Nhớ những ngày trước mùa dịch, còn đi bán nên viết ra để cảm giác mình còn ý nghĩa.
Ca 1.
- 6h15: đến điểm bán, dọn dẹp. Mình làm việc chung với hai bạn nhỏ nữa, thường là luôn đến đúng giờ. Năm nay là năm thứ 03 (Tại điểm bán này), nên giờ giấc sinh học của mọi người khá giống nhau, đến mức 03 người, từ 03 nơi khác nhau, đến nơi cùng lúc. Mr. L giữ chìa khóa, bắt đầu mở cửa.
- 6h30: Dọn dẹp xong, bắt đầu có khách (hàng xóm) & một vài khách đến sớm, thường là Cà phê. Pha liên tục khoảng 20 - 30 Shot Cafe là đủ để một người ở lại xe quầy pha chế chính, một người giao hàng (Tuyến xa, thường là Mr. L), 1 người giao hàng (Tuyến hàng xóm, Ms. N).
- 7h15: khách tấp nập. Phần lớn là Take Away (Mua ngay tại quầy), Cafe & Cacao chiếm khoảng 80%. Gần như khách ghé là khách quen, đến mức họ chạy cách quầy khoảng 30m là đã chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng, khách tới thì giao hàng, thối tiền trong khoảng 30s rồi rời đi, kịp chúc câu "Ngày mới vui vẻ".
- 8h00: Máy xay Cafe đếm được khoảng 70 shot là thành công. Take Away chiếm khoảng 50% doanh số/ngày. Bắt đầu chụp hình sống ảo & hối khách đặt hàng, vì một số khách hàng có thói quen đặt hàng tại cơ quan và hay quên, nên phải nhắc nhở.
- 9h30: Hối các nhóm khách đặt hàng lần 2. Một số nhóm khách ở xa sẽ bắt đầu đặt những đơn lớn trong khoảng thời gian này.
- 10h30: Ms. N kết thúc ca làm. Hỏi thăm tình hình, chất lượng cuộc sống, trao đổi một chút về Triết học, các quyết định trong cuộc đời, thảo luận một số chủ đề. Kiểm hàng để chạy về đem ra. Hỏi Feedback tất cả khách hàng & xử lý khiếu nại nếu có.
- 11h15: Ngừng nhận đơn, Vệ sinh tất cả máy móc, thu dọn tất cả dụng cụ. Mr. L kết thúc ca làm.
- 12h00: Ăn uống, nấu trà & chuẩn bị tất cả nguyên liệu trái cây cho ca tối. Nhóm tụi mình làm ca gãy, hai chỗ bán tại hai nơi vào sáng/tối để thăm dò thị trường.
- 13h30: Ngủ. Làm ca gãy nên ngủ tối khoảng 4.5 tiếng, trong khi ngủ trưa 3 tiếng.
Ca 2.
- 16h30: Mr. Lm tới, lên hàng & đi bán. Ca tối vận hành hơi khác ca sáng: một người hoạch định - lên các chương trình & xử lý số liệu; một người vận hành - tập trung vào việc ổn định sản phẩm & chăm sóc khách hàng.
- 17h30: Chạy bộ (Trong lúc Mr. Lm đang bán, thông thường thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra trừ trường hợp thiếu hụt hàng hóa do soạn hàng thiếu). Đặc thù ngành FnB là làm việc kiểu bền bỉ. "Hôm nay em bị bệnh à? Đừng bệnh nữa nhé!". Không đủ sức khỏe thì sẽ không có khả năng làm việc lâu dài, vì ngành này nếu lao động nghiêm túc thì sống nhờ khách quen, tuổi thọ 1 điểm bán dao động từ 03 năm đến 10 năm hên xui, & không được nghỉ đột xuất nếu muốn tạo thói quen tiêu dùng cho khách hàng.
- 19h30: Khảo sát thị trường. Ra ngoài đường xem thị trường có gì mới mẻ, có gì phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại.
- 21h30: Thu dọn tất cả dụng cụ, nguyên liệu & dọn lên xe máy, Mr. Lm kết thúc ca làm. Hỏi thăm tình hình ca bán.
- 22h30: Xử lý số liệu. nghỉ ngơi, suy nghĩ về thị trường, các ý tưởng mới & định hướng ngành. Suy nghĩ về cuộc đời, ý nghĩa của công việc. Có những ngày mưa tầm tã, đì kèm với đó là những ngày ế khủng khiếp (hiuhiu).
Cuối tuần đi đọc sách chung với nhau, xả stress sau một tuần làm việc căng thẳng.
Ngành này tính chất thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào chủ mặt bằng. Vì thế, luôn phải có tâm thế mình sẽ bị đá ra khỏi mặt bằng khi đã có một lượng khách nhất định, vì nhiều lý do. Nhưng mình may mắn gặp được toàn chủ nhà tốt bụng. Trong tình huống xấu nhất, vẫn có thể tiếp tục kiếm một mặt bằng trên con đường đó để giữ lượng khách hàng Take Away.
Một vấn đề của ngành này là rào cản thấp, ai cũng gia nhập được. Nhưng khách hàng ngày càng khó tính, những chủ quán không phải là người làm dịch vụ chân chính sẽ sớm bị đá ra khỏi ngành, vì tương lai, ngon không phải là khía cạnh quyết định.
Thiếu ổn định, vậy lợi thế nằm đâu? Nếu có đủ khả năng quản lý & tâm thế đúng là một người chủ làm dịch vụ, hoàn toàn có thể sống khỏe trong ngành & tạo ra một khối lượng việc làm vừa sức mình.
Ngành này tiếp xúc với đủ loại tâm lý, & đôi khi khách hàng có các yêu cầu rất vô lý, nhưng đằng sau đó luôn là những câu chuyện mà người làm dịch vụ phải chấp nhận. Đặc thù ngành này là cuối chuỗi. Bạn luôn có thể trút giận lên những người bán Cafe & những người làm dịch vụ, vì họ ở cuối "Chuỗi thức ăn". Nếu họ phản ứng lại thái quá, bạn chỉ đơn thuần tìm một quán khác gần đó, còn họ thì mất doanh thu. Vì vậy, hoặc họ phải trở thành người nhã nhặn & chịu đựng tốt để luôn ổn định cảm xúc, hoặc đơn giản là kiếm việc khác.
Về tương lai, có lẽ ngành này sẽ trụ lại được trong một xã hội công nghệ, nơi ngành nghề sẽ thay đổi chóng mặt. Cuộc sống càng hiện đại, người ta càng muốn tìm về tính "Người".
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất