HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ: NGOÀI LÀM GIÁO VIÊN CÓ THỂ LÀM GÌ?
Các bài viết của mình: https://anhtuanle.com/articles/ Khi nói chuyện với các bạn sinh viên, mình thấy có một ngành rất hay mà nhiều...
Các bài viết của mình: https://anhtuanle.com/articles/
Khi nói chuyện với các bạn sinh viên, mình thấy có một ngành rất hay mà nhiều bạn bây giờ đang theo học đấy là ngành ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng khác nữa. Thế nhưng khi hỏi chính các bạn đang học và các bạn khác rằng học tiếng như thế thì sau này có thể làm nghề gì thì các bạn lại bị. Lựa chọn khả dĩ nhất các bạn nghĩ ra ngay trong đầu là làm giáo viên.
Hồi bé mình sinh ra ở Nga, 3 tuổi thì được nhấc về Việt Nam. Thời điểm đấy tiếng Việt một chữ bẻ đôi mình cũng không biết, tiếng Nga thì nói nhoay nhoáy. Trải qua hơn 20 năm thuần hóa nơi đất việt nên giờ mình quên sạch tiếng Nga rồi. Ngoài tiếng Việt ra thì bây giờ mình có biết thêm tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc ở trường rồi, còn tiếng Tây Ban Nha là vì mình thích nên học thêm.
Việt Nam chúng ta ngày càng hội nhập hơn. Tiếng Anh bây giờ cũng không như 10 năm trước nữa, ngày càng phổ biến và thông dụng rồi. Vậy nên dần dần chúng ta nên bắt đầu làm quen với việc học thêm một ngôn ngữ thứ 3 nữa. Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Trung đều là các lựa chọn không tồi. Học ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là bạn ngòi học ngữ pháp, luyện từ mới đâu nhé, mà còn là học về văn hóa, về con người, về đất nước sản sinh ra ngôn ngữ đó nữa.
Thôi lạc đề rồi, quay lại với chủ đề chính. Vậy các em sinh viên học các ngành ngôn ngữ học ở các trường ví dụ như HANU sau khi ra trường ngoài giáo viên ra thì các em có thể làm được công việc gì nữa?
Học ngành ngôn ngữ có thể làm những nghề gì?
Các doanh nghiệp muốn ‘go global’ hay nói cách khác là mở rộng được ra thị trường quốc tế thì bắt buộc phải giao tiếp được sản phẩm, dịch vụ của họ với khách hàng nước ngoài. Nếu cứ mỗi lần đi giao thương lại thuê một phiên dịch viên thì vừa tốn kém có khi lại chưa hẳn hiệu quả (vì phiên dịch viên chưa chắc đã hiểu rõ ngành nghề đó). Thế nên nếu một nhân viên bất kì vị trí nào (Sales, Admin, HR) mà có thêm khả năng giao tiếp tốt một loại ngôn ngữ nào đó thì chắc chắn sẽ rất cần vào những lúc như thế này. Vậy nên ngoài giáo viên, công việc mà các bạn học ngôn ngữ có thể làm là Sales, Admin, HR nhé. Việc gì cũng làm được tuốt, miễn là học thêm các kĩ năng của các vị trí trên nữa.
Thêm một lĩnh vực nữa các bạn có thể làm là lĩnh vực báo chí. Ví dụ là báo thể thao nhé. Có rất nhiều đội bóng ở Tây Ban Nha chẳng hạn dùng tiếng Tây Ban Nha và các bài viết về cầu thủ, đội bóng này viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Vậy thì nếu bạn biết tiếng Tây Ban Nha và lấy tin trực tiếp từ các báo này, chắc chắn bạn sẽ nhanh hơn và có nguồn tin chính xác hơn so với việc chờ một tờ báo tiếng Anh dịch lại tin đó sau đó bạn lại dịch lại một lần nữa.
Có nhiều bạn hỏi mình “Sao tự nhiên đi học thêm tiếng Tây Ban Nha vậy?” – tiếng Anh còn chưa thủng đòi học thêm thứ tiếng khác làm gì. Tiếng Tây Ban Nha hiện là thứ tiếng đứng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Trung về số lượng người bản địa và sau tiếng Anh về số lượng người dùng. Mình có thể đọc, viết và nói cơ bản thứ tiếng mà 470 triệu người khác cùng đang nói. Vậy xin hỏi nếu mình đi tìm việc ở một tập đoàn đa quốc gia, giữa mình và một ứng viên khác không biết ngôn ngữ nào, ai sẽ có lợi thế hơn?
Làm giáo viên là một lựa chọn không tồi. Nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Ngoài giáo viên, nếu bạn học các ngành ngôn ngữ, bạn hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác để theo đuổi nữa. Vậy nên đừng tự bó buộc mình vào một ngành nghề nhất định nhé. Nếu bạn hiền cần trò chuyện thêm về công việc và nghề nghiệp có thể liên hệ với mình tại đây.
Đọc thêm:
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất