Những câu hỏi thường gặp về ngành Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Anh - Ngữ văn Anh - English Linguistics and Literature (NNA) là một ngành học về ngôn ngữ lâu đời nhất được thành lập ở Việt...
Ngôn ngữ Anh - Ngữ văn Anh - English Linguistics and Literature (NNA) là một ngành học về ngôn ngữ lâu đời nhất được thành lập ở Việt Nam, song song với ngành Ngôn ngữ Pháp. Trải qua 70 năm thành lập, ngành NNA hiện nay đã rất phổ biến với hàng loạt các khoa tiếng Anh được mở ra ở các trường Đại học, Cao đẳng khác nhau.
Sau một ngày đi dọc trang confession trường, mình đã lụm được một số câu hỏi điển hình về ngành học này. Là sinh viên NNA năm cuối ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mình viết bài này với hy vọng phần nào giả đáp thắc mắc của mọi người <3
1. Mình học không giỏi tiếng Anh vậy mình có nên theo đuổi ngành học này không?
Ngành NNA hiện nay đã rất phổ biến, tính sơ sơ Sài Gòn có hơn 20 trường, Hà Nội cũng hơn 20 trường. Nếu bạn muốn theo đuổi và xây dựng sự nghiệp ở ngành này, mình nghĩ trình độ tiếng Anh của bạn ở cả 4 kỹ năng phải đạt một mức nhất định, ít nhất là cỡ B2 theo thang tiêu chuẩn châu Âu (CEFR level) khi vào đại học, và cố gắng đạt mức C1 khi ra trường.
Là sinh viên NNA, các nhà tuyển dụng cũng có expect cao hơn về trình độ tiếng Anh của bạn. Theo mình quan sát, các bạn học sinh cấp 3 hoàn toàn có thể đạt IELTS 7.5 nếu học thêm bài bản. Để thực sự nổi bật với nhà tuyển dụng, bạn nên đạt mức IELTS 8.0 trở lên với các kỹ năng đều trên 7.
Học NNA đồng nghĩa với việc bạn phải học một ngoại ngữ 2 đạt tiêu chuẩn trường đề ra để có thể tốt nghiệp. Như trường mình, bạn phải đạt trình độ B1 các ngôn ngữ ở châu Âu như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha...; tiếng Trung là HSK3, tiếng Nhật là N3. Mình đã vật lộn khá nhiều với vụ ngoại ngữ 2 này, vì thử tưởng tượng xem, bạn dành 12 năm đi học để đạt B1 tiếng Anh, nhưng chỉ 3,5 năm ở ĐH để đạt B1 tiếng Đức. Vậy nên, nếu không nắm vững tiếng Anh, mình nghĩ sẽ không dễ để bắt đầu học ngôn ngữ khác.
2. Học Ngôn ngữ Anh ngoài học các kỹ năng ngôn ngữ thì còn học gì?
4 skills (nghe-nói-đọc-viết) và 3 aspects (grammar-vocabulary-pronunciation) chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mang tên Ngôn ngữ. Để hiểu về một ngôn ngữ, cần học về 6 areas khác nhau theo thứ tự bao gồm:
- Phonetics (Ngữ âm học): các âm /i:/, /e/, /æ/, và 39 âm vị khác được phát âm như thế nào, lưỡi được đặt ở vị trí nào, luồn khí từ phổi sẽ bị chặn lại ở đâu trước khi thoát ra miệng và. Âm /t/ trong từ "table" sẽ được phát âm khác với âm t trong từ "bat" ra sao. Nhìn chung là học về cấu trúc vật lý, sinh lý, tâm lý khi tạo ra 1 âm. Môn này cần người học có phát âm tương đối hay và tự nhiên.
- Phonology (Âm vị học): nếu Phonetics mình học về một thứ cụ thể thì Phonology sẽ mang đặc điểm trừu tượng hơn. Mình sẽ phân tích cách các âm vị (/i:/, /e/, /t/,...) kết hợp với nhau để tạo ra một âm tiết (syllable). Ví dụ, nhờ sự phân tích này, có thể thấy tất cả các âm tiết này trong tiếng Anh đều chứa nguyên âm (vowel).
- Morphology (Hình thái học): Cách các hình vị kết hợp với nhau để tạo ra một từ. Ví dụ: từ suicide là sự kết hợp của 2 hình vị: sui- (gốc từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy, mang nghĩa oneself) và -cidium (mang nghĩa killing). Do đó, ta có thể thấy một loạt từ mang nghĩa giết có gốc -cidium: homicide (giết người), genocide (diệt chủng), herbicide (thuốc diệt cỏ),...
- Syntax (Cú pháp học): Cách các phrase kết hợp với nhau để tạo ra một câu. Nhờ môn này, mình sẽ hiểu được tại sao câu "Ben mended his bike in the garden and Max did so in the garage" lại đúng ngữ pháp, trong khi "Ben put his bike in the garden and Max did so in the garage" lại sai ngữ pháp. Bài tập thân thuộc nhất của môn này chính là vẽ cây. Nghĩ lại mình thấy mình qua môn cũng hay.
- Semantics (Ngữ nghĩa học) và Pragmatics (Ngữ dụng học): Hai môn này thường đi chung với nhau. Nếu Semantics dạy về ý nghĩa từ điển, nghĩa gốc, nghĩa khách quan của một từ, cụm, câu thì Pragmatics dạy về nội hàm, những ý nghĩa không được nói ra thành lời. Ví dụ, vợ bảo chồng: "The dishes haven't been washed, honey.", ông chồng rep lại: "Okay, babe." Nhìn về mặt semantic, 2 câu này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Một câu đưa ra một sự thật "chén chưa rửa", một câu mang nghĩa "đồng thuận". Nhưng nhìn về mặt pragmatic, ý vợ là "Can you wash the dishes?" Học môn này rồi liên kết với mấy bộ phim hài Mỹ xem là mình cừi ẻ.
Bên cạnh học về các lĩnh vực khác nhau của một ngôn ngữ, bạn còn học các môn liên quan đến kỹ năng, văn hóa. Có thể kể đến các môn như Presentation Skills, Research Methodology, Introduction to Literature, British and American culture...
Và đường nhiên không thể bỏ qua các môn chuyên ngành tùy theo chuyên ngành bạn chọn. Đa số các trường đào tạo NNA đều có chuyên ngành: ngữ học - giảng dạy, biên - phiên dịch. Riêng trường mình có ngành văn hóa - văn học dành cho các bạn mê đọc sách và muốn tìm hiểu về nền văn chương cũng như văn hóa đại chúng của 2 nước Anh và Mỹ.
3. Học Ngôn ngữ Anh chắc chỉ toàn lý thuyết hả ta?
Như đã nói trên, bạn phải học qua các lĩnh vực khác nhau của một ngôn ngữ, và các lĩnh vực trên khá nặng lý thuyết. Tuy nhiên, các giảng viên sẽ giao cho bạn khá nhiều bài thuyết trình và project khác nhau để giúp bạn nâng cao kỹ năng mềm.
Hãy chuẩn bị 1 tuần 3 bài thuyết trình là chuyện như cơm bữa. Thầy cô sẽ luôn yêu cầu sinh viên sáng tạo và đổi mới trong việc thuyết trình, do đó bạn không thể đứng nói suông mà phải dàn cảnh talkshow, workshop, phóng viên đi qua nước Anh tác nghiệp để có thể mang lại điểm cao. Bên cạnh đó còn có các project đóng kịch, quay phim, lồng tiếng, sub vid hề hước cho các môn về Literature, Culture, Translating...
Và khi vào chuyên ngành, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm công việc tương lai. Dạy thử các skills cho các độ tuổi khác nhau, dạy cá nhân, dạy theo nhóm, làm lesson plan; dịch đuổi trong các buổi học interpreting; làm hướng dẫn viên du lịch; etc. Deadline sẽ luôn tràn trề nên các bạn đừng lo nhé.
4. Học Ngôn ngữ Anh rồi ra trường làm gì?
Câu hỏi muôn thuở. Như mọi ngành học, nếu bạn thật sự giỏi, nằm trong top 10, 15% những người chung ngành, bạn sẽ luôn có chỗ đứng. Điều quan trọng nhất của một sinh viên NNA là không được giới hạn bản thân mình, hãy luôn trau dồi kiến thức và tìm kiếm cơ hội.
Những ngành truyền thống nhất có thể kể đến:
- Giáo viên tiếng Anh, Giảng viên các trường ĐH (nếu có bằng thạc sĩ trở lên); Academic coordinator, Research - Development, Product team ở các trung tâm tiếng Anh.
- Biên - Phiên dịch viên. Không chỉ phiên dịch Anh - Việt, Việt - Anh, bạn cũng có thể phiên dịch các cặp ngôn ngữ khác như Ahh - Nhật, Anh - Pháp... nếu bạn master cả 2 ngôn ngữ. Đó cũng là lý do trường yêu cầu ngoại ngữ 2 đó.
- Hướng dẫn viên du lịch, Người thiết kế tour du lịch.
- Làm ở các Đại sứ quán/Lãnh sự quán.
- Viết lách, viết sách.
Bên cạnh đó còn có các công việc trái ngành như:
- Nhân sự
- Marketing
- Product development
- Event planner
- Sales
- ...
Và bạn luôn có thể dành thời gian học thêm kỹ năng khác, học văn bằng 2 để bổ trợ công việc của mình. Đừng bao giờ giới hạn bản thân bạn nhé.
Hy vọng bài viết của mình đã giải đáp một phần thắc mắc của các bạn. See ya <3
Đọc thêm:
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất