Nếu có ai đó có ý định bước chân vào con đường này, và hỏi mình họ nên bắt đầu tư đâu. Mình luôn bị bối rối. Vì có quá nhiều thứ chen chúc nhau mà không biết bắt đầu từ đâu.
Nhưng thật tuyệt vời vì chúng ta sống trong thời đại của Youtube, và việc mình cần làm là lựa ra một đường link uy tín, nơi mà ở đó các youtuber đã sắp xếp sẵn trình tự của các kiến thức cho người mới rồi. Thậm chí còn rất dễ hiểu, thú vị.
Nhưng với mình, đó mới giải quyết được phần cứng. Còn một thứ mà không lớp học nào có thể dạy, ngoại trừ thực chiến và thất bại.
Là tâm lý.
Có những khách hàng đến với mình, họ rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Tức là dù ít hay nhiều, họ cũng có kiến thức thương trường và tư duy kinh tế. Thế nhưng, khi đến với chứng khoán, mình để ý, họ vẫn vướng phải những sai lầm giống như một bác sỹ, giáo viên, kỹ sư... cũng mắc phải. Rõ ràng vấn đề ở đây không chỉ nằm ở kiến thức. Vấn đề còn nằm ở tâm lý.
Đúng vậy, chứng khoán không chỉ là nơi bạn phải vận dụng các kiến thức kinh tế - chính trị... Mà còn là một chiến trường tâm lý. Con người luôn tồn tại lòng tham và nỗi sợ hãi. Mình biết chứ, nhưng chỉ khi thực sự bước chân vào TTCK, thì lòng tham – nỗi sợ trong mình mới thực sự hiện nguyên hình, rõ nét, chân thực và không thể chối bỏ. Mình phải hiện ra, mỗi quyết định và hành động ban đầu của chúng ta đều bị tâm lý chi phối.
Chính là cảm xúc làm nên sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa “tân binh” và người có kinh nghiệm lâu năm, thậm chí giữa PTKT và PTCB (nếu tìm hiểu sâu hơn thì bạn sẽ thấy PTKT thực chất rút ra từ tâm lý-hành vi).
Bước chân vào đầu tư mà chỉ học phân tích doanh nghiệp, vi mô-vĩ mô thôi... thì chẳng khác nào một người bước ra đời với tâm bằng cấp dắt lưng nhưng EQ=0, không biết giao tiếp, không kỹ năng mềm... Vậy đó.
Để nói về tâm quan trọng và những bài học đáng nhớ của tâm lý trong giao dịch, mình có thể kể được hằng hà sa số. Nhưng bài này, mục đích của mình là tổng hợp lại các loại tâm lý mà gần như ai cũng mắc phải, qua những trải nghiệm cá nhân.
(Các tâm lý dưới đây dựa trên giả định cổ phiếu bạn chọn và điểm vào đều tốt, để mình tập trung nói vào tâm lý. Còn một khi đã lựa cổ sai hay điểm vào sai, thì nó thuộc lỗi kiến thức luôn rồi.)
1.   Đứng núi này, trông núi nọ
Ngỡ tưởng khi TTCK vào uptrend (tức chu kỳ tăng giá) thì nhà nhà người người đều vui, ai ai cũng có ăn, thậm chí là “nhắm mắt” cũng có thể trúng (như năm 2020-2021). Nhưng không, con dân đánh chứng vẫn có những “hằn học” của riêng mình.
Đó là khi cổ phiếu mình cầm CHƯA tăng nhưng cp “hàng xóm” tăng ầm ầm. Mình nhấn mạnh chữ “chưa” để các bạn hiểu nếu đủ kiên trì, thì rồi cũng đến lượt cp mình cầm tăng giá thậm chí lúc đó cp của bạn còn là niềm mơ ước của những người khác.
Nhưng đó là trong tương lai gần, còn ngay hiện tại này, giây phút hiện tại này, vẫn là một cảm giác vô cùng khó chịu. Trong thị trường biến động theo giây, bạn có thể thấy sự thay đổi giá cổ phiếu trong một cái chớp mắt, thì lòng kiên nhẫn của con người theo tuần-tháng-năm thực sự là xa xỉ.
Chưa kể sự sốt ruột ấy còn được “tiếp tay” bởi thao tác nhanh gọn khi bán một cổ phiếu, đặt một cái lệnh, enter và... done, bạn đã hoàn tất một giao dịch. Không giống như gửi tiết kiệm phải chờ đáo hạn mới được rút tiền, hay BĐS cần tìm được người mua và làm thủ tục chán chê mới cầm tiền trên tay. Vấn đề ở đây là TTCK quá dễ dàng cho bạn rời bỏ hay thay đổi.
2.   Lãi cùng lãi, lỗ cùng lỗ
Có một sự thật là bạn sẽ cảm thấy việc mình lãi trở nên bình thường, khi nhà nhà người người đều có lãi, thậm chí là khó chịu khi mọi người lãi đậm mà mình lãi có tý (như trường hợp trên).
Ngược lại, khi lỗ, nhưng không bị “chấn thương” nặng bằng những người xung quanh, thì việc đang “ăn trái đắng” cũng trở nên dễ thở hơn, thậm chí cảm xúc lại trở nên lạc quan là đằng khác (Tất nhiên là tổn thất tài sản phải không quá lớn, không thì ai cũng khóc hết).
Đó chính xác là cảm giác của mình vào cú sập Covid 3/2020, lúc mới chập chững bước vào với số vốn 20tr. Để mà nói thì một cú sập đó cũng không khiến mình thiệt hại quá nhiều, cho dù có là 60% thì con số tuyệt đối cũng vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng. Trong khi xung quanh không khí căng thẳng bao trùm, mọi người gồng lỗ đến “nghẹt thở”. Nên lúc đó mình đã cảm thấy may mắn vô cùng, so với các anh/chị “lão làng” trên TT với số vốn họ bỏ vào lớn hơn rất rất rất nhiều thì... “May quá mình chưa có nhiều để mất”.
Chả thế mà có lần sếp mình trêu: “Nếu cứ mỗi lần downtrend, các em mất nhiều hơn những đợt sập trước, chứng tỏ mình đang giàu lên đấy, đừng buồn.”
“Mất nhiều hơn” trong câu nói trên là về con số tuyệt đối. Còn tất nhiên, kinh nghiệm sẽ giúp bạn quản trị rủi ro tốt hơn, nhờ thế % mất mát trên tổng tài sản ít đi.
3.   FOMO
Bảng thống kê tâm lý
Bảng thống kê tâm lý
Nhìn chung là quanh đi quẩn lại NĐT cũng chỉ vòng quanh chừng ấy cảm xúc. Có mua/bán, lên/xuống thôi mà nó chi phối được tâm lý của cả thị trường.
Để mình giải thích cho các bạn là các loại tâm lý “màu vàng” sẽ ảnh hưởng tới quyết định như thế nào:
>> Vì sợ mua xong giảm, hoặc bán xong tăng nên cứ chần chừ, nấn ná mãi không quyết định được. Để rồi bỏ lỡ điểm mua / bán tốt.
>> Vì sợ không mua bây giờ thì tăng mất, không bán bây giờ thì giảm mất nên nhanh nhanh chóng chóng múa/bán => Cái này gọi là FOMO
Và việc của các NĐT là rèn luyện cho mình một tâm lý vững vàng. Không ai bước chân vào cái là bản lĩnh được liền cả. Nhưng cố gắng để mỗi bài học qua đi là bản thân lại rèn luyện được tâm lý cứng rắn hơn một tý.
3 loại tâm lý đến đây là... chưa hết. Còn rất nhiều trải nghiệm cần “thân kinh thép” mà mình muốn chia sẻ. Và tất nhiên không thể thiếu những tips hay cách khắc phục được rút ra qua những thất bại liên tiếp của mình nữa. Thật chẳng có mấy thị trường đem lại nhiều thất bại rồi vực lại liên hoàn cước, tức thì và nhanh chóng như chứng khoán.
Tất cả mình sẽ viết tiếp trong phần 2 hoặc nhiều phần hơn thế nha.