Giới văn chương trên thế giới gần đây đã xôn xao về việc:  Alice Munro - nhà văn Canada từng đoạt giải văn chương năm 2013 - bị chính con gái tố cáo đã làm ngơ dù biết chồng sau của mình lạm dụng tình dục con gái. 
Những độc giả trên khắp thế giới đã phản ứng dữ dội với nhà văn. Đòi vứt sách và tẩy chay các tác phẩm của bà
Điểu đầu tiên mình muốn nói là, khi đọc truyện của bà, thì mình thấy kinh ngạc vì bà viết rất giỏi về 1 vấn đề, mà bà đang mắc phải trong vụ lùm xùm trên
Lúc đọc quyển trốn chạy” của Munro,  
Điều mình thán phục nhất là,tại sao bà ý có thể viết về cảm giác phụ thuộc (hoặc tâm lý gắn bó) của người phụ nữ vào người đàn ông giỏi thế. Đây là một kiểu  tâm lý vô cùng yếu đuối của phụ nữ (thậm chí cả đàn ông nữa). Nhưng trong xã hội hiện đại, dưới ánh sáng của thời đại nữ quyền, người phụ nữ hiện đại rất khó nhận ra, vì họ tưởng họ được giải phóng rồi. Và làm sao để phân biệt giữa tình yêu thương của tính nữ với việc họ bị thao túng trong 1 thứ tình yêu độc hại đây, khi chính trí não họ bị cầm tù và luôn là điểm mù nhận thức
Nhưng Munro nhận ra và viết rất hay về chuyện đó ( tinh tế, sắc sảo mà châm biếm, giễu nhại thâm thuý) 
Vậy mà, chính bà, chứ không ai khác mắc vào chuyện đó, và thậm chí là một nạn nhân kiêm tội nhân của chuyện đó.  Bà giễu nhại cái lồng yêu thương độc hại, nhưng chính bà bị cầm tù trong cái lò bát quái. Lẽ nào bà không nhận ra? 
Fb của Phan Lặng Yên đã chia sẻ thế này 
_______________________
Vấn đề chỉ là văn bà này quá gần với đời, nên người ta mới posthumous reckoning. Ví dụ bà hay có chuyện người mẹ phản bội con, hoặc người vợ chạy trốn thằng chồng mất nết xong cũng quay về, hoặc bà vợ dù thằng chồng khốn nạn mấy thì vẫn ở bên nó. Hồi trước chưa biết chuyện thì khác, bây giờ còn đọc nổi những truyện ấy không? Nó cứ như, giả sử, Nabokov bị phát hiện là có lạm dụng em bé nào, thì còn ai đọc nổi Lolita không?
_______________________
Và bạn có chia sẻ tiếp là
“Một điều nữa làm mình khá sôi máu, là những người VN đòi hỏi hãy cho bà Munro benefit of the doubt, tôn trọng suy nghĩ của bà, hiểu cho hoàn cảnh của bà v.v. Chủ yếu là nữ. Ủa what the fuck? Trong trường hợp này việc liên tiếp để trẻ em rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, dù là đã biết, nó trái đạo đức và là tội hình sự. Tại sao lại có những kiểu suy nghĩ nửa vời như thế…
Tất cả những căm phẫn là đúng, vì bà là nạn nhân của tình yêu độc hại thì kệ bà ý, nhưng để cho chính con ruột của mình bị tổn thương bởi cha dượng, thì có thể coi là tội ác
Mình không biện minh cho Munro. 
Mình cũng sẽ lên án bà như bất cứ ai, và coi bà ý như kiểu một người mẹ độc hại với con cái. 
Nhưng, mình chỉ muốn nhân việc này, viết về nhà văn
Nhà văn họ thực sự là ai? 
Những nhà văn lớn, những người được cả thế giới công nhận, họ có phải là thiên tài văn chương, những con người hoàn hảo trác tuyệt? 
Nếu thiên tài trong nghề nào khác, thì chuyện đó chúng ta có thể nghi ngờ. Nhưng nhà văn, người viết ra những điều nhân văn cao quý nhất, người tỉnh thức  trước đám đông, đi được vào cõi sâu thăm thẳm của con người vô thức, người dự báo cho cả tương lai của nhân loại. Họ không thể không hoàn hảo, sâu sắc, tinh anh, và chắc chắn phải là “người tử tế”? 
Không, mình muốn nói, chúng ta- những người đọc, đã bị huyễn hoặc hoá về nhà văn, luôn nhìn họ bằng con mắt lãng mạn, và đòi hỏi họ như đúng những gì họ viết hoặc sáng tác.
Sự thật là, nếu đọc kỹ về cuộc đời các nhà văn lớn, và hình dung mình là người sống bên cạnh họ. Bạn sẽ ngay lập tức hiểu được gánh nặng mà những người thân của những thiên tài,vĩ nhân phải chịu. 
Sống thế nào được với một Dostoyevsky nghiện cờ bạc, nợ nần, và mắc chứng tâm thần phân liệt
Sống làm sao được với một VanGogh hoang tưởng 
Sống làm sao được với một Balzac nổi tiếng với thói ăn uống vô độ, trang phục lập dị, và háo danh???
Và Munro, người phụ nữ được giải nobel văn chương vì viết về sự giải phóng phụ nữ, nhưng lại chà đạp chính con gái của mình và giam cầm mình trong thứ mà bà cho là tình yêu? 
Sự thật về nhà văn lớn thường không mấy tốt đẹp. Và phải nhận ra là, nhà văn, trước hết họ là những con người bình thường, thậm chí tầm thường nhất, thậm chí là những người có thể có  nhiều tật xấu, nhiều mặt trái, lập dị, và khó chịu nhất
Và đó chính là bí quyết khiến/ họ viết văn hay đến như thế
Họ được hay bị trở thành nhà văn?
Dotx không nghiện cờ bạc, không nợ nần đã chẳng thể nào lột tả được những trạng thái say cuồng đến hoang tưởng, điên dại và đam mê như thế
Van Gogh không hoang tưởng, tâm thần, đã chẳng thể nhìn ra thế giới tràn ngập mầu sắc rực rỡ với những chuyển động huyền ảo đến thế
Balzac không tham vọng, hãnh tiến như thế đã không thể nào viết được những trạng thái tâm lý cùng quẫn, vật vã, cay cú, sân si vì tiền và vì danh đúng và giễu cợt đến thế 
Và Muro, 
Hẳn bà đã sống chìm trong yêu đương mù quáng, tha thiết và chấp nhận tất cả sự ngu ngốc để tin vào giấc mơ tận hiến trong tình yêu, vì thế mà bà đã viết về cảm giác yếu đuối ngu ngốc của người phụ nữ hay đến thế 
Điều rất nguy hiểm mà không ai nhận ra, đó là nhà văn lớn sẽ cũng có thể là một tội phạm lớn. 
Nhưng vì sự tỉnh táo của việc phải viết mà họ giằng giữ được thế cân bằng với mặt đen tối trong mình chăng
Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng đã viết rất hay về nhà văn như thế này:
———————————
Nghệ sĩ cần có khả năng duy trì thế cân bằng động giữa tâm an và tâm bất an. Nếu tâm bạn luôn luôn an và không chút bất an, thì bạn giống một nhà tu hành đắc đạo hơn là giống nghệ sĩ. Bạn sẽ không có nhu cầu làm nghệ thuật, hoặc nếu có, thì nghệ thuật bạn làm ra thấm đẫm chất thiền, chất ngộ, chất tâm linh… Cũng là nghệ thuật, song chỉ là một phần nhỏ của vương quốc nghệ thuật. Bạn sẽ có thể làm thơ thiền, viết ngụ ngôn thiền..., song bạn sẽ không viết như Dostoyevsky, Kafka, Mishima, Céline, Bolaño. 
Nghệ sĩ đúng nghĩa là người thường xuyên phải vật lộn với khối bất an lớn của mình – những bất an từ bên ngoài, những bất an tự bên trong – để duy trì sự tỉnh giác. Cô/anh ấy không an trụ ở tâm điểm của bình an, mà thường xuyên chao đảo ở vùng không điểm tựa chông chênh ở xung quanh tâm điểm này. Đôi lúc cô/anh ấy quay trở lại gần như sát tâm điểm, và đôi lúc khác dịch ra xa đến nỗi trọng tâm của cô/anh ấy suýt nữa chệch khỏi chân đế và nếu vậy cô/anh ấy sẽ rơi xuống vực thẳm tha hóa, điên loạn, tự hủy hoại. 
Chính cái thế chao đảo chông chênh, luôn suýt tìm lại được cân bằng rồi liền sau đó lại suýt đánh mất cân bằng này, nó cấu thành bản chất sự tồn tại của nghệ sĩ. Sự bình an trong tâm của nghệ sĩ, nếu có, không phải là một trạng thái đã đạt tới rồi và luôn hiện hữu, mà là một quá trình khi thì nỗ lực tiến tới chỗ đó, khi thì rời khỏi chỗ đó do ngẫu nhiên hoặc một cách có ý thức.
Nghệ sĩ tài ba là người tạo ra được một “thế cân bằng không thể có” (an impossible balance) giữa tĩnh và động, trật tự và hỗn mang, tỉnh lạnh và điên dại, sáng rõ và âm u, tàn bạo và dịu dàng. Phải vừa rất yếu vừa cực mạnh. Một thế cân bằng vô cùng khó đạt, vô cùng khó giữ, và vô cùng dễ phá 
——————————————
Mình thì nghĩ rằng
Nhà văn lớn sẽ nghiêng nhiều, nghiêng dữ dội  về phía tự huỷ và bóng tối hơn,  rồi bằng một cách kỳ diệu nào đó,  họ giằng lại quyết liệt theo hướng ngược lại.
Càng chòng chành, càng nghiêng, càng tưởng như con thuyền lật úp bắt cứ lúc nào,  sự vật lộn giằng co càng lớn thì tác phẩm lại có vẻ càng có giá trị hơn. 
Những kiệt tác có thể đã được sinh ra như thế
Nên, đừng lãng mạn và trao cho họ những sứ mệnh cao cả nữa
Nhà văn, đôi khi chỉ là những ngưới dám sống nhất thôi
Sống tận cùng với sự xấu xa đê hèn của mình, và ngụp lặn bền bỉ trong vũng lầy đê hèn đó để cố gắng vào bờ. 
Và thường là họ không bơi được vào bờ 😢