Không Phải Mọi Cái Chết Đều Bình Đẳng
"Mạng người Lào thì hơn mạng người Thái", "mạng người châu Âu thượng đẳng thì có giá hơn người châu Phi",... Có nhiều nhận định tương...
"Mạng người Lào thì hơn mạng người Thái", "mạng người châu Âu thượng đẳng thì có giá hơn người châu Phi",... Có nhiều nhận định tương tự thế này hay rộ lên dạo gần đây, hay mỗi khi có các sự kiện nổi cộm như #PrayForParis.
Những nhận định này là đúng, nhưng những người nói về những điều này đừng nghĩ bản thân là công bằng, bình đẳng và nghiêm minh và được quyền đứng trên cao nhìn xuống chê trách. Ngược lại, mỗi người trong chúng ta là những cá thể vô cùng cảm tính, những cá thể vô cùng cảm tính này lại tập hợp thành một xã hội cảm tính, và hiện trạng như mọi người nhắc tới chỉ là điều tất yếu, một hiện trạng mà ai cũng "có công đóng góp" vào cả.
Bình đẳng ư? Đó là gì vậy?
Chúng ta thường gắn những cảm xúc cá nhân của bản thân vào một người/vật/điều gì đó, từ đó tạo ra một số giá trị "kèm theo" cho người/vật/điều đó. Và lại từ đó, giá trị của một vật đối với người này lại khác đối với người kia.
Và cũng lại từ đó, người/vật/điều gì đó bị gì đó, sẽ tác động lại cảm xúc của ta và tạo ra những phản ứng phức tạp.
Lấy ví dụ nhé: Một đống báo cũ và một đống sách cũ bị đốt, bạn có cảm thấy giống nhau không?
Giả sử lượng xen-lu-lô-zơ là như nhau, mực in là như nhau và mức độ gây ô nhiễm là như nhau, bạn cảm thấy việc đốt nào là "hợp lý" hơn? Mình nghĩ bạn đã tự có câu trả lời.
Lại lấy ví dụ nữa nhé: Hai đống sách cũ bị tịch thu bị đốt, một đống của bạn và một đống của người khác, bạn nhìn đống nào bị đốt và cảm thấy "đau" hơn?
Ok chắc hẳn các bạn cũng có câu trả lời rồi nhỉ?!
Lại ví dụ tiếp nè, mình thích ví dụ lắm: Thế nếu người ta đã chán việc đốt sách và chuyển qua đốt người, họ đốt hai người bất kì, bạn có cảm thấy thật tồi tệ không?
Nếu không có bệnh tâm lý tâm thần gì, mình nghĩ đa phần câu trả lời đều là có.
Thế nếu một trong đó là người thân của bạn, mức độ cảm thấy tồi tệ sẽ nhân lên bao nhiêu lần?
oh wait...
Trong quá khứ, người ta từng hào hứng vây quanh những người bị nhà thờ thiêu sống và tận hưởng nó như một buổi biểu diễn. Cho đến mãi sau này, hậu thế nhìn lại, minh oan cho người tử tù và cảm thấy thật ghê tởm đối với những con người đã hào hứng đứng xem ngày xưa.
Những thí nghiệm giả tưởng trên nhằm chứng minh một điều: một thứ càng thân thuộc gần gũi với một người thì càng có giá trị nhiều hơn so với những vật tương đồng khác, ít nhất là đối với họ.
Vì thế:
- Cái cốc bạn đã mua và sử dụng sẽ "chứa đựng nhiều giá trị" hơn so với cái tương tự ở cửa hàng. Khi được hỏi đó là giá trị gì, chúng ta thường không thể diễn giải được, chỉ biết đó là một thứ gì đó mơ hồ, một thứ gì đó "chắc chắn là có nhưng không biết diễn tả như nào".
- Chó nhà bạn cũng sẽ hơn chó nhà hàng xóm, và hai con chó vừa kể trên sẽ hơn một con chó hoang nào đấy.
- Con của bạn thì hơn con nhà người ta. Dù miệng bạn hay nói điều ngược lại.
...
Có đôi khi, sự chênh lệch giá trị không cần phải dựa trên sự thân mật mà dựa trên những quy chuẩn của xã hội:
- Mạng một con Husky khả năng cao là có giá hơn mạng của một con chó cỏ.
- Mạng sống của một đứa trẻ đôi khi có sức nặng hơn so với mạng của một người trưởng thành.
- Một cô gái đẹp thì dễ lấy được sự thương hại hơn một cô gái có ngoại hình xấu xí. (Dù đẹp xấu chỉ là một quan niệm tương đối?!)
...
Thỉnh thoảng, nó còn vô lý ầm ầm:
- Mạng của một con chó đôi khi có giá trị hơn mạng người. Ít nhất là đối với chủ của con chó đó.
Đôi khi thôi.
Đôi khi thôi.
- Một người đàn ông đánh chết một con chó để tự vệ có khi sẽ bị lên án kịch liệt.
...
Nghe những điều trên có vẻ xa lạ, có vẻ "Mình sẽ không làm như thế này đâu, huhu, đừng đổ oan cho mình"? Thế thì nghe tiếp này:
- Hai đứa con nít đánh nhau, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn tới con của bạn và khả năng cao là sẽ nổi nóng với đứa bé kia (hoặc phụ huynh của nó) dù có thể con bạn mới là đứa gây chuyện. À ừ, rồi sau đó thì phụ huynh của đứa bé kia cũng cư xử y như bạn vậy.
- Thỉnh thoảng bạn nghĩ rằng lời bịa đặt của lũ trẻ con là đáng tin, chỉ vì nó là con bạn. Và thỉnh thoảng bạn cho rằng bọn trẻ con chỉ giỏi bịa đặt, chỉ vì nó không phải là con bạn.
- Đội bóng bạn cổ vũ luôn trông có vẻ chơi đẹp hơn đội đối thủ, và nếu thống kê cuối trận cho thấy họ chơi xấu hơn thì bạn cũng sẽ mặc kệ.
- Bạn sẽ cảm thấy tiếc thương nhiều thật nhiều về cái chết của một người lạ khi được nghe về những chiến công của họ, nhưng có khi lại chả cảm thấy gì khi chứng kiến cái chết của người thân - một người mà bạn không có cảm tình. Dù rằng nhiều người sẽ tiếc thương tới người thân kia của bạn, và cực kì ghét người anh hùng được tung hô kia.
...
Mạng người đôi khi có giá hơn nhờ một số lý do, thế thì cũng sẽ bị hạ thấp bởi những lí do khác:
- Mạng của tử tù is trash.
- Nếu tử tù đó bị oan, thì tên thẩm phán là trash, và người ta tiếc thương muộn cho người tử tù kia. Nhưng dù sao anh ấy cũng chết rồi.
- Mạng của kẻ thù is trash.
- Mạng của đồng đội quý như vàng. Nhưng đồng đội của bạn là kẻ thù của người khác.
Thỉnh thoảng người ta thuyết phục mọi người rằng ai đó đáng chết, và cũng tự thuyết phục họ như vậy, cốt chỉ để giết người thanh thản hơn:
- Ví dụ về tử tù, một người mang trên mình nhiều tội nghiêm trọng thì đáng chết, ai cũng công nhận điều này? Và chỉ sau một phán quyết, giá trị một người từng là bố, chồng, giám đốc, chủ tịch,... bỗng chốc thua cả khúc gỗ.
- Ví dụ về kẻ thù, người ta thường thuyết phục với chính họ, với đồng đội của họ, với người dân nước họ rằng những người bên kia chiến tuyến là quỷ dữ và đáng chết. Thế là, họ cảm thấy việc giết người của mình và của đồng đội là hợp lý.
...
Sad? But true.
Thế nên, đừng mong chờ gì cả.
Vấn đề xuất phát từ những cá nhân, thâm căn cố đế, trở thành một phần của con người, bản thân chúng ta có quyền gì mà tự đặt ra tiêu chuẩn kép rồi kêu gào về việc mạng sống ai đó bị xem thường?
Nào nào, cùng nhìn lại một bài báo xem nó nói gì nào:
Trong này có phần đầu phân tích rằng ở một số kiểu thiên tai thì chỉ cần bao nhiêu mạng người sẽ được lên báo, và ở kiểu thiên tai khác là bao nhiêu... phần này tạm thời mình không phân tích.
Ở phần sau, có thống kê cho thấy cần 01 người chết ở châu Âu, 3 người ở Nam Mỹ, 43 người châu Á hoặc 45 người châu Phi
chết trong thảm họa mới đủ khiến một số tờ báo uy tín đưa tin.
Vì sao lại như vậy?
1. Đó là những tờ báo nào?
ABC, CBS, NBC, và CNN
Toàn là báo của châu Âu và châu Mỹ => Độc giả họ hướng đến cũng là những khu vực này. Như mình đã nói đó, chó của bạn thì hơn chó của hàng xóm, hai con chó ấy thì hơn hẳn một con chó ở một nơi xa xôi nào đấy. Việc người châu Âu, châu Mỹ thiệt mạng chắc chắn thu hút độc giả hơn vì người ta sẽ quan tâm nhiều hơn tới những người gần gũi với họ bị thiệt mạng hơn ở các xứ sở khác như châu Phi hay châu Á.
2. Nhưng... nhưng, người ta chỉ trông chờ vào view/rating thôi ư?
Thế bạn nghĩ truyền thông quan tâm tới điều gì?!
À nhân tiện, khoảng cách địa lý không hẳn là thứ khiến mạng người Châu Á và châu Phi có vẻ ít được chú ý hơn, có một số lý do khác như sau:
Bạn là người châu Á, bạn nghĩ gì khi nghe về người châu Phi?
- Cao to đen hôi?
- Các quốc gia nghèo khó?
- Sự bẩn thỉu và thiếu thốn?
- HIV/AIDS?
- Nelson Mandela? Really???
...
- Cao to đen hôi?
- Các quốc gia nghèo khó?
- Sự bẩn thỉu và thiếu thốn?
- HIV/AIDS?
- Nelson Mandela? Really???
...
Thế người da trắng nghĩ gì? Những thứ trên cùng với lịch sử nô lệ? Những người tị nạn chứa đựng nhiều nguy cơ?
Và như mình đã nói, một cô gái đẹp thì thường có giá hơn. Và giá trị của ai đó còn bị hạ thấp vì họ bị gán vào một số thứ gợi cảm giác ghê tởm.
Còn bạn nghĩ gì về người châu Á? Chủng tộc thượng đẳng lúc nào cũng tự cho mình là nhất, nhưng sau đó phát hiện ra người da trắng thượng đẳng hơn và bắt đầu sống trong mâu thuẫn bằng cách vừa quỳ vừa chửi họ?
Người phương Tây đơn giản chỉ nghĩ tụi Châu Á là bọn thông minh, có bố mẹ kì lạ và thường xuyên chịu sự đô hộ của chúng. Mình nghĩ thế.
Bạn nghĩ gì về người châu Âu? Những con người trắng trẻo xinh xắn ở các quốc gia tiến bộ, nghĩ ra những thứ tiến bộ, tạo ra những thứ hay ho - những thứ mà lại tạo ra một viễn cảnh đẹp đẽ hơn nữa về chính họ trong mắt những chủng tộc khác?
Thế đấy, đó là lý do vì sao người ta quan tâm nhiều hơn tới mạng người châu Âu và Bắc-Nam Mỹ hơn thay vì có một sự quan tâm bình đẳng.
3. Nhưng ở Laos và Thailand thì sao? Họ đều là người châu Á?
Con người thường thích tự giải thích. Những người chết do thảm hoạ nghe có vẻ...hợp lý hơn, do đó cũng nhận được ít sự quan tâm hơn. Những người chết do tai nạn giao thông cũng ít tạo được hiệu ứng gì quá nổi bật trừ khi đó là một vụ đặc biệt nổi trội (rơi máy bay chẳng hạn). Nếu không, con số vài chục nghìn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông nghe chẳng khác gì tin vài triệu thanh socola được tiêu thụ mỗi năm, cũng đều gây cảm giác "Ồ" rồi thôi.
Vụ ở Thái có nhiều tình tiết giật gân và hấp dẫn hơn, do đó thu hút người theo dõi hơn và các tờ báo từ đó lại viết nhiều hơn. Tin tức quan trọng hơn không có nghĩa là sẽ thu hút hơn, đó không phải cách người ta xếp hạng thông tin. Chả nhẽ tin về một bộ luật mới được ban hành ít được quan tâm hơn chuyến lưu diễn của một thằng nhóc người Hàn nào đó tức là tin về bộ luật ít quan trọng hơn?
Đơn giản thế thôi, bạn muốn phức tạp hơn cũng không được.
Vậy cứ để như thế mà xem được ư?
Thôi thì bạn cố gắng tu thân dưỡng tính mà trở thành một người công tư phân minh, một người không hề có những tiêu chuẩn kép, không hề cảm thấy ghê tởm khi nhìn vào con chó ghẻ, không hề bị xiêu lòng bởi vẻ đẹp của ai đó,...
Hoặc đơn giản hơn, hãy tạo ra những con robot.
Hoặc đơn giản hơn nữa, hãy thích nghi, và tử tế.
Tử tế bằng cách nào?
Đừng kêu gào "pray for" bất cứ cái gì nữa cả. Họ Pray For Paris thay vì Syria? Cứ kệ họ. Họ Pray For Thailand thay vì Laos? Cứ kệ họ. Phàm những chuyện thiên về cảm tính thế này, người ta làm những việc họ cảm thấy thoải mái và muốn làm. Bạn muốn PrayForTrungĐông? Cứ pray. Không ai pray giống bạn? Đừng buồn, đừng quan tâm. Họ không làm vì họ không thích, đơn giản là thế, không có vấn đề gì với đạo đức của họ cả.
Và không phải vì người ta không #PrayForSyria thì có nghĩa hành động #PrayForParis là trash. Thậm chí nó còn chẳng liên quan gì tới nhau.
Dù sao thì dăm ba cái pray cũng có bổ béo gì đâu, người ta vẫn chết. Và vì sao người ta chết? Nếu không phải do xui xẻo thiên tai thì người ta thường chết vì những người khác - những người mà có thể rất yêu thương con chó cưng ở nhà nhưng lại vô tình với những người trái quan điểm tôn giáo với họ.
Mà cũng đừng bi quan, thế giới ngày càng phẳng, những ấn tượng về người da đen, về người khác giới, về động vật,... ngày càng tích cực và cởi mở hơn. Những Kante, những Lebron James, những John Smiths,... đang ngày càng cải thiện hình ảnh về lục địa đen. Và đây, đây mới chính là những điều sâu xa giảm bớt các cuộc chiến đồng thời giảm bớt các vụ... pray.
Lời khuyên miễn phí đây: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Không có bước đầu, những bước sau đem đi vứt.
*Tựa bài cũ: Not All Deaths Are Equal: But Why?!
Ủng hộ cho tác giả:
- Ngân hàng: Vietcombank
- Số tài khoản: 0091 0006 50947
- Chủ thẻ: Tran Van Tien
- Chi nhánh: Vietcombank Kien Giang
- Ngân hàng: Vietcombank
- Số tài khoản: 0091 0006 50947
- Chủ thẻ: Tran Van Tien
- Chi nhánh: Vietcombank Kien Giang
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất