Nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan là các khái niệm trong bộ môn triết lí ở bậc đại học mà có lẽ nhiều người đã học qua. đặc biệt hơn, việc biết tới triết lí này từ khi mình còn đang là học sinh cấp 3 đã giúp mình hiểu về thế giới 1 cách dưới góc nhìn triết lí hơn và xây dựng bản thân tốt hơn khi vẫn còn mang danh học sinh.
LƯU Ý, nhân sinh quan và thế giới quan, nhân sinh quan và thế giới quan trong phật giáo, trong tư tưởng là 2 khái niệm nếu nhìn dưới góc nhìn triết lí thực sự thì mình cảm thấy chưa thể hiểu hết về chúng nhưng mình sẽ cố gắng nói lên cách mình hiểu được và phần lớn bài viết nói về cách mình áp dụng chúng vào cuộc sống như nào.

1.Khái niệm về nhân sinh quan:

Nếu trích khái niệm sẽ khá dài và loằng ngoằng nên mình sẽ cop thẳng từ nguồn dưới mà mình thấy dễ hiểu với mình nhất.
khái niệm nhân sinh quan
khái niệm nhân sinh quan

2.Khái niệm về thế giới quan

khái niệm theo wikipedia
khái niệm theo wikipedia
Thế giới quan là tập hợp các quan điểm, quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh hay về bản thân trong thế giới quan đó. Nó giúp họ xác định mục tiêu, ý nghĩa của cuộc sống và chọn lựa được hướng đi phù hợp với những mục tiêu và lý tưởng đó.
Mỗi người sẽ có một cái nhìn về thế giới riêng biệt, phụ thuộc vào cách  mà họ quan sát và đánh giá các sự vật hoặc sự việc. Chúng ta không thể ép buộc người khác chấp nhận quan điểm của mình và yêu cầu họ phải có quan điểm tương tự mình.
Thế giới quan được hình thành từ các hoạt động thường ngày trong cuộc sống của chúng ta. Thông qua các hoạt động thực tiễn đó chúng ta phát triển được hoạt động nhận thức. Trong đó, hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức thì có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mỗi người.
Mọi người có thể đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thế giới quan:

3. Nhân sinh quan, thế giới quan dưới cách mình hiểu và mình đã "giác ngộ" về nhận thức của mình như nào.

Ngoài 2 khái niệm mình đã trích dẫn trên kia. Mình có thể hiểu và tóm gọn lại rằng: -"Nhân sinh quan là cách mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau về thế giới dựa trên tri thức, triết lí, quan sát sự vật, hiện tượng,... Nó giống như là vân tay vậy, mỗi người có một lăng kính độc nhất vô nhị. "
-"Thế giới quan là tập hợp tất cả các khái niệm, quan niệm, "lăng kính" của mỗi người về thế giới xung quanh và bản thân trong đó."
Sau khi hiểu được 2 khái niệm trên, mình hồi đó dưới nhận thức của một đứa 16 tuổi như chợt "bừng tỉnh", "giác ngộ" chân lí mới. Mình chợt hiểu ra mỗi người có cái nhìn khác nhau về sự vật, hiện tượng. Một người lao động phụ bếp có góc nhìn về thế giới khác với 1 giáo sư toán học, và lại càng khác với một họa sĩ vẽ tranh. Một đứa trẻ 10 tuổi có góc nhìn ngây thơ hơn, nhìn mọi thứ "màu hồng" hơn so với một ông mái tóc bạc phơ đã qua tuổi 70, khi mà đã "trải" quá nhiều.
chuyện vẽ và lăng kính của mình
chuyện vẽ và lăng kính của mình
Vừa bước sang năm 17 tuổi mình bắt đầu tự học vẽ tranh acrylic, tuy rằng mình được mẹ ủng hộ năng khiếu vẽ những năm học tiểu học nhưng mình bẵng đi 1 thời gian không động vào cây bút chì màu, cây cọ nữa. Sau 1 khoảng thời gian, vẽ được bài bức trong cuốn sổ, mình chợt "wao", hóa ra dưới con mắt của một người biết vẽ thế giới trông như này! Trước khi tự học vẽ mình chỉ biết màu này màu gì, khối kia trông như nào, tả được lên giấy như nào, hoặc cùng lắm thì hiểu thế nào là tông màu, màu nóng màu lạnh. Nhưng từ khi "biết vẽ", dưới lăng kính của mình nhìn đâu cũng thấy đẹp =)), có thể là 1 góc của khuôn viên trường, vài cảnh lúc mình đang đi xe, và chợt mình hiểu được "cái hồn" từ những thứ vô tri vô giác trong cuộc sống. Thậm chí mình còn không thể nhìn màu sắc, cảnh 1 cách bình thường nữa vì dưới hệ quy chiếu của mình mọi thứ là pha từ 5 màu xanh, đỏ, vàng, đen, trắng, như chiếc ô tô có lớp sơn bóng bẩy dưới con mắt của mình cũng chợt chỉ là các lớp màu chồng lên, sắp xếp và đổ bóng một cách hợp lí đến lạ thường. Từ đó mình cũng biết cách áp dụng vào đời sống hơn như cách chọn đồ vật, vật dụng sao cho hợp với không gian mình muốn để vào. Hay cách chọn quần áo, phối đồ như nào trông có gu hơn,...
chuyện về gym
chuyện về gym
Khi mình đến với gym cũng vậy, trước khi tìm tới gym mình nhìn cơ thể mọi người chỉ biết ồ người này ít cân, người kia thừa mỡ, người này gầy người kia xệ, người đó cơ bắp. Thực đơn trong nhà cũng chỉ hiểu về món ăn, nguyên liệu nấu lên các món ăn đó, cái này ngon hay ko ngon vì sao, nên ăn nhiều hay ít. Còn hiện tại thì waooo =))), hóa ra cơ thể người chia tỉ lệ mỡ, xương, cơ, nước nè, bản chất của việc mình nạp đồ ăn vào cơ thể chuyển hóa nó như nào, cách sinh hoạt của người này thể hiện như nào qua cơ thể. Như người kia hóa ra trông có vẻ gầy nhưng tỉ lệ cơ ít, bụng to (mọi người thường gọi là skinny fat) chứng tỏ người này ít vận động, ngồi nhiều, type dân văn phòng, người đó trông có vẻ béo nhưng nhìn phát biết luôn tỉ lệ mỡ hơi cao nhưng tỉ lệ cơ bắp rất khủng và cân đối. Đồ ăn mình ăn có tỉ lệ macro, vitamin khoáng chất như nào, ồ còn về cơ thể mình còn hiểu được giải phẫu cơ, cách từng nhóm cơ hoạt động, cách cơ bắp phát triển, điều mà hồi trước mình chưa từng quan tâm và hiểu.
Trước khi thực sự tìm hiểu về tư duy phản biện mình vẫn hay dễ bị dắt mũi bởi thông tin sai lệch, báo lá cải, các trang thông tin giải trí nhanh. Nhưng từ khi biết thì mình đã tập được cách suy nghĩ, dùng tâm trí và hành động mỗi khi động vào thứ gì đó. Mình biết chọn lọc thông tin có giá trị để đọc, học hỏi hơn, nói chung là "biết được mình đang làm gì".

4. Lời kết.

Tưởng chừng những việc nhỏ nhặt, hoặc những sở thích tưởng chỉ là bình thường nhưng đã góp phần không nhỏ tới việc xây dựng và tạo nên lăng kính của mình như hiện tại, và khi đó mình chợt trân trọng những việc, hành động mình làm, học hỏi hơn, và cũng hiểu được rằng không cần phải là giáo sư trong tất cả mọi lĩnh vực, nhưng mỗi thứ biết một tí cũng là cách giúp lăng kính của mình rực rỡ hơn, rộng lớn hơn, tường tận hơn nữa.
Hy vọng bài viết giúp cho mọi người có cái nhìn mới về nhân sinh quan và thế giới quan hơn
(kkk mình cũng vừa nhận ra trong lúc viết bài này mình biết mình cũng sẽ là 1 phần nhỏ xây dựng lên lăng kính người khác XD)