Nguồn gốc của thế giới 
Thales von Milet (625-547/546 TCN)
Kết quả hình ảnh cho Thales von Milet
Chúng ta thực chất rất gần gũi với ông, chỉ là không phải qua triết học mà là qua toán học, cụ thể là hình học với định lý thales (ta-lét) nổi tiếng

Thế giới tạo nên từ đâu? Câu hỏi về chất liệu nguyên thủy nào cấu thành nên vũ trụ - thứ mà từ đó mọi thứ được sinh ra và cũng từ đó tất cả lại bị phân rã – đã đặt dấu mốc khởi đầu thời kỳ triết học phương Tây. Thales von Milet là một trong những người đầu tiên giành thời gian đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Ông được xem là nhà sáng lập nên môn triết học, khoa học, đặc biệt là thiên văn học.
Vị triết học cổ xưa
Hầu hết các ghi chép vẫn còn tồn tại đến ngày nay của những nhà tư tưởng trước đều hàm chứa bên trong những nỗ lực đi tìm chất liệu sơ khai nhào nặn nên thế giới. Cuộc tìm kiếm này đã trở thành một đặc trưng và góp phần điểm mặt đặt tên một trong sáu nhà triết học TCN: triết gia cổ xưa. (tiếng la tinh: arche là cổ vật và triết gia cổ là archaische Philosophen). Và thật trùng hợp làm sao, từ arche không chỉ mang nghĩa chất liệu sơ khai mà còn được hiểu là sự khởi đầu. Nhà tư tưởng “archaische” đây cũng chính là người đặt nền móng cho triết học bằng công cuộc đi tìm nguyên liệu vật chất đầu tiên. Có người còn gọi nhánh triết này theo phạm vị ảnh hưởng của chúng, ở phía tây bãi biển Ionia - thành phố Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay - là triết học Ionia. Cùng với trường triết học Eleaten (TK 5) và trường phái nguyên tử (TK4), chúng thuộc về thời kỳ trước Sokrates trong lịch sử tri thức nhân loại.
Nước là khởi nguồn của vạn vật
Thales von Milet vốn được chú ý nhiều nhất trong lĩnh vực hình học. Thành phố ven biển Milet nằm phía tây của đảo Samos đã chứng kiến sự phát triển nở rộ của kinh tế và văn hóa trong thời đại của Thales. Nhờ những chuyến tàu vận tải và thương mại trên biển, thành phố khoác lên mình vẻ rạng rỡ, thịnh vượng. Vì vậy, sẽ chẳng mấy ngạc nhiên khi Thales – một công dân của thành phố cảng, coi nước chính là nguyên tố đầu tiên: một chất lỏng nuôi dưỡng muôn vật và đồng thời hiện hữu ở mọi vật. Thales cho rằng tất cả sự sống đều bắt nguồn từ nước và hóa lỏng khi chết. Vì Thales tin vào sự tuần hoàn của tồn tại và biến mất, chất liệu sơ khai đó chắc chắn cũng phải là thứ gì đó dễ thay đổi và dễ bề lan rộng. Và sự thật là tất cả mọi loài vật đều cần tới nước – Thales nói. Tuy nhiên, học thuyết chứng minh nước là khởi điểm của muôn loài đã không được nhìn nhận một cách thuần vật chất, bởi Thales cho rằng mọi thứ đều do Chúa sinh ra. Ông kết luận, vì tính từ trường của các vật kim loại nên sự tồn tại của vật không bền vững, mà duy chỉ có bên trong vật bền vững. Và cũng có một câu nói nổi tiếng của ông rằng : “Chúa ở bên trong tất cả”
7 nhà hiền triết
Ngoài Thales còn có nhà lập pháp Solon (640-560 TCN) và thẩm phán Bias von Piene (590-530 TCN) cũng nằm trong danh sách 7 vị triết gia lỗi lạc. Có lần, tất cả họ cùng nhau đi đến đền thờ thánh Apollon – Delphin. Ở đó, mỗi người khiến mình trở nên vĩnh cửu bằng cách lưu lại những câu châm ngôn của bản thân. Thales đã viết “ Hãy tự hiểu lấy chính bản thân ngươi!”, kể từ đó nó trở thành một châm ngôn chung cho ngành triết học. Solon đưa ra lời cảnh tỉnh về tính chừng mực “Không có gì là quá nhiều!”. Bias ban đầu không muốn viết gì cả, nhưng sau một lúc nói chuyện với các đồng môn của mình thì đã quyết định đề câu: hầu hết con người đều xấu xa.
Mọi sự nằm ở “đạo”
Lão tử (TK6 TCN)
Kết quả hình ảnh cho lão tử
Hình ảnh Lão tử gần như luôn gắn liền với con trâu - người bạn đồng hành duy nhất của ông/
Theo truyền thuyết kể lại, Lão tử là quan trông coi thư viện dưới thời nhà Chu – triều đại vốn gặp khủng hoảng quyền lực vào thế kỷ 6 TCN. Khi nhà Chu dần đánh mất vị thế của mình, Lão tử rời quê hương và đi về phía tây nam du ngoạn. Lúc đi qua thành phố Tây An ngày nay, ông gặp một người lính canh và được thuyết phục viết lại những hiểu biết đáng quý của mình để chia sẻ cho dân chúng. Cuốn sách „Đạo kinh“ ra đời từ hoàn cảnh đó. Trên thực tế, phải đến 200 năm sau thì cuốn „Đạo kinh“ mới được mọi người biết đến, và có thể Lão tử - hay còn gọi là “vị thầy già” thật ra chỉ là một sản phẩm tưởng tượng. Cho dù vậy, điều này cũng không thể làm suy chuyển vai trò quan trọng của Đạo kinh – một trong những cuốn sách giá trị nhất của văn học thế giới, mà chính qua đó Đạo giáo được hình thành.
Đạo
Đạo nghĩa là „đường“ hoặc „ nguyên tắc“, và vì vậy ta có thể dịch nôm na Đạo Kinh là „những chỉ dẫn về các quy tắc và sức mạnh của chúng“. Cụm từ „trong vật“ rất độc nhất, bởi chúng khó mà được phiên dịch cho trọn nghĩa ra tiếng nước ngoài. Bởi vậy, Đạo Kinh có rất nhiều phiên bản khác nhau đến kinh ngạc. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở mặt ngoại ngữ: tác giả của Đạo Kinh – liệu là Lão tử hay một ai khác – đã giải thích rằng, ông chỉ tạm thời gọi nội dung trong cuốn sách này là “Đạo” – một từ rất khó định nghĩa. Bởi Đạo là nguyên tắc căn bản của mọi vật. Để mô tả nó, Đạo kinh có xu hướng sử dụng những mẫu câu phủ nhận. Nó không là gì cả, bởi mọi thứ đều hình thành từ Đạo. Nó trừu tượng, khó hình dung, bởi nó có thể tồn tại trong bất kỳ hình dạng nào. Mặt khác, nó cũng được miêu tả trong mối quan hệ đối lập, mâu thuẫn: Đạo tỏ ra tối tăm nhưng thực chất sáng rực rỡ, đó mới chính là Đạo.
Nguyên tắc của vô vi (không hành động)
Đạo được biểu hiện thông qua nguồn lực được gọi là “de”. Để hình dung rõ hơn về nó, Đạo giáo thường sử dụng một biểu tượng đối lập, tương hỗ nhau vốn có từ thời xa xưa: vòng tròn âm dương. Thông qua sự tương tác giữa các mặt trái ngược, sự thay đổi vĩnh cửu được hình thành. Ở đó không tồn tại mục đích, bởi Đạo chính là đích đến của mọi vật. Thế nên, mục đích chính của con người chỉ có thể là Đạo, là con đường. Người ta đắc đạo bằng cách không theo đuổi nó, bởi trong Đạo Kinh có nhắc tới sự bảo toàn, không phá vỡ mất cái trật tự tự thân của Đạo. Tuy nhiên, những hành động ngẫu nhiên, xuất phát từ cảm thức giao hòa với Đạo lại được hầu hết các triết gia ủng hộ. Đạo Kinh cũng giảng giải con người không được bàng quan trước cuộc sống, phủ nhận sự cần thiết của phong tục và lễ nghi - những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đạo Khổng. Ai cần tới sự răn đe để hành xử cho tốt thì kẻ đó đã đánh mất sự gắn kết giữa mình với Đạo, bởi người đó không còn hành động bản năng nữa. Một người sống dung hòa với Đạo thường dễ bị kẻ khác khinh bỉ, nhưng chính nhờ đó mà có thể rèn giũa cho mình tính “de” đầy từ bi, nhân ái ngay giữa cuộc sống hàng ngày.
Tôn giáo và triết học
Đạo giáo cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà triết học phương tây như Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883-1969), nhà tâm lý học C. G. Jung (1875-1961), Hermann Hesse (1877-1962) và Alfred Döblin (1878-1957). Ở Trung Quốc, đây không chỉ là một nhánh triết học mà còn trở thành một tôn giáo. Nó được hình thành vào đầu thế kỷ 3 và thu nhận được gần 60 triệu tín hữu. Họ phong Lão tử làm thánh bên cạnh nhiều vị thần khác và sùng bái sự bất tử, nỗ lực đạt đến giác ngộ và trường sinh.
Nếu như loại ngựa cũng có Chúa…
Xenophanes (580-480 TCN)
Kết quả hình ảnh cho xenophanes


Nhiều tôn giáo thường cho rằng Chúa tồn tại dưới lốt con người, điển hình như Hy Lạp cổ đại. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn trầm trồ thán phục trước những bức tượng cổ điêu khắc thần Apollon hay Aphrodite. Tuy nhiên, nhà triết gia Hy Lạp Xenophanes đã phá vỡ quy tắc tạo hình theo khuôn mẫu con người này.
Một ngoại lệ thời cổ đại
Xenophanes truyền tải tư tưởng của mình dưới hình thức những bài thơ. Về mặt nội dung, Xenophanes trở thành một nhân vật ngoại lệ dưới thời kỳ đầu của Hy lạp, bởi ông không đồng nhất hệ tư tưởng của mình về sự hình thành thế giới trong vũ trụ với đức tin tôn giáo. Trái lại, ông lên án phê phán những học thuyết tôn giáo của người đương thời. Xenophanes không tán thành việc người Hy Lạp khắc họa những vị thần theo hình dạng con người và tính cách con người. Ông cũng chỉ trích những tác giả làm thơ tả chúa mang sự yếu đuối của loại người như bất mãn, đố kỵ hay dan díu. Người Nubia tả các vị thần của họ có chiếc mũi rộng, người Thracia thì cho rằng các vị thần có mái tóc vàng và đôi mắt xanh. Và giả như bọn ngựa cũng có thần thánh, thì theo Xenophanes, những vị thần đó sẽ có vẻ ngoài giống như ngựa. Kết luận của ông là: Thần thánh mà ta thường hay tôn thờ, sùng bái chính là sản phẩm sáng tạo của con người. Xenophanes và những người ủng hộ ông nhìn thấy những nỗ lực của con người chống lại nỗi sợ hãi trước số phận khôn lường và trước sự cô đơn của giống loài. Nhưng, khác với con người - một vị thần thực sự phải là một sinh vật hoàn hảo, hoàn toàn thoát khỏi những kích thích về mặt cảm xúc.
Phê bình tôn giáo và thuyết vô thần
Cũng như những người cùng thời với Xenophanes, triết gia Protagoras (485-415 TCN) có trong đầu những suy tưởng về các vị thần Hy lạp: Không thần thánh nào tạo ra con người, mà là con người tạo nên thần thánh. Protagoras cắt nghĩa thế giới và chúa theo điểm nhìn con người, không chỉ về tính cách mà còn cả trong sự tồn tại của họ. Xenophanes đã dọn đường cho những đợt chỉ trích tôn giáo sau này, đến từ Friedrich Nietzsche (1844-1900) hay Karl Marx (1818-1883). Cũng như Xenophanes, họ nhìn nhận thần linh như sản phẩm có chủ đích của loại người. Điểm khác biệt với Xenophanes nằm ở mục đích chính mà họ gán cho tôn giáo. Thay vì cho rằng chúa được xây dựng nên để chiến đấu chống lại những nỗi sợ riêng và cả sự đơn độc, họ nhìn thấy mục tiêu quyền lực và âm mưu đàn áp, cai trị những lớp người cả tin. Theo Nietzsche, tôn giáo phải nhận trách nhiệm cho những cơn khát quyền lực của giới Ki tô giáo theo trường phái Platon. Max lên án chống lại tầng lớp cầm quyền lạm dụng tôn giáo như một liều thuốc gây mê được tinh luyện đặc biệt, như “thuốc phiện cho người dân” (Đây cũng là lý do tại sao nước mình số người theo đạo rất ít, và đặc biệt có định kiến với Thiên chúa giáo).  
Thuyết hình người (thuyết nhân cách hóa)
Nhiều người tỏ ra khó khăn khi đặt niềm tin vào một thứ trừu tượng, không chắc chắn. Vậy nên, họ tạo ra những hình ảnh hay ít nhất là những tưởng tượng hữu hình về Chúa. Ví dụ như, hình ảnh “con bê vàng” mà nhà tiên tri Moses cấm người dân thờ phụng -  đã trở thành một cách ngôn. Trong nhiều những suy tưởng khác về Chúa, Chúa hiển hiện ra dưới hình hài một con người. Người ta thường gọi chung cách thức này lại là “Anthropomorphismus” (thuyết hình người” – trong đó anthropos nghĩa là người và morphe là hình dạng.)
Nhà toán học giữa những vị triết học
Pythagoras (Pytago) (570-496 TCN)
Kết quả hình ảnh cho pythagoras

Pythagoras cảm thấy thật quá lời khi tự gọi mình là nhà thông thái (sophos), thay vào đó ông dùng danh xưng “philosoph” để chỉ các triết gia - nghĩa là người bạn của sự thông thái. Tình yêu tri thức của ông lớn đến nỗi, khi còn là một chàng trai trẻ ông đã đi ngao du khắp Ai Cập và trang bị thêm cho mình kho tàng quý giá về thiên văn học, hình học của các mục sư ở đây.
“Tất cả đều là những con số”
Những người thuộc trường phái Pythagoras cho rằng con số mang ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo hình và vận hành vũ trụ. Điểm nhìn đặc biệt của Pythagoras nằm ở mối liên hệ giữa các con số với nhau – tỷ lệ. Ông tìm thấy chúng tồn tại trong hình học, trong mối quan hệ giữa đường, góc và mặt phẳng. Ông cũng khám phá ra chúng trong âm nhạc. Ở đó, độ dài của dây liên quan trực tiếp tới độ cao của nốt vang lên khi bạn đánh: dây càng dài thì âm càng trầm.

Và thậm chí, con số còn quyết định cả sự tồn tại của bầu trời – theo những gì Pythagoras rút ra được từ quá trình quan sát thiên văn. Ông tin rằng, nhờ con số sự vận động của bầu trời tạo nên thứ âm nhạc riêng, cảm thức hài hòa riêng. Thứ nhạc đó ta không thể nghe được bởi chúng luôn luôn ở đó, thuộc về phần vô thức của ta. Một số người còn thuật lại lời truyền giảng được cho là của Pythagoras, rằng con số chính là chất liệu dựng nên thế giới. Sự dung hòa của vạn vật bộc lộ khi tất cả đều được sắp xếp theo tỉ lệ .

Luân lý học Pythagoras
Trường phái Pythagoras kế thừa đức tin về linh hồn bất tử và kiếp luân hồi từ những hội kín theo đạo Orphic ở thời cổ đại. Ngoài ra, tương tự như tín ngưỡng truyền thống Ấn độ, họ cho rằng con người có thể tái sinh dưới lốt con vật – điều này khiến Pythagoras chuyển sang ăn chay. Pythagoras tạo nên luân lý học của riêng mình với nguyên tắc: Sống không biết khiêm tốn, giản dị, kiêng cữ và kỷ luật thì sang kiếp sau sẽ bị trừng phạt phải sống trong cơ thể hạ cấp. Còn ai sống theo luân lý thì sẽ giữ gìn được long thể và sau cùng có thể giải phóng linh hồn ra khỏi phần thể xác.
Pythagoras đúc kết lời giảng của mình thành một câu nói ngắn gọn đầy ẩn ý có tên Akusmata. Trong đó có điều răn “đừng nói chuyện mà không có ánh sáng” ý cấm những cuộc hội thoại bất hợp lý, rối ren hay câu “không phá hỏng vòng hoa” nhằm nhắc nhở việc tuân thủ luật lệ. Sau khi Pythagoras chết, tín đồ theo trường phái của ông phân ra thành hai dòng: nhóm Akusmatik tìm kiếm tri thức bằng cách nỗ lực nhìn sâu vào bên trong sự vật, thông qua các câu châm ngôn giàu biểu tượng, và nhóm các nhà toán học – theo đuổi mục tiêu thông qua việc nghiên cứu thế giới bên ngoài.
Hội kín của trường phái Pythagoras
Pythagoras đã thành lập một hội kín quý tộc với tiêu chí hướng tới một xã hội chính trị có luân lý đạo đức. Các thành viên phải cam kết không để lộ bất kỳ hiểu biết nào ra bên ngoài. Đây cũng là cam kết gắn liền với cả cuộc đời Pythagoras, góp phần tạo nên màu sắc huyền bí xung quanh con người ông và hội nhóm ông lập. Học trò của Pythagoras tin rằng ông chính là một vị tiên tri thần thánh và thậm chí là thần Apollon. Liên quan đến Pythagoras còn có một câu nói đầy tính tín ngưỡng: Chính ông đã nói như vậy đấy. Bằng câu nói đó, các tín đồ Pythagoras đã dìm chết mọi cuộc tranh luận về lời truyền giảng của thầy mình.   
Đi tìm sự hài hòa trong vũ trụ
Khổng tử (551-479 TCN)
Kết quả hình ảnh cho konfucius


“Bậc quân tử đi tìm sự hài hòa chứ không cầu sự công bằng. Kẻ tầm thường thì cầu công bằng chứ không chịu tìm kiếm sự hài hòa” – một câu được trích trong cuốn sách kinh điển “Luận ngữ” của Khổng tử. Theo ông, tính hài hòa là một nguyên tắc tối cao giúp mang lại sự thịnh vượng hòa bình hằng mong đợi. Trong khi đó, thời đại mà Khổng tử sống chỉ toàn chiến tranh loạn lạc – thời Chiến quốc, những trận chiến giữa các lãnh chúa địa phương cũng như giữa các dòng tộc nổ ra khắp mọi nơi.
“Thầy Khổng” đã giành trọn cuộc đời để phát triển học thuyết của mình, xô đổ nhiều quan điểm sống nòng cốt trong Đạo giáo. Nhưng cũng giống như Đạo giáo, Khổng tử tin vào Đạo, vào con đường chính nghĩa sẽ chỉ dẫn con người biết hành xử phải phép. Tuy nhiên, trong khi Đạo giáo cho rằng chỉ bản thân Đạo có thể tạo nên sự hòa hợp, con người không nên can thiệp vào, thì Khổng tử lại khẳng định, con người phải tự tìm lấy sự hài hòa cho chính mình. Lập luận của ông như sau: “Nếu gia đình sống hòa hợp, thì làng xã cũng vậy. Nếu làng xã nào cũng sống trong hòa hợp, thì tỉnh cũng thế. Nếu các tỉnh sống hòa hợp, thì cả vương quốc cũng như vậy. Nếu cả vương quốc hòa hợp nhau, thì vũ trụ theo đó mà vận động hài hòa.”
Bảo vệ tính truyền thống
Để duy trì sự hài hòa của vạn vật, theo lý lẽ của Khổng tử một mặt chúng ta phải dạy dỗ con người (nhân), mặt khác phải đi theo phong tục tập quán (đạo). Vậy nên, ông dành cho truyền thống một cái nhìn đầy tôn kính. Ngoài ra, Khổng tử nhấn mạnh vai trò của nghi thức giúp định hướng và hỗ trợ cuộc sống. Ví dụ như, thời gian đau buồn được giới hạn nhất định để bạn bè và gia quyến của người đã mất không bị chìm quá sâu vào đau khổ. Thờ phụng tổ tiên đồng thời cũng được xem như là một phần không thể thiếu của Đạo Khổng. Tuy nhiên, sự kế thừa tập tục này sẽ không còn giá trị nữa nếu như không có tính nhân đạo; trật tự của đạo được ông xem như thước đo tâm hồn.
Quyền phản kháng
Học thuyết của Khổng tử ngay từ đầu đã mang tính chính trị rõ rệt. Mục đích cuối cùng của ông là khắc phục cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Quốc nhờ “đổi mới” đạo đức. Trật tự xã hội của Khổng tử mặc dù vậy vẫn tồn tại sự phân cấp; vua là kẻ cai trị còn thần dân là người bị trị. Vậy nên, cũng không lấy làm bất ngờ khi đạo Khổng trở thành giáo lý trị nước của Trung Quốc từ TK 1 TCN. Tuy vậy, Khổng tử không hề có ý ủng hộ thái độ phục tùng đối với người già cả và người chức cao vọng trọng. Người dân có quyền đứng lên phản đối chống lại những kẻ bạo chúa - vô trách nhiệm với vai trò, bổn phận của mình.
Nhà triết học về ngôn ngữ
Khổng tử sinh thời đã có những lý thuyết triết học về ngôn ngữ. Khi một học trò hỏi ông liệu ông sẽ làm việc gì đầu tiên nếu được lên nắm quyền trị vì. Ông đã trả lời rằng: ông sẽ ngay lập tức bắt tay vào sắp xếp các khái niệm ngôn ngữ vào trật tự của nó. Bởi, một ngôn ngữ một khi được tô điểm, bóp méo hay bị phai nhạt đi đồng thời cũng khiến chính bản thân nó trở nên hỗn loạn và rời rạc.
Đạo đức về ước muốn cá nhân
Những vị thần của Trung Quốc cổ đại như nữ thần vá trời Nữ Oa, thần giữ bếp Táo quân, đều khá xa lạ với người Châu Âu. Có thể là bởi hầu hết những nhân vật này đều xuất thân từ câu chuyện dân gian và gần như vô hình trong các lời giảng dạy chính thống của lịch sử Trung Quốc - trong Đạo Khổng, Phật giáo, hay Đạo giáo. Mặc dù những phép tắc hành xử không được hợp lý hóa thông qua một nhân vật thần thánh cụ thể nào, hầu hết các tôn giáo đều dựa vào những lý giải đạo đức bên ngoài. Phật giáo hứa hẹn các tín đồ về sự giác ngộ, siêu thoát lên cõi niết bàn. Đạo giáo thì cố gắng không phá vỡ đường đi của Đạo để đạt được sự thịnh vượng. Trái lại, đạo Khổng không đưa ra hứa hẹn các tín đồ của mình những lợi ích cụ thể nào của những bài học đạo đức. Ông rao giảng về những nỗ lực giao hòa với vạn vật, không phải vì nó giúp cho con người có được những nhận thức đầy trí tuệ, để có nhiều lợi thế hơn trong cuộc sống trần thế hay trên thiên đường hay đáp ứng mong muốn của thần linh, mà bởi vì ông, Khổng tử, nhìn thấy nó là con đường sáng suốt.
Sức ảnh hưởng
Khi những thầy tu dòng Tên đầu tiên đặt chân tới Trung Quốc vào thế kỷ 17, họ rất hào hứng muốn khám phá đạo Khổng. Thay vì ra sức phát triển nền tôn giáo đa thần chống lại đức tin Công giáo như nhiều nước khác, họ gặp phải một hệ thống triết học có nhiều điểm chung đặc biệt với Công giáo.
Nó chính là hệ tư tưởng đạo đức trong đạo Khổng, theo đó mối quan hệ giữa người và người luôn luôn được dựa trên sự trao đổi qua lại. Một trong điều luật vàng được Khổng tử đề ra là: “Điều mà bản thân không mong muốn thì cũng không làm vậy với người khác”. Triết học phương tây một lần nữa bị ấn tưởng bởi lối triết học không màng tới những điều răn của Chúa, mà chỉ cần tới cái “tri thức tự nhiên” để lý giải cho các hành xử đúng sai. Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716) thậm chí còn muốn những nhà truyền giáo Trung Quốc hãy dạy đạo Khổng cho người Châu Âu.
Luật trời
Trong những lời dạy đạo đức, Khổng tử có nhắc về Đạo và luật trời như lối đi sáng suốt mà con người nên theo đuổi và hài hòa bản thân trong đó, từ đó trở thành một phần trong sự hài hòa chung của vũ trụ. Theo Khổng tử chúng ta thấy mình đang mất cân bằng. Nỗ lực hòa hợp đối với ông cũng đồng thời là nỗ lực để quay trở về với cội nguồn, với trạng thái nguyên thủy là cân bằng. Để có thể góp mình vào sự dung hòa vũ trụ, mỗi người nên cố gắng trở thành bậc quân tử.
Hoàng tử bóng tối của thành phố Ephesos
Heraklit (544-483TCN)
Kết quả hình ảnh cho heraklit


Bên cạnh Epikur (341-270TCN) và Machiavelli (1469-1527), Heraklit cũng thuộc hàng những triết gia thường bị hiểu nhầm nhất lịch sử. Tuy nhiên, Heraklit vinh dự không bị nhìn nhận sai lầm hay tệ hại bởi những người thấp kém hơn như Platon. Platon (427-347 TCN) thấy ở Heraklit một tinh thần sẵn sàng ủng hộ những thay đổi bừa bãi và tính tùy tiện. Nhưng ông cũng nhiều lần lên tiếng phản đối việc người khác phê phán các bài viết ít ỏi còn sót lại của Heraklit theo nghĩa đó. Heraklit tự giới hạn mình trong thế giới tùy tiện của thần linh như cái cách Chúa tạo nên nhà thơ.
Sự khiêm tốn của nhà vua
Con người của Heraklit cũng đầy bí ẩn như các học thuyết của ông, bởi vậy ông được người Hy Lạp đặt tên là “bóng tối” – một danh xưng còn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. Chân dung lâu đời nhất và là chân dung duy nhất đáng tin cậy của Heraklit được dựng ở quê nhà Ephesos – tuy nhiên cũng phải 600 năm sau khi ông chết.
Vào năm 150 SCN, thành phố đã vinh danh đứa con trai nức tiếng thời trung cổ của mình bằng một đồng xu nhỏ bằng đồng. Trên đó khắc hình ông với bộ râu dài cùng một cây trượng như một biểu tượng của Basiliden (theo tiếng Hy Lạp basileus: vua chúa) – một gia tộc cao quý nhất ở đây. Điều này có nghĩa là, Heraklit có xuất thân hoàng gia nhưng đã từ bỏ lên ngai vàng, thay vào đó ủng hộ em trai mình. Theo lời kể lại, Heraklit thậm chí còn từ chối lời mời của vua Ba tư Dareios I. (549-486 TCN) đến thăm vương triều vì ông quá chán ghét sự phô trương và trang sức vàng bạc.
Thế giới luôn vận động
Heraklit cho rằng không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông, bởi thực chất không có dòng sông nào mà chỉ có dòng nước đang chảy. Vũ trụ theo ông là một ngọn lửa vĩnh cửu, sắp lụi tàn thì lại bùng đỏ. Cùng đó, Heraklit miêu tả hai nguyên tắc thoạt nhìn tưởng như mâu thuẫn: thay đổi và đo lường. Tất cả đều thay đổi, nhưng tuân thủ theo quy luật bất biến. Ngọn lửa tồn tại như một mạch đập vũ trụ, lụi đi rồi lại bùng lên lần nữa.
Nhà quan sát dòng chảy chỉ thích ngắm sự chập chờn, nhưng thực tế ngọn lửa lại nhảy nhót trong một điệu cân xứng nhịp nhàng. Thế giới được miêu tả không có những tòa nhà, mà là một khối tuần hoàn vĩnh cửu. Người đời sau nếu thấy tòa nhà thì đó thật ra chỉ là một bộ kịch. Ở đâu có người nghi ngờ một kiến trúc sư thì trong mắt Heraklit họ chính là đạo diễn của công trình đó. Heraklit thấy khắp nơi là sự thay đổi vận động, không tồn tại một sự tồn tại bất biến. Vì vậy, đối với ông chỉ có lửa mới có thể được cân nhắc trở thành một nguyên lý vũ trụ . Khác với không khí, nước và đất, lửa không hề bất động.
Kết quả hình ảnh cho heraklit und das feuer
Khác với Thales xem nước là khởi nguồn của sự sống bởi mọi vật đều chứa nước, thì Heraklit xem lửa là nguyên lý vũ trụ, bởi lửa luôn vận động.

Vũ trụ quan
Heraklit là một trong những nhà vũ trụ học đầu tiên quan tâm và nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ. Ngày nay, vũ trụ học trở thành một lĩnh vực trong ngành thiên văn học; mà một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất chính là nhà khoa học người Anh Stephen Hawking.
*Bài viết được dịch từ cuốn sách Philosophen 100 Bilder 100 Fakten (Cornelius Grupen)
*Nhan đề tự đặt