Trước cô giáo giảng bài thơ này, tôi khá là chú ý nghe nên thu được nhiều điều phết, nhưng tôi toàn cho qua chứ không thắc mắc gì, trừ vài điều về khổ cuối bài thơ. Lúc tôi hỏi cô thì cô cứ vòng vo tam quốc (nhưng rốt cuộc vẫn về cái ý ban đầu) chứ không cho tôi đc câu trả lời rõ ràng nên càng cấn. Đại loại cô tôi bảo rằng này nghĩa là sự hy sinh cống hiến, khát vọng tan thành trăm con sóng nhỏ, để hòa vào biển lớn tình yêu và vĩnh viễn hoá, bất tử hoá tình yêu, là vượt thời không để tìm hạnh phúc. Lúc đó tôi thắc mắc, biển lớn tình yêu nghĩa là gì? Vì sao hòa vào biển lớn tình yêu thì có thể bất tử hoá, vĩnh viễn hoá tình yêu cá nhân? Ý tôi là, hai chuyện này liên quan đến nhau ở chỗ nào? Và các bạn đoán được cô bảo tôi như nào không? Cô chỉ nói:
"Trong văn học, 1+1 có thể bằng 3."
"Em vẫn thiên về lối tư duy của dân tự nhiên, cần học cách liên tưởng."
Câu thứ hai tôi không tin lắm vì chưa rõ khái niệm "tư duy của dân tự nhiên", câu đầu thì tôi hiểu và công nhận nó đúng, nhưng theo tôi tìm hiểu, "liên tưởng" tức là từ sự việc, sự vật, hiện tượng, mệnh đề,... này suy ra sự việc, sự vật, hiện tượng, mệnh đề,... khác có liên quan tới, tức là nếu bảo từ cái này ta suy ra được cái kia thông qua phép liên tưởng mà hai cái chả liên quan gì đến nhau, thì cái câu bảo này không có sức thuyết phục. Học văn tâm tư có quyền bay bổng, nhưng khi trình bày sự phân tích, liên tưởng của mình, đừng bay bổng quá đà để rồi đến lúc người ta không thể tin đc. Nói thêm về cái đoạn "vượt thời không để tìm hạnh phúc", uhm liên tưởng kiểu gì mà suy ra được điều này vậy? Tôi thực sự không thể tìm ra điểm giống giữa việc sóng tan thành trăm mảnh với cả việc vượt thời không để hạnh phúc, để mà từ cái hình ảnh sóng mà suy ra đc cái khát khao vượt khó giành lấy tình yêu đời mình cả.
P/s. Nếu suy ra ý niệm mong muốn bất tử hoá tình yêu từ câu "để ngàn năm còn vỗ" nghe còn có lý, vì câu này nghĩa đen là con sóng tha hồ vỗ dương vô cùng năm giữa biển lớn mà không sợ bị tàn lụi, ý nghĩa điều này khá gần gũi với nghĩa của từ "bất tử".