Theo triết lý nhà Phật. Giữa Nhân và @uả là Duyên.
Giả sử bạn gieo hạt xuống cây nó chưa chắc đã sống mà cho ra quả. Bạn phải chăm bón, tưới tắm, bắt sâu...rồi thời tiết, dinh dưỡng,chất đất.... Thì đến một lúc nào đó nó mới cho quả. Giữa gieo hạt đến hái quả là một quá trình có chủ đích.
Vậy cái Duyên ở giữa là do nó tự có hay ta tạo ra nó? Đó là do ta tạo ra nó. Như vậy ko có gì là tự nhiên hết. Kể cả việc gieo nhân cũng là do ta chủ động mà làm.
Sẽ có bạn thắc mắc là: cái cây sống trong rừng tự nó xanh tốt ko có tác động của con ngưoi mà ra quả thì duyên nằm ở đâu? Duyên nằm ở tự nhiên. Quy luật sinh tồn khiến cây mẹ phải rụng quả xuống để cây con được ra đời và lớn lên. Quy luật thời gian khiến cây sinh trưởng. Và quy luật thời tiết giúp cây ra bông kết trái. Và chính thiên nhiên rừng rậm làm việc nuôi dưỡng cây con và cho chúng ta quả ngọt để ăn. Khi đã là quy luật thì ko có gì ngăn cản được nó. Giống như một quy trình tự vận hành vậy.
Ta thường nghe gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Theo tôi đúng nhưng chưa đủ. Để gặt được quả bạn phải hội tụ đủ duyên thì mới được gặt. Gieo nhân là mong muốn. Gặt quả là thành tựu. Ở giữa mong muốn và thành tựu còn có hành động, nỗ lực và nhiều thứ khác. Ta gọi đó là quá trình. Không có quá trình nào là bị động cả. Nếu bạn bị động bạn phải chịu rủi ro cao hơn.
#DoC. Lạm bàm một chút về triết học Phật giáo khi xem clip này. Tất thảy con người đều là tạo duyên chứ không phải tùy duyên. Ngay cả việc bạn ko làm gì cũng là một cách tạo duyên hoặc bạn nói câu tùy duyên cũng là tạo duyên rồi đó. Ông thầy này nói hay hơn mấy ông sư thầy mặc áo cà sa.