu, chỉ có người Nhật là hơn họ về một điểm độc nhất là coi thường mạng sống trong gian nguy và chiến trận. Người Nhật không kể chi, không sợ chết bằng bất cứ giá nào. Người Đàng Trong dịu dàng hơn và lịch thiệp hơn khi đàm đạo, hơn tất cả các dân phương Đông nào khác, tuy một đàng dũng cảm, nhưng đàng khác họ lại rất dễ nổi giận. Tất cả các nước phương Đông đều cho người Châu Au là những kẻ xa lạ và dĩ nhiên họ ghét mặt đến nỗi khi chúng ta vào lãnh thổ họ thì tất cả đều bỏ trốn. Thế nhưng trái lại ở xứ Đàng Trong, họ đua nhau đến gần chúng ta, trao đổi với chúng ta trăm nghìn thứ, họ mời chúng ta dùng cơm với họ. Tóm lại họ rất xã giao, lịch sự và thân mật đối với chúng ta. Điều này đã xảy ra với tôi và các đồng sự của tôi, khi lần đầu tiên chúng tôi vào xứ này, người đã coi chúng tôi như những người bạn rất thân và như thể người ta đã quen biết chúng tôi từ lâu. Đó là một cánh cửa rất tốt đẹp mở ra cho các nhà truyền giáo của Chúa Kitô đến rao giảng Phúc âm.

Từ tính tình rất trọng khách và cách ăn ở giản dị đó mà họ rất đoàn kết với nhau, rất hiểu biết nhau, đối xử với nhau rất thành thật, rất trong sáng, như thể tất cả đều là anh em với nhau, cùng ăn uống và cùng sống chung trong một nhà, mặc dầu trước đó chưa bao giờ họ thấy nhau, biết nhau. Họ coi là một nết rất xấu, nếu ai ăn món gì dù rất nhỏ mịn mà không chia sẻ cho bạn, bẻ cho mỗi người một miếng. Họ có tính quảng đại, hay bố thí cho người nghèo, họ có thói quen không bao giờ từ chối, không cho kẻ xin bố thí. Họ nghĩ là sẽ không làm đủ bổn phận nếu từchối, họ coi như bị ràng buộc bởi phép công bằng. Do đó có lần có mấy người ngoại quốc bị đắm tàu và được cứu tại một cảng Đàng Trong. Họ không biết tiếng để xin người ta cho thức ăn để sống, họ chỉ cần học một chữ thôi cũng đủ, đó là chữ đói, có nghĩa là tôi đói. Bởi vì vừa nghe thấy người ngoại quốc than thở như vậy và đi qua các cửa nhà người dân mà kêu đói, thì tất cả đều động lòng thương và cho họ ăn, đến nỗi chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ thu được rất nhiều thức ăn dự trữ, đến khi chúa cấp cho họ một chiếc tàu để trở về quê quán thì chẳng ai muốn đi vì họ quyến luyến một lãnh thổ ở đó họ gặp được những người rộng rãi cho họ các thứ để sống mà không phải làm việc. Cuối cùng người thuyền trưởng buộc phải vác gậy đánh đập họ, thì họ mới chịu sửa soạn xuống tàu, đem chất trong tàu thóc gạo họ đã xin được, khi họ đi gõ cửa các nhà và kêu đói

Nếu người Đàng Trong nhanh nhảu và rộng rãi hay cho, thì mặt khác họ lại hay xin những gì họ thấy. Thế nên khi họ vừa đưa mắt nhìn thấy những vật họ cho là hiếm và lạ là họ đem lòng thèm muốn và nói ngay xin một cái, có nghĩa là cho tôi xin cái đó. Họ coi là rất bất lịch sự nếu người ta từ chối dù đó là vật quý và hiếm, và chỉ có một cái mà thôi. Ai từ chối họ thì liền bị coi là người xấu. Do đó một là nên giấu đi, hai là sẵn sàng cho người nào xin.
Vì người Đàng Trong tử tế và có tính tình hòa nhã, nên họ rất trọng người ngoại quốc, họ để cho mỗi người tự do sống theo đạo của mình và ăn mặc tuỳ sở thích của mình. Do đó họ khen cách làm của người nước ngoài, phục giáo thuyết của người nước ngoài và dễ dàng chuộng đạo giáo của người nước ngoài hơn đạo giáo của mình: trái hẳn với người Tàu, họ chỉ khen ngợi xứ sở họ cùng cách làm và đạo giáo của họ mà thôi.

Thức ăn thông thường nhất của người Đàng Trong là cơm và thật là điều kỳ lạ: toàn lãnh thổ có rất nhiều thứ thịt, gà, vịt, cá và trái cây đủ loại, thế mà bữa ăn ngon nhất lại là cơm, họ xới thật nhiều cơm, ngay khi ngồi vào mâm, rồi chỉ gắp sơ sơ và nếm náp các món thịt như để theo nghi lễ. Lương thực chính yếu của họ là cơm như bánh mì là lương thực chính của chúng ta; họ ăn không, nghĩa là chỉ có cơm, không cần nước sốt hay món gì khác vì sợ dần dần đâm chán. Họ không bỏ thêm bơ hay muốihay dầu mỡ hay đường. Họ thổi cơm bằng nước lã. Họ đổ vừa vừa nước thôi để cho cơm không dính vào nồi hay bị cháy. Vì thế hạt cơm còn nguyên vẹn, chỉ mềm một chút và dẻo. Họ còn kinh nghiệm thấy rằng không thêm mắm muối vào cơm, nên cơm dễ tiêu hơn. Vì thế hầu hết các người sống ở phương Đông thường ăn mỗi ngày bốn lần và ăn rất nhiều để cung cấp cho đủ sự cần dùng thiên nhiên đòi hỏi.

Nói chung thì việc hành chính có cái gì giống như ở Nhật và ở Tàu. Thế nhưng, người Nhật trọng nhiều về võ thuật hơn về học thuật. Trái lại người Tàu trọng nhiều về học thuật và coi thường võ thuật. Người Đàng Trong không hoàn toàn xa người Nhật và lại cũng gần người Tàu, nghĩa là ở giữa và cũng theo tinh thần của dân tộc mình, vừa trọng võ vừa chuộng văn tuỳ theo cơ hội. Do đó họ thưởng và đặt lên các chức vụ và cấp bậc trong nước, khi thì là các tiến sĩ, lúc thì là các tướng sĩ, họ chỉ định và cắt đặt lúc thì người này khi thì người kia tuỳ theo nhu cầu.
Mặc dầu ngôn ngữ của người Đàng Trong cũng giống ngôn ngữ người Trung Hoa, vì cũng như người Trung Hoa, họ chỉ dùng những từ có một vần nhưng đọc và xướng lên với nhiều cung và giọng khác nhau, nhưng có sự khác biệt vì tiếng Đàng Trong phong phú hơn và dồi dào hơn về nguyên âm, vì thế dịu dàng và êm ái hơn. Họ có tài sành âm nhạc và có khả năng phân biệt các cung giọng và các dấu khác nhau
Khi người Việt dọc theo bờ biển tiến xuống tới vùng đất sau này được gọi là Đàng Trong, họ đã khám phá ra một nền văn hóa Chăm, lạ lùng nhưng quyến rũ. Âm nhạc Chăm đã trở thành quen thuộc dưới triều Lý vào thế kỷ 10. Cách ăn mặc của người Chăm cũng đã được các bà các cô người Việt vùng ranh giới Việt-Chăm ưa thích ít ra là vào cuối thế kỷ 15. Những cái tháp lộng lẫy của người Chăm có thể đã làm người Việt thán phục. Việt Nam không có những kiến trúc như thế. Các di dân người Việt đã bỏ lại phía sau nơi chôn nhau cắt rún của họ và giờ đây thường phải sống thành những nhóm nhỏ trong vùng đất của người Chăm cũ, hẳn là đã cảm thấy nền văn hóa Chăm vừa có những nét đẹp riêng vừa xa lạ khiến người ta phải e dè. Trong một trạng thái tâm lý bất ổn, người Việt vừa bị lôi cuốn nhưng đồng thời cũng cố gắng tìm cách thoát khỏi (hay thu phục khi có thể) nền văn hóa xa lạ đã có ở đó trước khi họ đến và thường là vẫn còn bao quanh họ.

Trong tình hình mới này, các nhà lãnh đạo họ Nguyễn cảm thấy cần phải đưa ra một cái gì đó khác với tín ngưỡng của người Chăm để củng cố các di dân người Việt về mặt tinh thần và tâm lý. Không thể sử dụng Khổng giáo vì những khẳng định cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mâu thuẫn với vị trí của họ Nguyễn bị coi là một chế độ ly khai và nổi loạn đối với triều đình . Tuy nhiên, họ Nguyễn lại không dám đi quá xa và không dám tìm ra một giải pháp hoàn toàn khác biệt với truyền thống của người Việt ở phía bắc. Trong những hoàn cảnh đó, Phật giáo Đại Thừa đã cung cấp một giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ Nguyễn. Phật giáo, một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt và mặt khác làm lắng động các mối lo âu của người di dân mà không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị.

Cá nhân chỉ đáng kể trong mối quan hệ cố định ở bên trong cộng đồng. Nói cách khác, một cá nhân không thực sự là một nhân vị nếu cá nhân đó không thuộc về một nhóm xã hội như làng chẳng hạn. Trớ trêu thay, chính những người này lại tạo nên dòng chảy của những di dân người Việt xuống phía nam. Như một nhà nghiên cứu người Việt đã tả: phía nam là một vùng đất dành “cho những ai không có quyền sống tại vùng đất cũ”. Hickey cũng lưu ý: “Với ngôi làng mới (ở phía nam) được thiết lập bởi những người thuộc giai tầng thấp thay vì bởi bậc vị vọng trong xã hội cổ truyền, một số tri thức bí truyền liên quan đến lối sống cũ không thể không mất đi. Tuy nhiên, cũng theo lý lẽ đó, những người khai hoang này ít bị ràng buộc bởi những gò bó của một địa vị xã hội cao và những quy định trong cách ứng xử của xã hội cũ, nên được tự do phát huy sáng kiến, một đặc điểm thiết yếu của việc thích nghi đầy hiệu quả của họ khi họ liên tục tiến xuống phía nam”
Nước Đại Việt, phong thổ khí hậu, đại ước khí âm thịnh, khí dương suy. Nghiệm chứng: muôn vật phát sinh về thu đông, làm việc dùng ban đêm, con trai thông minh không bằng con gái. Hằng năm xuân hạ thường khô hạn, mùa hạ mặt trời đứng bóng nóng như lửa đốt; đất đỏ nghìn dặm, cây cỏ cháy khô. Vì ta có kẻ tùy tùng ăn đông, nên quốc sư thường lấy sự thiếu rau làm lo.

Thế giới nguyên chẳng có gì gọi là kẻ chợ và man di, từ thánh nhơn ra đời, mới có phân biệt. Lúc đầu hồng hoang khai sáng, loài người ăn lông uống huyết, ù ù cạc cạc, chẳng khác gì chim muông. Đến lúc sinh tụ càng ngày càng đông, những kẻ gian ngoan bèn dùng quyền thuật mà xưng hùng xưng bá, nhưng chẳng phải lấy đạo đức phục người. Chừng ấy trời sinh thánh nhơn, chẳng nỡ nhìn đồng loại tương tàn tương sát, bèn đặt ra binh hình để trị kẻ bạo loạn, lễ nhạc để dạy kẻ gian tà; có chính có giáo hẳn hòi, dựng nên thành quách cung thất, tôn miếu tế tự; tôn ty quý tiện có trật tự phân minh, tạo nên đời văn trị. Thế là tiếng “kẻ chợ” (Hoa) do thánh nhơn mà có vậy. Còn những nơi vì núi biển cách trở, thánh vương đánh dẹp chẳng đến, lễ giáo khó thông; dân cư tụ tập, tự làm quân trưởng với nhau, quen tập thói quê mùa hủ lậu; chẳng biết lễ nghĩa là gì. Chỉ biết lấy oai lực phục nhau, thì hay sinh ra chiến tranh, mà trong việc chiến tranh, cần phải biến ảo thần kỳ mới hơn người được. Vì thế trong nước hay bàn việc võ bị, chẳng chuộng văn đức.

Trở lại với điều kiện của binh sĩ Đàng ngoài, họ ở vào hoàn cảnh vất vả, làm việc cật lực nhưng chẳng mấy ai khá giả, một khi là lính họ mãi là lính. Trong số hàng nghìn người hiếm khi có một người được thăng tiến, trừ khi anh ta có tài đặc biệt trong sử dụng vũ khí hoặc có quan hệ tốt với quan lại để nhờ đó là được tiến cử lên Vua. Tiền có thể được sử dụng phần nào, còn mong tiến thân bằng sự dũng cảm thì thật là một mong đợi hão huyền bởi binh sĩ hiếm khi có điều kiện đối mặt với quân thù ở ngoài chiến trường nên không có điều kiện phát triển và thể hiện kỹ năng. Không phải là không có trường hợp xuất thân thấp kém nhưng nhờ lập chiến công mà trở nên có địa vị trong quân đội. Tuy nhiên những trường hợp như vậy không nhiều.

Dân chúng Đàng ngoài tỏ ra cần cù chịu khó, tính tình sôi động tuy lại hay sợ hơn là có bản chất dịu hiền. Họ khó mà có được sự yên lặng hay hòa thuận nếu như không có một bàn tay thép quản lý bằng sự nghiêm khắc. Họ thường mưu phản và nổi dậy. Quả thật, sự mê tín mà đám dân nghèo luôn mắc phải càng khiến cho vấn nạn này thêm trầm trọng và đẩy họ vào tình thế hiểm nghèo. Những kẻ có địa vị hay những quan lại có vai vế rất ít khi vướng vào những vấn nạn này. Họ không có tham vọng trở thành kẻ cầm đầu một lũ phiến quân bởi lẽ họ không tin vào những lời phán xằng bậy của lũ thầy bói mù - vốn chỉ lừa bịp được đám dân nghèo dốt nát và mê tín. Những người giàu và có địa vị thừa hiểu những hành động điên khùng và phản loạn như vậy chỉ dẫn đến cái chết thôi.

Tránh được cái xấu này thì họ lại vướng vào những điểm xấu tệ hại khác, đó là sự ghen tị và độc ác. Trước đây nhóm người tầng lớp trên ở Đàng ngoài rất chuộng hàng hóa nước ngoài, còn bây giờ họ dửng dưng với tất cả, ngoại trừ những nén vàng nén bạc nhật bản và những súc vải khổ rộng của châu âu là còn hấp dẫn với họ ít nhiều. Họ chẳng thèm đoái hoài đến việc đi thăm thú các nước khác, cho rằng chẳng có nơi đâu bằng vương quốc của họ và cũng chẳng tỏ ra kính trọng với những người đã đi nước ngoài.

Người Đàng Ngoài có đầu óc và trí nhớ tốt, có khả năng làm việc tốt nếu được đào tạo bài bản. Họ ham học, nhưng không phải vì yêu thích nghiệp học mà coi việc học là cách để vinh thân phì gia. Giọng đọc của người Đàng Ngoài nghe tựa như hát. Ngôn ngữ của họ đầy từ đơn âm tiết,một từ có thể mang 12 hoặc 13 nghĩa, vậy mà chẳng có cách gì phân biệt nghĩa ngoài âm điệu, đọc tròn miệng, phát âm nặng, nhấn hoặc giữ âm... Bởi thế ít người ngoại quốc có thể học được thứ tiếng này một cách hoàn hảo.
Người dân ở các làng đa phần là những người giản dị, cả tin và mê tín. Tương tự như các dân tộc khác, người Đàng Ngoài cũng có một đặc điểm chung là tốt xấu hết sức rạch ròi.
Người Đàng Ngoài thường tổ chức thăm hỏi vào buổi chiều. Sẽ vô cùng bất lịch sự nếu như đến nhà một người có địa vị vào trước bữa ăn tối, trừ khi có việc khẩn cấp hoặc được hẹn trước, bởi như thế sẽ có ít thời gian để nói chuyện. 

Người Đàng Ngoài hiếm khi đi thăm người ốm. Họ không chấp nhận người khác, trừ con và họ hàng, gợi cho họ cảm giác về cái chết dù cho tình trạng của họ đã nguy cấp đến đâu.
ĐỒ ăn thức uống của người Đàng Ngoài khá thú vị, cho dù mùi vị của chúng chẳng dễ chịu với người nước ngoài. Dân nghèo cầm lòng với những món tùng tiệm như cơm rau và cá khô; tầng lớp trên nếu muốn có thể hưởng thụ những sơn hào hải vị đệ nhất mà vương quốc này có

Họ không có thói quen rửa tay trước khi ăn. Họ chỉ súc miệng bởi lý do nhai trầu. Tuy nhiên, sau khi ăn họ lại rửa cả tay và miệng. Sau khi đả xỉa sạch răng thì họ nhai trầu. Nếu ăn ở nhà bạn, người được mời có thể gọi thêm cơm hoặc đồ ăn nếu anh ta còn chưa no và gia chủ sẽ vui vẻ đáp ứng. Gặp nhau họ không chào theo kiểu "cậu khỏe chứ" mà là "thời gian qua cậu đi đâu thế?" và "thời gian qua cậu làm gì vậy?". Còn nếu biết chắc người mình gặp vừa ốm dậy hoặc qua thần sắc đoán người đó có vẻ ốm yếu thì sẽ chào theo kiểu "mỗi bữa cậu ăn được mấy bát cơm?" (bởi mỗi ngày họ ăn ba bữa, người giàu có thêm bữa ăn nhẹ vào buổi chiều) và "cậu ăn có ngon miệng không?".
Chọi gà là trò vô cùng hấp dẫn người Đàng Ngoài và đã trở thành trò chơi vương giả, thu hút nhiều quan lại. Quan lại kiểu gì củng thua khi cá cược với Chúa và theo cách đó Chúa sẽ làm cho đám cận thần của mình nghèo đi để họ khỏi làm được trò gì khác.

Người Đàng Ngoài thích câu cá và trong vương quốc cũng có rất nhiều sông ngòi, đầm, hồ, ao... Ở Đàng Ngoài hiếm có một khu rừng nào đúng nghĩa cho hoạt động săn bắn và bản thân người Đàng Ngoài cũng không thạo trò này lắm.
Người Đàng Ngoài không giỏi về chiêm tinh học, hình học và các ngành toán học. Tuy nhiên, họ khá thạo về số học. Đạo đức của họ rối rắm và không theo phương pháp chuẩn như ngành lôgíc học.
Cũng chẳng có nhiều thông tin chính xác về quan hệ của vương quốc này với Trung Quốc - vốn làm cho người xứ này trở nên anh dũng đến lạ thường, đến nỗi không chỉ cầm chân mà còn đánh bại được cả các đội quân hùng mạnh của đế chế Trung Hoa để duy trì được nền độc lập của họ qua nhiều thế hệ. Có thể là trong lúc mô tả lại lịch sử họ đã tô điểm thêm cho các chiến công của mình để không bị coi là những người kém cỏi, chứ bản thân sự nhút nhát của người Đàng Ngoài chẳng hợp lắm với những chiến công vẻ vang đó.
Phủ Chúa lộng lẫy tựa như cung Vua. Họ nhà Chúa củng thế tập, con trưởng kế vị cha. Tuy nhiên, tham vọng của những người con khác của Chúa thường gây ra nội loạn nhằm tiêu diệt lẫn nhau để lên kế vị. Người Đàng Ngoài vì thế có câu: nghìn vị Vua băng chẳng hề làm đất nước lâm nguy nhưng một ông Chúa chết mọi người đều hoang mang, lòng dân bất an, triều chính loạn đảo.
Người Đàng Trong rất ghét bọn hoạn quan và không bao giờ dùng họ vào việc gì quan trọng. Khi nghe tin viên hoạn quan vào nhận chức, người Đàng Trong bèn gửi tặng ông ta một chiếc yếm lụa làm quà, thứ mà phụ nữ hay mặc, và yêu cầu ông ta nên sử dụng thường xuyên. Hàm ý của việc này là viên hoạn quan đó gần với phái yếu hơn, chứ chẳng ra dáng một vị tướng hay một vị quan cai trị cấp tỉnh.
Người Đàng Ngoài củng phản đối những luật tục xấu đến bỉ ổi và kinh tởm của nước láng giềng mà tôi không tiện nói ra ở đây. Không nghi ngờ gì nữa, những người làm luật Đàng Ngoài khá uyên thâm và có tình người. Nhưng cho dù luật pháp được lập ra có tốt đến đâu thì sự nghèo khó của con người - qua thời gian, qua vô số luật gia và qua sự tăng lên hằng ngày của các quan tòa thuộc cấp - cũng dẫn nền luật pháp đó đến chỗ hủ bại. Có tiền thì tội gì củng có thể được xóa. Chẳng mấy quan tòa không nhận đút lót.
Người Đàng Ngoài đặt nhiều niềm tin vào bộ binh hơn vào kỵ binh và tượng binh bởi lẽ địa hình ở đây ẩm thấp, nhiều sông, suối và đầm hồ nên kỵ binh và tượng binlì không hữu dụng lắm, Quân lính Đàng Ngoài thật sự là những xạ thủ cừ khôi. Tôi tin rằng họ chẳng kém mấy ai và chắc chắn hơn hẳn nhiều dân tộc khác trong kỹ nghệ bắn súng nhanh và chính xác, Súng kíp không phổ biến trong quân sĩ Đàng Ngoài nhưng cung tên thì được họ sử dụng một cách thuần thục đến mức phải ngưỡng mộ.
(Chúa là người thừa hưởng toàn bộ tài sản của bọn hoạn quan qua đời), thêm vào là những khoản thu bất thường như nguồn thu từ những người ngoại quốc, thương nhân (tùy theo số lượng tàu thuyền đến buôn bán), các khoản thuế thân, thuế hàng hóa và thuế buôn bán trong nước... Nói chung nguồn thu đa dạng như thế chắc chắn phải làm cho ngân khố của Chúa khá đáng kể. Tuy nhiên, bởi nguồn thu này thường là lấy chỗ này đập vào chỗ nọ nên lợi ích xã hội chẳng được là bao, thậm chí còn tệ đi bởi các nguồn thu đó đều từ mồ hỏi và máu của người dân lao động hai sương một nắng và bọn người lười biếng thì ung dung ngồi hưởng thụ và bòn rút khiến sưu cao thuế nặng chẳng hề giảm bớt đi. Có thể nói, việc người Đàng Ngoài khinh miệt hoạt động thương mại và thương nhân, bỏ phí tiềm năng lớn để biến xứ sở này trở nên giàu có (vốn là điều học hỏi của mọi quốc gia có nền cai trị tốt trên toàn thế giới). Điều đó đã khiến cho người Đàng Ngoài nghèo nàn và khốn khổ.

Người Đàng Ngoài quan niệm trong năm có những ngày tốt, những ngày tốt nhất, những ngày bình thường và những ngày xấu. Họ là những người mê tín hạng nặng và sẽ không làm việc gì quan trọng một khi chưa xem lịch Tàu cũng như tham khảo ý kiến của mấy ông thầy bói mù.
Người Đàng Ngoài coi việc người Âu chúng ta bắn súng để chào mừng khách khứa là một hành động man di mọi rợ bởi theo phong tục của họ thì thứ âm thanh đó chỉ dùng để xua đuổi tà ma mà thôi.
Người Đàng Ngoài rất khiếp sợ về cái chết và sự coi trọng của họ về điều này cũng thật chẳng kém phần mê tín. Họ tin rằng chỉ có hồn ma của trẻ nhỏ là đầu thai trở lại vào bào thai ở trong bụng người mẹ, còn tất cả các linh hồn khác đều trở thành ma quỷ, hoặc chí ít các linh hồn đó đều có thể gây ra cả điều tốt và điều xấu cho con người. Linh hồn lang thang như những kẻ du thủ du thực sẽ chết vì thiếu thốn và bần hàn nếu như không được họ hàng thân thích chu cấp hoặc nếu như chúng không trộm cắp và gây ra bạo lực để kiếm thứ gì đó để tồn tại. Theo người Đàng Ngoài thì những cái chết đó là sự khổ nhục lớn nhất xảy ra với con người.
Tôi cho rằng, xét trên nhiều phương diện, những giáo lý của họ chẳng thua kém gì những giá trị đạo đức mà chúng ta có từ thời Hy Lạp và La Mã. Chớ vội nhìn vào việc họ cúng cơm cho người chết mà kết luận rằng kể cả những người thông thái và có học thức ở xứ Đàng Ngoài cũng thuộc loại đầu óc thiển cận và mê tín. Họ thông thái hơn chúng ta nhiều. Họ giải thích cho tôi rằng mục đích của việc làm đó chẳng phải là gì khác ngoài sự thể hiện tình yêu thương của họ dành cho các đấng sinh thành cho dù cha mẹ không còn nữa, rằng thông qua việc làm đó để giáo dục con em họ về việc tiến hành nghi lễ đó một khi chính bản thân họ cũng phải rời bỏ cõi đời này
Thầy bói ngang nhiên tuyên bố là có thể nhìn thấy những sự kiện sẽ xảy ra cho con người trong tương lai, ví như chuyện cưới xin, dựng nhà... và nói chung bọn họ cho rằng mình có thể nhìn trước được mọi chuyện. Những người tìm đến nhờ thầy bói sẽ bị bòn rút hết tiền mà rồi cũng chỉ nhận được những câu trả lời để làm hài lòng người đi xem bói, nhưng nội dung của những lời phán thì thường mập mờ nước đôi và tối nghĩa, chẳng biết nên hiểu thế nào cho phải. Những ông thầy bói thường bị mù, hoặc là do bẩm sinh, hoặc là mù do bị tai nạn. Trước khi đưa ra lời phán, thầy bói tung ba đồng tiền lên cho rơi xuống nền nhà để xem sấp ngửa thế nào, sau đó đọc lẩm bẩm gì đó trong miệng nghe rất lạ, rồi sau đó sẽ đưa ra lời phán.

Còn với đền và chùa, bởi người Đàng Ngoài chẳng đến mức sùng tín quá nên họ chẳng có nhiều và cũng chẳng có cái nào thực lộng lẫy như những gì tôi đã chứng kiến ở các vương quốc láng giềng