Những vị trí cơ bản trong bóng đá
bài viết chia sẻ một vài các tên gọi của các vị trí trong 1 đội bóng
Tiếp tục series về những điều cần biết đối với một người mới khi xem bóng đá. Trong bài viết lần này tôi sẽ tiếp tục đề cập đến một vài các vị trí cơ bản mà các fan bóng đá cần biết nếu muốn theo dõi bóng đá lâu dài cũng như để có thể cập nhật các thông tin liên quan đến bóng đá(Lưu ý: vì đây chỉ là 1 bài viết dành cho các bạn mới xem bóng đá nên mình sẽ không đề cập đến các thuật ngữ như là: số 10 cổ điển hay số 9 ảo... mà thay vào đó mình sẽ chỉ đề cập đến các thuật ngữ cơ bản mà người mới cần biết. )(Bài viết chủ yếu dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm của tác giả nếu có gì sai xót mong nhận được sự góp ý của các bạn )
+VAR(virtual assistant referee): Hệ thống hỗ trợ trọng tài: đây là một hệ thống gồm nhiều camera và được giám sát bởi 1 tổ trợ lý trọng tài thường gồm 4 người. Họ sẽ ngồi soi từng chi tiết các pha bóng diễn ra trên sân với nhiều góc độ khác nhau để có thể giúp trọng tài chính đưa ra những quyết định với độ chính xác cao nhất.
-Hàng công:
+FW(forward wing): thường được gọi là tiền đạo cánh họ là những cầu thủ thi đấu ở vị trí tiền đạo nhưng thay vì đá ở trung tâm thì họ sẽ đá lệch về 2 cánh nhiều hơn những cầu thủ này 1 số thường sẽ có xu hướng xuống biên rồi tạt bóng vào vòng cấm nhưng 1 số khác lại có xu hướng di chuyển bó vào trung lộ để ghi bàn
+ CF(central forward): tiền đạo trung tâm. Khác với vị trí tiền đạo cánh thường xuyên phải thi đấu dạt về 2 cánh thì 1 CF sẽ thi đấu ở trung tâm của hàng công họ thường sẽ là trung tâm của các đường lên bóng . Những CF thường có xu hướng di chuyển rộng đề có thể phối hợp với đồng đội cũng như hút người để mở khoảng trống cho FW bó vào. Các CF ngày nay thường có xu hướng hi sinh thành tích ghi bàn của bản thân để phục vụ cho đội bóng
+ ST(Strike): thường được gọi là tiền đạo cắm. Đúng như cái tên gọi của nó các ST thường sẽ là các cầu thủ thi đấu cao nhất trên hàng công của 1 đội bóng họ sẽ là chủ công , người gánh vác trách nhiệm ghi bàn chính của đội. Họ hoạt động chủ yếu trong 1/3 sân đối phương. Những ST đẳng cấp thế giới thường là những tay săn bàn thượng hạng, họ giỏi trong việc xử lý bóng ở không gian hẹp cũng như sở hữu khả năng đánh hơi bàn thắng thượng hạng.
-Hàng tiền vệ:
+CAM(cental attacking midfielder): tiền vệ công hay tiền vệ kiến thiết họ là những cầu thủ thi đấu ở vị trí cao nhất trên hàng tiền vệ của đội bóng. Vai trò của họ chủ yếu là cung cấp các đường chuyền sáng tạo, có tính đột biến cao cho các cầu thủ trên hàng tiền đạo có thể tận dụng và ghi bàn. Đây thường là những cầu thủ có khả năng sáng tạo tốt cũng như lối đá ít nhiều có phần nghệ sĩ. Họ thường là cầu thủ có nhiều pha kiến tạo nhất đội.
+CM (central midfielder): tiền vệ trung tâm là những người thi đấu ở vị trí trung tâm của hàng tiền vệ. Nhiệm vụ, vai trò chủ yếu của họ là chuyền bóng để liên kết lối chơi, cầm nhịp của trận đấu cũng như là di chuyển pressing để thu hồi bóng cho đồng đội. Đây thường là vị trí đòi hỏi các cầu thủ sở hữu một nguồn thể lực dồi dào để có thể liên tục pressing cũng như không ngại trong các tình huống va chạm với cầu thủ đội bạn.
+CDM(central defend midfielder ): thường được biết đến với cái tên tiền vệ phòng ngự. Họ là những cầu thủ thi đấu ở vị trí thấp nhất trong hàng tiền vệ ,làm nhiệm vụ như 1 lớp bảo vệ từ xa, 1 tấm khiên đứng chặn trước hàng phòng ngự của đội nhà. Những CDM thường có bộ kỹ năng khá tương đồng với 1 trung vệ và hoàn toàn có thể thi đấu ở vị trí trung vệ khi cần thiết.(đọc đến đây thì có thể có nhiều bạn có suy nghĩ rằng CDM là 1 vị trí không quan trọng. Vậy thì các bạn chỉ cần xem cái cách mà hàng tiền vệ của tuyển việt nam chật vật khi đấu với UAE là đủ để biết tầm quan trọng của CDM đối với đội bóng)
-Hàng thủ:
+CB(central back): trung vệ là những cầu thủ thi đấu ở trung tâm hàng phòng thủ của đội bóng. Đối với 1 trung vệ cổ điển thì vai trò của họ chủ yếu là ngăn chặn, kèm cặp các tiền đạo đội bạn nhằm bảo vệ mảnh lưới của đội nhà. Tuy nhiên trong thời đại bóng đá ngày nay thì người ta đòi hỏi cao hơn ở các trung vệ. Ngoài khả năng phòng ngự các trung vệ còn cần phải có khả năng thoát pressing cũng như là phối hợp bóng ngắn, xây dựng lối chơi cho cả đội .Ngoài ra 1 số các trung vệ còn là bậc thầy trong việc thực hiện các đường chuyền cự li xa.
+LB(RB) : hậu vệ cánh. Các LB(RB) họ là các cầu thủ thi đấu ở vị trí hậu vệ, có vai trò bảo vệ 2 hành lang biên của đội nhà, họ cũng có thể chủ động di chuyển vào khu vực trung tâm của hàng phòng ngự để tăng cường phòng ngự tùy vào tình huống trên sân. Các hậu vệ cánh thường sẽ có xu hướng dâng cao nhằm hỗ trợ cho các cầu thủ tuyến trên trong việc xuyên phá hàng thủ đội bạn, nhìn chung các hậu vệ cánh đều sở hữu nguồn thể lực cũng như tốc độ tốt nhằm đảm bảo việc họ có thể lên công về thủ nhịp nhàng.
+GK(goal keeper): thủ môn là cầu thủ chơi ở vị trí thấp nhất trong hàng phòng ngự của đội nhà và có vai trò quan trọng, không thể thay thế trong đội bóng,là chốt chặn phòng thủ cuối cùng ngay trước cầu môn của đội nhà. Đối với một thủ môn cổ điển thì họ chỉ hoạt động trong vòng cấm, sở hữu các kỹ năng như phản xạ,không chiến,... Nhưng cũng như CB thì các thủ môn ngày nay bị đòi hỏi nhiều hơn không chỉ là các kỹ năng dùng tay mà thêm vào đó các thủ môn còn cần phải có khả năng chơi chân tốt để có thể phối hợp chuyền bóng thoát pressing với các đồng đội,cũng như có thể thực hiện các đường chuyền dài phát động tấn công chính xác cho đội nhà.
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất