Nếu Haruki Murakami có tài năng miêu tả các tầng lớp nội tâm của con người thông qua các thế giới song song, những tượng trưng và ẩn dụ.
Thì Banana Yoshimoto có gì để xứng đáng đứng vào hàng ngũ các tác giả mới nổi bật của nền văn học hiện đại Nhật Bản?
Tốt nghiệp ngành Văn học - khoa Nghệ Thuật của Đại Học Nhật Bản. Là con gái của một triết gia, nhà thơ và nhà phê bình nổi tiếng của văn học Nhật Bản - Takaaki Yoshimoto, có lẽ Banana đã được tiếp cận với nhiều loại hình triết học từ khi còn nhỏ, và trong tất cả những khái niệm trừu tượng, những con đường rộng lớn và ngoằn nghèo đó, Yoshimoto đã chọn cho mình một con đường có thể coi là sự cứu rỗi của tâm trí con người trong xã hội tự do - Chủ nghĩa Hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh tuy rằng cũng phức tạp như nhiều trường phái triết học khác. Nhưng ở một khía cạnh thì nó cũng tương đối đơn giản. Nếu bỏ qua tất cả những khái niệm như tính đích thực, kiện tính, sự phi lý và giải thích đơn giản nhất (theo cá nhân của mình) thì nguyên lý cốt lỗi của Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng triết học, cũng như ý nghĩa của thế giới xuất phát từ con người và trách nhiệm từ các hành động của con người. Giản lược đi nữa thì chính con người là chủ thể mang lại cho thế giới ý nghĩa cho dù nó vô nghĩa giữa một thế giới đã đạt đến đỉnh điểm của tự do. Để tìm hiểu sâu hơn thì mọi người có thể tìm đến sách của các tác giả Sartre, Nietzsche, Dostoevsky hoặc Soren Kierkegaard.
Chính những việc như hành động - suy nghĩ - cảm nhận của con người mang lại cho cuộc sống của mỗi cá nhân ý nghĩa. Và rằng con người phải có trách nhiệm khiến cho bản thân mình hạnh phúc
Nếu Chủ nghĩa Hư vô có thể dùng để biện minh cho các hành động lệch lạc và cực đoan của con người thì Chủ nghĩa hiện sinh, tuy cũng phủ định ý nghĩa chung của cuộc sống, phần nào đó phủ định có một bàn tay lớn hơn ở trên đang sắp xếp mọi chuyện thì nó vẫn thúc đẩy con người tự tìm kiếm hạnh phúc cho mình.
Ngoài văn chương nhẹ nhàng, du dương, dễ đọc, thì các nhân vật trong những tác phẩm của bà là những con người trải qua mất mát hay tột cùng của sự trống rỗng, học cách vượt qua nó từ những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày, từ cảm nhận, từ hành động, và từ việc xây dựng mối quan hệ với người khác.
Trong Nắp biển, là một Hajime vừa mất đi người bà yêu thương mình từ nhỏ, phải chứng kiến bố mẹ và các cô chú tranh chấp tài sản của gia đình, chuyển đến sống cùng với Mari tại một thành phố du lịch đã tàn lụi. Tưởng chừng như Mari sẽ là người giúp Hajime quên đi những chuyện buồn và chữa lành vết thương trong tâm hồn cô, nhưng đây là lúc tình thương tác động "từ""lên" cả hai phía.
Trong Kitchen, là một “mẹ” Eriko của Yuichi chuyển giới để chăm sóc cho cậu kể từ khi vợ mất, hai người chăm sóc cho một Mikage cũng vừa phải chịu mất mát cùng tính cách yêu thích các căn bếp vô cùng. Sau đó đến lượt Eriko bị giết chết, Mikage và Yuichi vật lộn trước cuộc đời vô nghĩa bị bủa vây bởi liên tiếp những cái chết, cuối cùng nhận ra rằng họ có thể nương tựa vào nhau, đau khổ cùng nhau và vượt qua cùng nhau.
Trong Moonlight Shadow ( Ánh trăng ), là một “tôi” vừa mất đi người bạn trai cùng với người em trai của cậu đã mất đi người bạn gái.
Còn chuyện gì có thể đẩy con người đến giới hạn của đau khổ hơn cái chết?
Cái chết hiện diện trong mọi tác phẩm của Banana, nhưng nó không ở đó mãi, cái chết trong các tác phẩm của bà không phải cảm giác tiêu cực vĩnh hằng mà là hiện thân đối lập của Chủ nghĩa Hiện sinh. Các nhân vật của cô có thể buồn nhưng sẽ không bi lụy, họ vẫn hành động, suy nghĩcảm nhận những điều nhỏ nhặt nhất còn sót lại trong hiện thực này, học cách mở lòng với người khác để trả lại ý nghĩa cho thế giới cá nhân của chính mình.
Đó là lý do vì sao mình gọi văn chương của Banana Yoshimotothứ văn học có tác dụng chữa lành. Và đây sẽ là điểm phân biệt "cô Chuối" với các thế giới song song của Haruki Murakami, các câu chuyện đa góc nhìn Kanae Minato hay các thế giới trần trụi tàn nhẫn của Ryu Murakami.
Cô bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Stephen King nên đôi lúc trong các tác phẩm của cô cũng có xuất hiện những chi tiết kỳ lạ. Như trong tác phẩm Ánh trăng xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ (có lẽ là mượn từ Thất tịch) khiến cho người sống và người đã khuất có cơ hội gặp nhau, để chào tạm biệt nhau lần cuối.
Bút danh Banana được lựa chọn vào lúc học Đại Học vì "dễ thương" và "lưỡng tính một cách có mục đích".
Banana còn đăng những tác phẩm của mình trên cả ở những tạp chí làm đẹp, thời trang. Cô cho rằng văn học không phải chỉ dành cho tầng lớp đặc tuyển trí thức mà cho cả những cá nhân bình thường, văn học là dành cho tất cả những người muốn đọc văn học. Tác phẩm Kitchen đã làm nên hiện tượng "Bananamania" trên toàn thế giới.