Nhà báo xuyên biên giới
Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) từng gây chấn động với những bài báo phanh phui hành vi gian lận thuế của nhiều cá nhân, tổ...
Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) từng gây chấn động với những bài báo phanh phui hành vi gian lận thuế của nhiều cá nhân, tổ chức trên thế giới, sau khi 11 triệu tài liệu của công ty luật Mosack Fonesa bị rò rỉ. Một trong những ngọn bút nổi bật nhất của ICIJ là Marina Walker Guevara, người luôn tâm niệm “dùng sức mạnh báo chí để xây dựng xã hội tốt đẹp”.
Từ con sói cô độc Nam Mỹ...
Tại hội nghị Dataharvest 2015, nữ nhà báo người Mỹ gốc Argentina ấy đã sử dụng hình ảnh đầy ám ảnh “con sói cô độc khóc trong cô đơn” để chỉ những nhà báo điều tra độc lập như bà - những người dấn thân vào một trong những mảng đề tài báo chí gai góc nhất.
Sinh ra và lớn lên ở Argentina, Marina Walker Guevara chứng kiến không ít vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế- xã hội của quốc gia Mỹ Latinh này. Chính điều đó đã thôi thúc bà trở thành một nhà báo, từ khi ngồi trên giảng đường đại học, với mong muốn dùng ngòi bút “đánh” trực diện vào những thói hư tật xấu của xã hội…
Suốt 20 năm sự nghiệp, bà luôn chứng tỏ mình là một cây bút điều tra xuất sắc, với không ít giải thưởng báo chí danh giá. Những góc khuất từ các thiên đường thuế, vấn đề tham nhũng hay hậu quả ô nhiễm môi trường từ các hoạt động công nghiệp… đều được phơi bày trước ánh sáng qua những thông tin chính xác cùng nhận định sắc sảo. Tuy nhiên, một nhà báo điều tra như bà thường xuyên rơi vào trạng thái bị cô lập. Những nguy hiểm rình rập khi tác nghiệp, ánh mắt không mấy thiện cảm của người trong và ngoài cuộc và việc thiếu vắng những hỗ trợ cần thiết khi tác nghiệp là rào cản không hề nhỏ, từng khiến nhiều đồng nghiệp nam giới phải chùn bước.
Tại hội nghị Dataharvest 2015, nữ nhà báo người Mỹ gốc Argentina ấy đã sử dụng hình ảnh đầy ám ảnh “con sói cô độc khóc trong cô đơn” để chỉ những nhà báo điều tra độc lập như bà - những người dấn thân vào một trong những mảng đề tài báo chí gai góc nhất.
Sinh ra và lớn lên ở Argentina, Marina Walker Guevara chứng kiến không ít vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế- xã hội của quốc gia Mỹ Latinh này. Chính điều đó đã thôi thúc bà trở thành một nhà báo, từ khi ngồi trên giảng đường đại học, với mong muốn dùng ngòi bút “đánh” trực diện vào những thói hư tật xấu của xã hội…
Suốt 20 năm sự nghiệp, bà luôn chứng tỏ mình là một cây bút điều tra xuất sắc, với không ít giải thưởng báo chí danh giá. Những góc khuất từ các thiên đường thuế, vấn đề tham nhũng hay hậu quả ô nhiễm môi trường từ các hoạt động công nghiệp… đều được phơi bày trước ánh sáng qua những thông tin chính xác cùng nhận định sắc sảo. Tuy nhiên, một nhà báo điều tra như bà thường xuyên rơi vào trạng thái bị cô lập. Những nguy hiểm rình rập khi tác nghiệp, ánh mắt không mấy thiện cảm của người trong và ngoài cuộc và việc thiếu vắng những hỗ trợ cần thiết khi tác nghiệp là rào cản không hề nhỏ, từng khiến nhiều đồng nghiệp nam giới phải chùn bước.
Nhưng, niềm đam mê cháy bỏng với thể loại điều tra đã giúp bà từng bước vượt qua khó khăn, và thậm chí còn trở thành điểm tựa cho những người cùng chí hướng.
... Đến mạng lưới nhà báo điều tra lớn nhất thế giới
Hơn ai hết, M.Guevara hiểu rõ những khó khăn mà mỗi nhà báo điều tra phải đối mặt.
“Làm thế nào để phá vỡ những phương cách cũ kỹ? Điều gì xảy ra nếu bạn không bao giờ chia sẻ với bất cứ ai? Phải làm gì nếu bạn đi theo một câu chuyện vượt quá tầm cơ quan của bạn?” là những trăn trở của bà Guevara với con đường mình đang đi.
Và bà đã tìm được câu trả lời ở nước Mỹ, nơi theo M.Guevara là “có nền báo chí tự do và trung thực”. Quyết định theo học báo chí tại Trường đại học Missouri, M.Guevara có dịp gặp gỡ với nhiều nhà báo khác trên thế giới. Bà cảm thấy vô cùng thích thú trước ý tưởng thành lập mạng lưới nhà báo điều tra xuyên biên giới của ICIJ. Sau ba năm đeo đuổi với vai trò cộng tác viên, năm 2008, bà Guevara chính thức trở thành Phó Giám đốc của ICIJ.
“Phản xạ tự nhiên chắc chắn không phải là ngồi ở Washington và cố gắng đặt câu hỏi rằng tại sao lại là người này hay sự việc kia xảy ra ở Azerbaijan hoặc Romania. Chúng tôi sẽ liên hệ hoặc mời thêm những phóng viên tốt ở địa phương và cung cấp cho họ thông tin để tham gia cùng chúng tôi” - Marina Walker Guevara nhớ lại.
Trong cương vị mới, bà thể hiện những tố chất lãnh đạo bẩm sinh với những nước đi quyết đoán. Mềm mỏng trong cách đối xử với những đồng nghiệp giàu cá tính, nhưng bà cũng rất cương quyết loại ra những cá nhân có biểu hiện tự mãn hay khả năng làm việc nhóm không tốt. Trong công việc, “người đàn bà thép” này luôn nghiêm khắc với bản thân, chủ động tiếp cận, bóc tách những khối tài liệu khổng lồ và trở thành niềm cảm hứng cho các thành viên khác tận tâm cống hiến.
Đó là một thủ lĩnh vạch ra đường lối chiến lược cho các ICIJ, cũng chính là người trực tiếp tham gia vào công việc từng nhóm. Nói một cách hình tượng, bà là một “nhạc trưởng” trên sân cỏ: vừa kiến tạo, lại vừa ghi bàn.
Trên hết, vị Phó Giám đốc ICIJ luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc cực kỳ chuyên nghiệp cùng những nguồn thông tin quý giá. “Điều quan trọng là phải đưa ra câu chuyện hấp dẫn khiến các nhà báo không thể chối từ”. Bản thân là một nhà báo điều tra, bà Guevara càng thông cảm và sẻ chia những hy sinh của các đồng nghiệp. Đây chính là yếu tố then chốt khiến các cộng sự yên tâm cống hiến, củng cố niềm tin giữa các thành viên và bảo đảm ICIJ đi đúng tôn chỉ mục đích từ khi thành lập.
“Từ khắp nơi trên thế giới”
Với M.Guevara, chỉ một mình ICIJ là chưa đủ. Bà mong muốn ngày càng có nhiều phóng viên điều tra khắp thế giới tạo thành các mạng lưới “tai mắt”, cùng nhau thu thập, chia sẻ thông tin. Tập hợp nhiều những phóng sự địa phương sẽ vẽ nên bức tranh toàn cầu. Trong vụ “Hồ sơ Panama”, đã có 376 “con sói cô độc” đến từ 80 quốc gia trên thế giới cùng tham gia giải mã khối tài liệu khổng lồ ấy.
“Đừng nghĩ rằng bạn phải có giải thưởng này kia, phải có đầu óc thông minh để trở thành nhà báo điều tra. Chỉ cần bạn kỹ lưỡng từng chi tiết, chính xác trong nhận định và đặc biệt phải luôn cảm thấy phẫn nộ với bất kỳ sự bất công và lạm quyền nào!” - M.Guevara từng nhấn mạnh như thế.
Bà tin rằng, báo chí cần một cơ chế đặc biệt để trở thành công cụ giám sát chính quyền một cách độc lập. ICIJ đã từ chối mọi lời đề nghị trao đổi dữ liệu từ chính phủ các quốc gia, cũng như quyết định cùng điều tra với chính phủ. Chỉ khi thoát khỏi sự chi phối của bất kỳ bên liên quan nào, thì báo chí mới có thể phát huy hết khả năng làm việc khách quan vì lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
Từ cô sinh viên yêu thích báo chí điều tra đến vị trí Phó Giám đốc ICIJ là một cuộc hành trình đầy gian nan. Song, bằng tình yêu nghề mãnh liệt và trái tim luôn đau đáu với những bất công xã hội, bà Guevara đã và đang góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn với ngòi bút của mình. Bà là hình mẫu lý tưởng của phụ nữ thế kỷ 21.
... Đến mạng lưới nhà báo điều tra lớn nhất thế giới
Hơn ai hết, M.Guevara hiểu rõ những khó khăn mà mỗi nhà báo điều tra phải đối mặt.
“Làm thế nào để phá vỡ những phương cách cũ kỹ? Điều gì xảy ra nếu bạn không bao giờ chia sẻ với bất cứ ai? Phải làm gì nếu bạn đi theo một câu chuyện vượt quá tầm cơ quan của bạn?” là những trăn trở của bà Guevara với con đường mình đang đi.
Và bà đã tìm được câu trả lời ở nước Mỹ, nơi theo M.Guevara là “có nền báo chí tự do và trung thực”. Quyết định theo học báo chí tại Trường đại học Missouri, M.Guevara có dịp gặp gỡ với nhiều nhà báo khác trên thế giới. Bà cảm thấy vô cùng thích thú trước ý tưởng thành lập mạng lưới nhà báo điều tra xuyên biên giới của ICIJ. Sau ba năm đeo đuổi với vai trò cộng tác viên, năm 2008, bà Guevara chính thức trở thành Phó Giám đốc của ICIJ.
“Phản xạ tự nhiên chắc chắn không phải là ngồi ở Washington và cố gắng đặt câu hỏi rằng tại sao lại là người này hay sự việc kia xảy ra ở Azerbaijan hoặc Romania. Chúng tôi sẽ liên hệ hoặc mời thêm những phóng viên tốt ở địa phương và cung cấp cho họ thông tin để tham gia cùng chúng tôi” - Marina Walker Guevara nhớ lại.
Trong cương vị mới, bà thể hiện những tố chất lãnh đạo bẩm sinh với những nước đi quyết đoán. Mềm mỏng trong cách đối xử với những đồng nghiệp giàu cá tính, nhưng bà cũng rất cương quyết loại ra những cá nhân có biểu hiện tự mãn hay khả năng làm việc nhóm không tốt. Trong công việc, “người đàn bà thép” này luôn nghiêm khắc với bản thân, chủ động tiếp cận, bóc tách những khối tài liệu khổng lồ và trở thành niềm cảm hứng cho các thành viên khác tận tâm cống hiến.
Đó là một thủ lĩnh vạch ra đường lối chiến lược cho các ICIJ, cũng chính là người trực tiếp tham gia vào công việc từng nhóm. Nói một cách hình tượng, bà là một “nhạc trưởng” trên sân cỏ: vừa kiến tạo, lại vừa ghi bàn.
Trên hết, vị Phó Giám đốc ICIJ luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc cực kỳ chuyên nghiệp cùng những nguồn thông tin quý giá. “Điều quan trọng là phải đưa ra câu chuyện hấp dẫn khiến các nhà báo không thể chối từ”. Bản thân là một nhà báo điều tra, bà Guevara càng thông cảm và sẻ chia những hy sinh của các đồng nghiệp. Đây chính là yếu tố then chốt khiến các cộng sự yên tâm cống hiến, củng cố niềm tin giữa các thành viên và bảo đảm ICIJ đi đúng tôn chỉ mục đích từ khi thành lập.
“Từ khắp nơi trên thế giới”
Với M.Guevara, chỉ một mình ICIJ là chưa đủ. Bà mong muốn ngày càng có nhiều phóng viên điều tra khắp thế giới tạo thành các mạng lưới “tai mắt”, cùng nhau thu thập, chia sẻ thông tin. Tập hợp nhiều những phóng sự địa phương sẽ vẽ nên bức tranh toàn cầu. Trong vụ “Hồ sơ Panama”, đã có 376 “con sói cô độc” đến từ 80 quốc gia trên thế giới cùng tham gia giải mã khối tài liệu khổng lồ ấy.
“Đừng nghĩ rằng bạn phải có giải thưởng này kia, phải có đầu óc thông minh để trở thành nhà báo điều tra. Chỉ cần bạn kỹ lưỡng từng chi tiết, chính xác trong nhận định và đặc biệt phải luôn cảm thấy phẫn nộ với bất kỳ sự bất công và lạm quyền nào!” - M.Guevara từng nhấn mạnh như thế.
Bà tin rằng, báo chí cần một cơ chế đặc biệt để trở thành công cụ giám sát chính quyền một cách độc lập. ICIJ đã từ chối mọi lời đề nghị trao đổi dữ liệu từ chính phủ các quốc gia, cũng như quyết định cùng điều tra với chính phủ. Chỉ khi thoát khỏi sự chi phối của bất kỳ bên liên quan nào, thì báo chí mới có thể phát huy hết khả năng làm việc khách quan vì lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
Từ cô sinh viên yêu thích báo chí điều tra đến vị trí Phó Giám đốc ICIJ là một cuộc hành trình đầy gian nan. Song, bằng tình yêu nghề mãnh liệt và trái tim luôn đau đáu với những bất công xã hội, bà Guevara đã và đang góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn với ngòi bút của mình. Bà là hình mẫu lý tưởng của phụ nữ thế kỷ 21.
“Năm 1976, nhà báo điều tra Don Bolles đã bị giết chết ở Arizona, Mỹ. Ông đi đến một khách sạn để gặp nguồn tin nhưng không thành, và bị nổ tung khi vừa trở lại chiếc xe của mình. Các đồng nghiệp đã rất sốc nhưng xác định phải hoàn thành công việc. 38 nhà báo đã cùng nhau phơi bày thế giới ngầm ở Arizona. Một số ở lại một tuần, số khác lưu lại cả tháng. Ai đó phải chết để biết rằng sức mạnh của đám đông là có thật!” - Marina Walker Guevara mở đầu bài phát biểu tại Hội nghị báo chí điều tra châu Âu năm 2015. |
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất