Những lời khuyên khi tập gym, thể dục, fitness:
1. Người mới tập thì trước tiên nên xem xét, nhận định sức khỏe toàn diện của bản thân, bao gồm sự lưu thông mạch máu, sức bền, bệnh nền, thể trạng béo gầy, tuổi tác xem đó là những yếu tố căn bản để có đường lối tập luyện phù hợp. Bởi an toàn là yếu tố hàng đầu, nếu không biết tới điều này, không chú ý, quan trọng vấn đề này thì sẽ dẫn tới những kết cục bi thảm như tai nạn, rách gân, đứt gân, viêm điểm bám gân cơ, chật khớp, gãy xương, tai biến, đột tử.
2. Người mới tập thì nên đi theo hướng cơ gân nhão, nhiều mỡ -> săn chắc, dẻo dai, có sức bền-> sau đó mới tính tới việc cơ to ra.
Muốn đi từng bước như trên thì giai đoạn đầu bạn nên chọn những mức tạ cực nhẹ và thực hiện nhiều lượt mỗi hiệp, nhiều hiệp trong buổi tập (nhưng không quá 10 hiệp/ngày cho 1 bài tập) để tạo sự săn chắc, dẻo dai cho cơ bắp; những tư thế không tạ với lực nhẹ như chống đẩy cao với số lượt tăng dần và số lượt thực hiện từ ít tới nhiều lượt/ hiệp (ví dụ ban đầu là 5 lượt/ hiệp sau đó dần dần đạt tới 50 lượt/ 1 hiệp thì dừng lại) sau khi đã quen với mức chống đẩy cao thì bạn có thể hạ dần dần độ cao của chống đẩy xuống để tăng lực vì chống đẩy càng cao thì lực tác động càng nhẹ, càng thấp thì lực tác động càng nặng) Sau 1 2 3 tháng đầu tuân thủ lịch tập nhẹ với số lượng nhiều như vậy để đảm bảo bạn có nền tảng tốt rồi mới hẵng tập theo mô hình của các phòng tập, mới hẵng tập các động tác giống như những người khác trong phòng tập. Nếu bạn bỏ qua bước xây dựng nền tảng này bạn để theo mô hình của các phòng tập hoặc tập những động tác như những người khác trong phòng gym luôn thì bạn sẽ có thể bỏ cuộc sau vài buổi tập bởi vì theo mô hình của các phòng tập quá khó, quá mệt, quá đau, quá sức, hoặc bị chấn thương - nền tảng không vững thì tỷ lệ nhiều là bỏ cuộc hoặc chấn thương, tai nạn.
"Arnold Schwarzenegger luôn nhắc nhở những người mới bắt đầu rằng họ nên bắt đầu chậm rãi hơn là hấp tấp để rồi bỏ cuộc nhanh chóng. Theo ông, nên dành nhiều thời gian ở phòng tập để hoàn thành nhữnh bài tập đơn giản hơn là vội vã thực hiện những bài tập quá khó để rồi chưa kịp nhận ra kết quả đã vội bỏ cuộc hoàn toàn."
"Hãy bắt đầu thật dễ để bạn không thể nói không."— Leo Babauta Bắt đầu nhưỡng bước nho nhỏ trông ngốc nghếch và tăng dần dần lên một tí. Tập trung vào xây dựng thói quen trước, tối ưu sau. Quá trình là mục tiêu, không phải sự hoàn hảo.
Tuổi trẻ cỡ 16 17 18 19 những người hay hoạt động thể chất, lao động phụ giúp gia đình thì có thể bỏ qua bước này vì cơ sinh lý của tuổi trẻ lúc đó vô cùng tốt, có chẳng may bị chấn thương nhẹ hoặc sai tư thế 1 chút thì cũng rất nhanh hồi phục, giống như chưa có chuyện gì thì có thể tập luôn theo mô hình của các phòng tập hoặc tập theo những người trong phòng tập luôn.
3. Sau khi đã qua giai đoạn xây dựng nền tảng dẻo dai, săn chắc, có sức bền, có nền tảng như ở mục 2 thì lúc này bạn đã vào cầu chuyên nghiệp 1 chút như gymer, như những người khác trong phòng gym, có thể tập các bài tập, lý thuyết, động tác tập giống như những người khác trong phòng gym thì bạn nên sắp xếp các bài tập trước và sau 1 cách khoa học: Ví dụ như các bài kéo xà, chống đẩy, gâp bụng bạn có thể tập hàng ngày, ngày nào cũng tập tuy nhiên đối với 3 bài này thì bạn nên tập ở cuối buổi tập vì cơ bụng cần thiết cho mọi hoạt động ở các bài khác cho nên nếu bạn tập vào đầu buổi thì cơ bụng đã mệt sẽ khiến khó thao tác, không thoải mái, phong độ, khỏe mạnh khi tập các động tác khác. Còn đối với bài kéo xà và chống đẩy thì 2 bài này tốn vô cùng nhiều sức lực, nếu tập 2 bài này ở đầu buổi thì bạn sẽ mệt mỏi, uể oải, khiến bạn chẳng còn muốn tập luyện gì tiếp theo ở giữa buổi nữa.
4. Những người ở độ tuổi dưới 20 đối với nam và dưới 18 đối với nữ thì vẫn tập được gym bình thường, tuy nhiên tránh các bài khiến tạ, lực nặng đè lên cột sống khiến hạn chế chiều cao tối đa. Nên ưu tiên cho các bài như chống đẩy, kéo xà đơn, đẩy xà kép, lăng xà đơn, lăng xà kép, chạy, nhảy.
5. Đối với người cao tuổi thì nên tập cực nhẹ, tập chậm, động tác tư thế đơn giản không phức tạp, nếu ham thích thì có thể tập nhẹ và nhiều lượt. Chứ đừng ham nặng và ham nhanh, ham động tác tư thế khó bởi tuổi cao cơ thể, cơ xương khớp không còn được như lúc trẻ, rất dễ bị tai nạn, chấn thương, tai biến, đột tử.
6. Ăn uống thì ăn uống bình thường, không ăn quá nhiều cũng không ăn quá ít, ăn chay hay ăn mặn không quan trọng không ảnh hưởng không phải là yếu tố quyết định vấn đề, lưu ý là cũng đừng ăn quá nhiều thịt, trứng vì ăn nhiều đồ này có thể dẫn tới nhiều các căn bệnh như trĩ, viêm dạ dày đại tràng (viêm nhiều, viêm đi viêm lại, tái đi tái lại thì lúc đó có thể dẫn tới ung thư đại tràng), gout, rối loạn chuyển hóa...vv
Riêng đối với người đang gầy thì nên chia nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều hơn trước đây. Riêng đối với người béo thì nên ăn ít hơn trước đây (Nhiều người béo họ cho rằng tập gym dẫn tới tiêu hao nhiều năng lượng nên cần ăn nhiều hơn, tuy nhiên thực tế 1 giờ tập gym chỉ tiêu hao năng lượng bằng 1 giờ đi bộ, lượng tiêu hao năng lượng không đáng kể để làm lý do ăn nhiều hơn).
7. Lưu ý quan trọng đối với mọi thể trạng, lứa tuổi: việc tập luyện nên tuân thủ tập chậm và số lượt nên dưới 25 lượt/ 1 hiệp đổ lại. Sức bền tốt thì chỉ nên dừng lại ở mức 50 lượt/ 1 hiệp đổ lại. Việc tập thao tác nhanh và nhiều lượt/ 1 hiệp (trên 50 lượt/ 1 hiệp); hoặc tập chậm và vẫn tuân thủ số lượt/ 1 hiệp đúng tuy nhiên khoảng thời gian nghỉ giữa các hiệp quá gần (dưới 1 phút đối với mức tạ/ lực trung bình; dưới 3 phút đối với mức tạ nặng) thì nhiều khả năng sẽ dẫn tới bệnh viêm điểm bám gân cơ.
8. Dĩ nhiên, kiến thức cơ bản nhất là phải khởi động trước khi tập.