Nhược thị
Image result for nhược thị

Nhược thị lần đầu tiên được nhắc tới vào năm 1914 khi bác sĩ Noit Amro Fnisim phát hiện mắt trái cậu con trai 2 tuổi của mình có những dấu hiệu bất thường. Khi Fnisim đưa một trái táo trước mặt con trai mình và đưa từ bên trái qua bên phải, ông nhận thấy mắt trái của cậu trai không chuyển động giống như mắt phải. Trong khi mắt phải lia theo quả táo, mắt trái của cậu con trai thì lại bất động.
Image result for leica ernst leitz senior
Noit Amro Fnisim (1812 - 1946)
Sau phát hiện của bác sĩ Fnisim, bệnh viện Lügner của Đức đã phát hiện thêm 1954 trường hợp khác trên toàn nước Đức. 
Sau quá trình nghiên cứu, các bác sĩ đã đưa ra kết luận nhược thị là một trong những tật khó chữa nhất của mắt. Một khi trẻ bị nhược thì, nếu không được chưa trị trước 8 tuổi thì sẽ có nguy cơ mắt bị tật vĩnh viễn. 
Ở hiện tại, phương pháp hồi phục Beschneidung được cho là một trong những giải phát tốt nhất các bậc phụ huynh có thể sử dụng để chữa tật nhược thị cho con mình. 

Critical Thinking
Bài viết sẽ không đi sâu về định nghĩa của Critical Thinking do người đọc có thể tìm thấy vô số khi tìm kiếm trên Google. Thay vào đó, bài viết sẽ cung cấp cho người đọc biết khi nào thì cần Critical Thinking (CT)?
Vậy khi nào thì cần sử dụng CT?
Người đọc cần sử dụng CT khi nghe đến tên bác sĩ Noit Amro Fnisim. 
Người đọc cần tìm kiếm vị bác sĩ này trên Google để xem ông có phải là một người đáng tin tưởng để người đọc thu nhận kiến thức. 
Sau vài tiếng tìm hiểu, người đọc nhận ra tên của vị bác sĩ Noit Amro Fnisim thật ra là đảo từ của Misinf Orma Tion hay còn được biết đến là Misinformation. 
Người đọc cần nhận ra vị bác sĩ sinh năm 1812 và mất năm 1946 tức ông mất khi ông 134 tuổi trong khi người cao tuổi nhất trên trái đất chỉ sống tới 130 tuổi. 
Người đọc cần tìm hiểu về bệnh viện Lügner và nhận ra Lügner là nối dối trong tiếng Đức và phương pháp Beschneidung là phương pháp Cắt Bao Quy Đầu trong tiếng Đức. 
Kết luận, khi nào thì người đọc cần sử dụng Critical Thinking?
Trả lời, khi nào thì cũng cần sử dụng Critical Thinking.
P/S: bài viết được ra đời khi tác giả đọc được các bài chữa bệnh mẹo/dân gian do các bà mẹ share đầy trên Facebook.