Những lời nói dối và những sai lầm trung thực (dịch)
Cuộc khủng hoảng về kiến thức đại chúng của chúng ta là một cuộc khủng hoảng đạo đức. Đánh giá "sự trung thực" cao hơn "sự thật" chính là một bước để hướng tới giải pháp
Được dịch từ bài viết "Lies and honest mistakes" của tác giả Richard V Reeves đăng trên tạp chí Aeon (link gốc ở đây)
Vào một ngày nọ, tôi có nói với bạn tôi rằng Knoxville là thủ phủ của Tennessee. Khoảng chừng năm giây sau đó, anh ấy nói: "Không phải, là Nashville."
Câu nói của tôi rõ ràng là không đúng. Nhưng bởi vì tôi thực sự tin vào tính chính xác của những điều tôi nói, nên tôi dù sao cũng đang trung thực. Tôi đã nhầm, nhưng không có nói láo. Sự phân biệt này giữa sự thật và sự trung thực rất quan trọng, nhưng nó có nguy cơ bị mất đi trong các cuộc tranh luận chính trị "hậu sự thật" và "tin giả".
Hầu hết chúng ta có lẽ vô tình chia sẻ những điều giả dối không quan trọng một cách khá thường xuyên. Ngày nay, luôn có hầu hết một số người, với chiếc điện thoại trên tay, sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Nếu điều đó thực sự quan trọng, chúng ta có thể gặp chút rắc rối để kiểm tra những sự thật của mình.
Rủi ro của việc hiểu sai thì cao hơn nhiều đối với các tổ chức truyền thông, học thuật hay chính phủ. Vậy nên họ cố gắng - hay ít nhất cũng nên cố gắng - làm những điều đúng đắn. Cái lỗi Knoxville của tôi sẽ không xuất hiện trong tờ The New York Times, trừ khi một số người kiểm tra dữ kiện và các biên tập viên trong quá trình biên tập đã không chú ý.
Nhưng thậm chí những nhà báo chân thật nhất và những học giả cẩn thận nhất đôi khi cũng sẽ làm sai điều gì đó. Những sai lầm trung thực được thực hiện. Khi được chỉ ra, những lỗi này ngay lập tức được sửa lại và thừa nhận; có lẽ cũng sẽ có một vài câu hỏi khó được hỏi về các lỗi trong quá trình. Nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa sai lầm và nói dối - và giữa "tin giả" và "tin sai sự thật". Một sự giả mạo luôn là điều sai sự thật, và được cố tình thực hiện. Nhưng sự sai sự thật thì không phải lúc nào cũng là sự giả mạo; nó có thể đơn giản là một sự sai lầm.
Các thành viên đảng chính trị cố gắng để làm mờ đi sự khác biệt quan trọng này. Năm 2018, Tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump và Ủy ban Quốc gia Đảng cộng hòa đã trao 11 "giải thưởng tin giả" cho nhiều các phương tiện truyền thông khác nhau. Nhưng phần lớn các mục tin tức được ghi nhận và ngay lập tức được sửa lại và/hoặc được rút lại với những lời giải thích đầy đủ. Chúng là các tuyên bố sai sự thật, nhưng chúng không phải tuyên bố giả.
Khi xét đến thông tin sức khỏe cộng đồng, rủi ro còn cao hơn nữa. Khi đại dịch Covid-19 tấn công, ta đều muốn các lời khuyên chính xác, ngay lập tức về việc phải làm gì và không được làm gì. Nhưng con virus thì, như cái tên gọi tạm thời được trao cho nó nhắc nhở ta, mới lạ. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra xem nó là gì, nó lan truyền như thế nào, và làm sao để đánh bại nó. Câu trả lời trung thực tới phần lớn các câu hỏi cấp bách đó là: "Chúng tôi vẫn chưa biết." Hướng dẫn được đưa ra cùng các thông tin chưa hoàn thiện. Điều đó gây ra nhiều lỗi. Một vài lời khuyên ban đầu thì sai - nó hóa ra rằng khẩu trang thì thậm chí còn quan trọng hơn cả việc rửa tay, và rằng ở bên ngoài thì rất khác với trong nhà, và còn nhiều điều nữa. Nhiều mảnh lời khuyên chính thức thì sai sự thật, nhưng không phải là giả. Câu hỏi quan trọng nhất cho những công dân không phải liệu lời khuyên sức khỏe cộng đồng có luôn luôn đúng, mà là liệu các quan chức y tế cộng đồng có đang miệt mài cố gắng để làm nó đúng không - và truyền đạt thứ mà nhà xã hội học Zeynep Tufekci đã gọi là "sự thật hoàn toàn đau đớn", trung thực và rõ ràng. Niềm tin được xây dựng dựa trên sự trung thực hơn là dựa trên sự thật.
Đối mặt với các nhu cầu cấp bách về thông tin, chúng ta chỉ muốn sự thật. Đáp lại với câu hỏi "Đường nào để tới phòng cấp cứu?", tất thảy thực sự quan trọng là tính chính xác của lời đáp. Nhưng phần lớn thời gian, việc một người đang nói một cách trung thực thì quan trọng hơn so với việc họ đang nói sự thật, đặc biệt là khi những câu trả lời thường chưa rõ ràng. Hầu hết chúng ta cảm thấy rất khác khi đối mặt với một người bạn mắc các lỗi lầm trung thực, có lẽ là do thiếu thông tin, và một người mà cố tình nói dối. Và ta cũng biết rằng không ai có thể 100% đúng đắn về mọi thứ trong 100% thời gian, và hãy tha thứ cho các lỗi lầm vô ý mắc phải trong suốt quá trình. Điều tương tự cũng nên dành cho các tổ chức.
Hồi cuối năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trên tờ The Atlantic:
Nếu ta không có khả năng phân biệt điều gì đúng điều gì sai, khi đó theo định nghĩa thị trường ý tưởng sẽ không hoạt động. Và theo định nghĩa thì nền dân chủ của ta cũng không hoạt động. Ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng nhận thức luận.
Tôi nghĩ Obama nói đúng về khủng hoảng nhận thức luận. Nhưng tôi nghĩ nó còn nằm ở sâu hơn những điều ông gợi ý. Vấn đề không chỉ đơn giản là ta có phân biệt được đúng sai. Vấn đề là có thể phân biệt ai đang cố gắng diễn giải sự thật, thậm chí cả khi họ không phải lúc nào cũng thành công. Câu hỏi không phải là "sự thật ở đâu?" mà là "Ai đang thành thật?"
Sự thật của một tuyên bố có thể được kiểm tra thực nghiệm: đó là công việc của những người kiểm tra sự thật. Các tổ chức truyền thông khác nhau xếp hạng các tuyên bố dựa trên tính xác thực của chúng. Ở Mỹ, dự án "Người kiểm tra sự thật" của tờ Washington Post đưa cho các tuyên bố của chính trị gia một thang điểm Pinocchio từ một đến bốn; và PoliFact của viện Poynter có một thang đo sự thật sáu nấc đi từ "True" đến "Pants on Fire".
Nhưng sự trung thực thì khó để tiếp cận hơn, bởi vì nó yêu cầu chúng ta biết được người nói biết gì - để đào sâu hơn vào trong đầu óc của họ. Nó có phải một lời nói dối, hay là một sai lầm trung thực? Một cách để nhận biết là cách một người phản ứng với các bằng chứng cho rằng tuyên bố của họ là sai. Nếu họ tiếp tục lặp lại nó bất chấp, họ rõ ràng đang không trung thực. Mỗi sai lầm trung thực được thực hiện vào thứ Hai và sửa lại vào thứ Ba trở thành một lời nói dối nếu được lặp lại vào thứ Tư.
Như Bernard Williams, trong cuốn sách cuối cùng trước đây của mình, " Truth and Truthfulness: An Essay in Genealogy " (2002), đã viết:
Nếu điều mà một người tin vào hóa ra lại là sai lầm, nó không có nghĩa là người ta không nên tin vào điều đó nữa. Điều tiếp theo là nếu người ta nhận ra được sự giả dối, người ta sẽ không tiếp tục có niềm tin...
Sự thật là thực nghiệm, còn sự trung thực là đạo đức. Sự thật là sản phẩm cuối cùng; sự trung thực là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo ra sự thật. Cuộc khủng hoảng nhận thức luận bị đổ lỗi cho các chính trị gia dân túy, và cho các nền tảng công nghệ, và cho những kẻ troll người nổi tiếng tìm kiếm lợi nhuận. Những điều đó tất thảy đều quan trọng. Nhưng vấn đề thực sự là sự thiếu vắng đức hạnh, đặc biệt là đức tính trung thực. Cuộc khủng hoảng nhận thức là cuộc khủng hoảng đạo đức; và nó yêu cầu những giải pháp đạo đức.
Nỗ lực nhiều hơn thường có nghĩa là chuyển sang các nguồn tin tức chất lượng cao hơn nguồn tin tức Facebook của bạn
Vị thánh bảo hộ của chúng ta trong nỗ lực này có lẽ là Nathanael, người xuất hiện trong Phúc âm của John, và có một tuyên bố tốt đẹp để trở thành vị thánh bảo hộ của sự trung thực. Khi được kể về Chúa, ông đã chế giễu: "Có điều gì tốt đẹp đến từ Nazareth không?" Nhưng Đấng Christ, biết rằng ông ta đã nói điều này, thốt lên rằng: "Kìa, quả thật là một người Isreal, không hề gian dối!" Đấng Christ rõ ràng không tán dương Nathanael vì sự thật trong tuyên bố đó, mà là vì tinh thần sẵn sàng nói những điều ở trong tâm trí của ông ta - vì sự trung thực của ông ấy.
Williams luận rằng sự trung thực nằm ở hai đức hạnh cơ bản: chính xác và chân thành. Đức tính chính xác yêu cầu rằng "bạn làm điều tốt nhất bạn có thể để truy cầu niềm tin chân chính". Nó không có nghĩa rằng tất cả chúng ta cần cố gắng để trở thành các chuyên gia về mọi thứ trên thế giới. Như Williams đã nói, có một sự "phân chia lao động về nhận thức" cần thiết. Ta thường tin tưởng người khác để biết được làm cách nào đảm bảo rằng cái ly nước ta đang uống thì an toàn hay làm thế nào để loại bỏ ruột thừa của ta. Điểm chính yếu là làm những gì ta có thể, đặc biệt là với những vấn đề quan trọng hơn, trong giới hạn của sự hiểu biết và năng lực của chúng ta.
Tính chính xác là, như Williams cho biết thêm, "đức hạnh mà khuyến khích con người ta bỏ ra nhiều nỗ lực hơn bình thường để cố gắng tìm ra sự thật, và không chỉ chấp nhận bất cứ thứ gì hình thành niềm tin xuất hiện trong tâm trí của họ." Người bạn của tôi đã mô tả đức tính này khi anh ta kiểm tra tuyên bố của tôi về Knoxville. Một người mà đọc tài liệu y tế cộng đồng về việc đeo khẩu trang hay tiêm vaccine, hơn là đơn giản tin vào những điều mà hàng xóm nói cho họ, thì cũng đang làm điều tương tự. Nỗ lực nhiều hơn thường không có ý nghĩa gì hơn là việc chuyển qua các nguồn thông tin chất lượng cao hơn so với nguồn tin tức trên Facebook, chẳng hạn là tin tức bầu cử hay tin tức về Covid.
Sau khi cố gắng để lấy được thông tin chính xác, ta nên chia sẻ nó một cách đầy đủ và thành thật. Đây là đức tính chân thành, cái mà yêu cầu, như Williams đề cập, rằng "những điều bạn nói tiết lộ về những gì bạn tin tưởng". Cái này nghe thì dễ. Nhưng có những hoàn cảnh mà ở đó ta muốn che dấu niềm tin của chính mình, hay ít nhất là một phần nào trong số đó, và khi đó sẽ cần một chút sự can đảm để làm điều đó. Có lẽ bạn có thể tin rằng mọi người trong nhà thờ cần phải đeo khẩu trang khi đi lễ, nhưng phần lớn những người trong hội Thánh của bạn lại nghĩ đeo khẩu trang là vô nghĩa về mặt chính trị. Khi vấn đề nổi lên, có lẽ sẽ dễ dàng hơn, ít nhất là từ điểm nhìn xã hội, để giữ sự im lặng. Nhưng trở nên chân thành nghĩa là phải nói ra. Nếu can đảm đôi khi được yêu cầu ở người nói, thì niềm tin sẽ được yêu cầu ở phía người nghe. Williams một lần nữa nói: "Sự trung thực là hình thái của sự đáng tin cậy, liên quan cụ thể tới cách phát biểu."
Đương nhiên, có thể có một vài trường hợp mà sự trung lập là hợp lý về mặt đạo đức, như Edmund Burke chỉ ra. "Sự sai lầm và ảo tưởng không được cho phép trong bất kỳ trường hợp nào," ông viết trong "Two Letters on the Proposals for Peace with the Regicide Directory" vào năm 1796. "Nhưng, giống như khi thực hành tất cả các đức tính, có một sự trung lập trong sự thật."
Burke nhấn mạnh về "tính trung lập với sự thật" được biện minh chỉ trong một vài hoàn cảnh đặc biệt. Những hoàn cảnh này có thể bao gồm việc giữ lại một sự thật không quan trọng để không gây ra sự xúc phạm không cần thiết; trong các cuộc đàm phán quốc tế hay chính trị; hay trong những trường hợp mà việc giữ lại sự thật sẽ cứu được những mạng sống. Như một nguyên tắc chung, trở nên chân thành nghĩa là không từ chối giúp đỡ, hay đưa ra thông tin cho người nghe. Đây là lý do tại sao các nhân chứng được yêu cầu thề rằng sẽ nói không chỉ sự thật, mà là toàn bộ sự thật (ít nhất toàn bộ sự thật liên quan tới các câu hỏi được đưa ra).
Hai đức tính này của sự trung thực - chính xác và chân thành - là những điều quý giá nhất đối với những người làm việc trong các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy và truyền thông. Như Williams chỉ ra, thẩm quyền của giới học thuật bắt nguồn từ sự trung thực của họ trong cả hai khía cạnh này: "họ quan tâm, và họ không nói dối." Điều tương tự có thể (hay ít nhất là nên) đúng với các nhà báo và thẩm phán.
Điểm chính yếu là không bác bỏ đi một tuyên bố này và chứng minh một tuyên bố khác. Đó là phải nghi ngờ tất cả các tuyên bố.
Những nghề nghiệp này nằm ở trọng tâm của điều mà nhà văn Jonathan Rauch mô tả như "tổ chức của kiến thức". Tổ chức này hoạt động dựa theo các điều luật chắc chắn, đặc biệt là sự tự do để đặt ra các giả thuyết và trách nhiệm phải trải qua quá trình xem xét và giám sát. Như Rauch viết:
Cộng đồng tuân theo những điều luật này được định nghĩa bởi những giá trị và thực tiễn của nó, không phải bởi những biên giới của nó, và nó hoàn toàn không giới hạn các học giả và nhà khoa học. Nó cũng bao gồm ngành báo chí, những tòa án, lực lượng pháp luật và cộng đồng tri thức - tất cả các ngành nghề dựa trên bằng chứng đòi hỏi các giả thuyết cạnh tranh phải được kiểm tra và chứng minh. Các thành viên của nó tự chịu trách nhiệm cho nhau về những lỗi xảy ra.
Việc làm chống lại tổ chức này là những lực lượng mà Rauch dán nhãn "nhận thức luận chơi khăm" (troll epistemology). Những trò troll không tìm kiếm sự thật, mà là sự phá hủy kẻ thù, cá nhân hay ý thức hệ. Troll không chỉ thất bại trong biểu lộ đức tính chân thành và chính xác, chúng hoạt động theo một hướng đối lập lại, cố tình đưa ra các cách nhìn thực tế méo mó, dựa trên các thông tin sẵn có. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 là một tấm gương kinh điển của troll epistomology. Trump, những luật sư và đội quân người ủng hộ của ông ta lấy các lỗi vô tình, chia cắt và nhỏ nhặt hay thậm chí một vài trường hợp gian lận thực sự để tô vẽ một bức tranh toàn cảnh về một "cuộc bầu cử bị đánh cắp". Trump bản thân ông ta nghi ngờ cả những chiếc máy đếm phiếu, trích dẫn ra một lần đếm sai ở Hạt Antrim, Michigan. Nó hóa ra rằng thật sự có một lỗi - những nó là một lỗi của quan chức khi thực hiện cài đặt thiết bị lập bảng, đã nhanh chóng được sửa lại, và không có gì liên quan đến những chiếc máy đếm phiếu cả.
Trump và những người ủng hộ đã thêu dệt lên những câu chuyện tương tự về những phiếu bầu của người chết, hay những người bỏ phiếu hai lần, hay các phiếu bầu được "tìm thấy", về những người theo dõi cuộc bầu cử bị cấm, và nhiều hơn thế. Ở mỗi trường hợp, có thể chỉ là một mầm mống sự thật rất nhỏ, rồi được phóng đại lên quá mức, và do đó tất cả các bằng chứng phản bác đều bị bỏ qua một cách có hệ thống. Có vẻ như là kỳ lạ để chỉ ra một số cách khác nhau mà cuộc bầu cử có thể bị đánh cắp, hơn là thực sự sắp xếp để chứng minh một cái đơn lẻ, nhưng đó không phải ý chính. Ý chính không phải là bác bỏ một tuyên bố và chứng minh một tuyên bố khác. Nó là sự nghi ngờ tất cả các tuyên bố, để tạo ra một ý tưởng sự thật mà bản thân nó rất bấp bênh, bởi, như Steve Bannon đề cập, "đổ đầy cứt vào trong khu vực". ("flooding the zone with shit")
Có một sự ăn mòn nghiêm trọng trong đức tính trung thực, và đương nhiên nhiều các nhà lãnh đạo dân túy và các phong trào của những năm gần đây phải nhận lấy quá nhiều chỉ trích. Nhưng có những lực lượng khác đang hoạt động, nhiều trong số đó đã giúp thúc đẩy chủ nghĩa dân túy ngay từ đầu.
Các nền tảng mạng xã hội đã hoạt động như những bộ tăng tốc và khuếch đại những điều không thật, tạo ra những môi trường không ma sát cho thông tin, thông tin sai lệch và thông tin đánh lạc hướng (information, misinformation and disinformation) lan truyền một cách nhanh chóng. Thay vì khuyến khích sự tương tác nhiều hơn với các nguồn tin đáng tin cậy, các tổ chức như Facebook, Twitter, Youtube và các tổ chức khác tạo điều kiện cho việc tạo ra các bong bóng nhận thức, được chứa đẩy bởi những người mà cùng xác nhận những thiên kiến của nhau.
Các công ty truyền thông xã hội đang nỗ lực giải quyết tình trạng khó xử này, bởi vì các khách hàng muốn clickbait (sau tất cả thì ta cũng chỉ là con người thôi), cái mà tạo ra lợi nhuận (vậy nên những nhà cung cập muốn điều này thậm chí còn hơn cả các khách hàng). Ngay bây giờ, sự chân thành và chính xác dường như tạo ra những cái mồi nhử (bait) không hấp dẫn lắm, và vì vậy có thể không click để xem. Các mô hình kinh doanh của những công ty này dựa vào sự tương tác, và loại nội dung mà tối đa hóa sự tương tác là loại pha loãng sự thật hơn là nâng cao sự thật, như Tufecki và những người khác chỉ ra. Những doanh nghiệp này đang trở nên mạnh tay hơn chỉ ra và hạ cấp nội dung sai lệch hay gây hiểu nhầm, và kiểm soát các phát biểu gây thù hằn chặt chẽ hơn. Nhưng vấn đề có tính cấu trúc. Ta có nên cố kiếm tiền hay cố tạo ra sự thật? Ta không thể làm cả hai cùng lúc.
Đức tính trung thực cũng đang ở dưới những áp lực ở các khoa/viện Đại học, các viện nghiên cứu và các tòa soạn báo, có lẽ theo những cách ít kịch tính hơn nhưng về lâu dài, những điều này cũng nguy hiểm không kém. Sự phân cực chính trị khuyến khích ngay cả những người tốt không chỉ chọn phe, mà còn bắt đầu chọn những dữ liệu có sẵn của họ để ủng hộ nó.
Các học giả với chương trình nghị sự tư tưởng có thể dễ dàng trình bày dữ liệu theo cái cách mà xác nhận những thiên kiến của họ, thậm chí nếu hình thức trình bày đó không phải là mạnh mẽ nhất - hay ít nhất, chỉ là một trong nhiều cách mà nó có thể được trình bày. Hãy để tôi đưa ra một ví dụ cụ thể. Điều kiện kinh tế của tầng lớp trung lưu ở Mỹ là một câu hỏi quan trọng. Vậy nên, điều gì đã xảy ra với thu nhập của trung lưu Mỹ giữa những năm, chẳng hạn, 1979 và 2014? Ồ, nó đã tăng 51%. Hay có thể là 37%, 33%, 30%, hay 7%. Hay có lẽ nó nằm khoảng 8%. Tất cả các câu trả lời này đều đúng. Nó chỉ phụ thuộc vào việc bạn đọc các nghiên cứu nào, và các học giả đa dạng kia đã chọn sử dụng phương pháp luận nào.
Thế giới là một nơi phức tạp, và sự tìm kiếm điều đơn giản rất thường xuyên sẽ dẫn ta tới rắc rối.
Giả sử như bạn đã làm theo những gì mà Bernard Williams thúc giục và đầu tư một chút thời gian quý báu của bạn cho câu hỏi này, chỉ để đưa ra tất cả các câu trả lời cạnh tranh như này. Bực dọc, có lẽ vậy. Bạn có lẽ sẽ hỏi: "Ồ, vậy là cái nào?" Ý chính đó là không cái nào sai cả, theo nghĩa là sai. Chúng chỉ đơn giản đến từ những phương pháp luận khác nhau.
Điều nguy hiểm là các học giả cánh tả áp dụng các cách tiếp cận để tạo ra các kết quả cụ thể, và các học giả cánh hữu thì ngược lại, và mỗi bên trình bày những sự tìm kiếm của họ như là "sự thật". Sau đó thì một phương tiện truyền thông đảng phái có thể khuếch đại một trong các "sự thật" này cho phù hợp với thiên kiến của chính họ. Trước khi bạn biết điều đó, người ta có những góc nhìn khác nhau rõ ràng về vấn đề, và cách nhìn của họ dựa hoàn toàn vào nghiên cứu vững chắc. Điểm chính ở không phải là chúng ta không thể biết bất cứ điều gì, nó đơn giản rằng thế giới là một nơi phức tạp, và việc tìm kiếm sự đơn giản rất thường xuyên dẫn ta vào rắc rối. Đối với các học giả, điều quan trọng nhất là cố gắng trình bày công trình của họ theo cái cách khách quan nhất có thể (tính chính xác), và để trình bày một loạt các kết quả hợp lý bất cứ khi nào có thể, đưa ra một bức tranh đầy đủ nhất có thể (sự chân thành).
Sự trung thực của học giả đặc biệt quan trọng khi đánh giá chính sách công. Quá dễ dàng để tạo ra các nghiên cứu đánh giá theo những cách mà tạo ra các kết quả tích cực. Điều này là có thể hiểu được. Rất ít nhà tài trợ, công khai hoặc từ thiện, vui mừng khi biết được sáng kiến hàng tỷ đô la của họ đã thất bại trong việc đạt được bất kỳ mục đích nào của nó. Áp lực sau đó, thậm chí cả khi các nghiên cứu được tiến hành tốt đẹp, đều luôn luôn là làm nổi bật bất kỳ phát kiến tích cực nào và giảm đi các phát kiến gây thất vọng. Thay vì lập sách dựa trên bằng chứng, ta lại đi kết thúc bằng việc lập bằng chứng dựa trên chính sách.
Trong tất cả các trường hợp đó, có một yêu cầu dành cho cả trách nhiệm của tổ chức và cá nhân. Các công ty truyền thông, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các đảng phái chính trị tất cả sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa để duy trì các quy tắc cởi mở, khả năng thất bại và trao đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và phổ biến kiến thức. Nhưng chúng ta không chỉ đẩy hết các trách nhiệm cho các tổ chức. Đó cũng là một câu hỏi về đạo đức của bản thân ta, và về cam kết của ta đối với việc sống và hành động với một thái độ trung thực.
Một nhà tự do tới tận xương tủy, Williams rất nhạy cảm với các nguy cơ đi kèm với cuộc cách mạng Khai sáng của những nhà Duy lý, trên hết tất cả các nỗ lực là một trật tự xã hội xoay quanh một "sự thật" khoa học về công lý hay bản chất loài người. Đó là cách của sự chuyên chế. Nhưng món quà tuyệt vời của chủ nghĩa tự do Khai sáng là cá nhân và tập thể cố gắng học hỏi, để biết nhiều hơn, về bản thân ta, mỗi người khác, và về thế giới. "Chúng ta có vài thứ để lo sợ từ những kế hoạch Khai sáng vì sự tiến bộ và ứng dụng sự thật, nhưng rất nhiều điều đáng trân trọng trong mối quan tâm của nó dành cho sự trung thực," ông viết.
Chỉ trích dành cho cuộc khủng hoảng nhận thức đã được đặt ra trước các chính trị gia, các học giả và các nhà báo, và các tổ chức mà họ làm việc. Và có hàng tá các chỉ trích xảy ra xung quanh. Nhưng nếu Williams đúng, và tôi nghĩ ông ấy đúng thật, thì gốc rễ vấn đề của chúng ta là đạo đức. Giải pháp cho chúng ta là làm tốt hơn, để trở nên tốt hơn. Chắc chắn, trở nên trung thực là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng không có nó, các xã hội tự do không thể hoạt động. Và không ai nói rằng sự tự do thì dễ dàng cả.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất