+Vài nét về Carl Jung :

Carl Gustav Jung sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở vùng biên giới giáp ranh ba nước Thụy SĩĐứcÁo.  Ông là một nhà tâm thần học người Thụy Sĩ, người sáng lập trường phái Tâm lý học phân tích. Jung được xem là một trong các nhà tâm thần học hiện đại tiên phong trong cách nhìn nhận về hệ tâm trí người như là thứ có "bản chất tôn giáo", và lấy đó làm trung tâm điểm cho mọi khảo cứu. Ông cũng nổi tiếng là một người chuyên nghiên cứu về biểu tượng học và phân tích giấc mơ. Mặc dù dành phần lớn thời gian cho việc trị liệu lâm sàng, nhưng Jung cũng viết nhiều công trình về các lĩnh vực khác có liên quan, như các tác phẩm về triết học phương Đông và phương Tây, về Giả Kim Thuật, Thiên văn học, xã hội học, văn học nghệ thuật.
Jung khảo xét sâu xa về cái được gọi là Thành toàn bản ngã – Individuation (Phân biệt: thuật ngữ này khác với Individualism – cá nhân chủ nghĩa), đây là một tiến trình tâm lý nhằm thống hợp các mặt đối lập của hệ tâm trí là Vô thức và Ý thức trên cơ sở vẫn giữ mối liên hệ "tự hành" tương đối của chúng, giúp một cá nhân trở nên THÀNH TOÀN. Khái niệm này là hạt nhân lý luận của học thuyết Tâm lý học phân tích.
Jung cũng tạo sinh ra rất nhiều thuật ngữ tâm lý khác, như Nguyên Mẫu, Vô thức tập thể, Phức cảm, Đồng Hiện (Synchronicity - có phần giống với thuyết "đồng thanh tương ứng - đồng khí tương cầu". Là những "Ngẫu nhiên có ý nghĩa", theo một cách thức Nhân -Quả phi tuyến tính như Butterfly effect). Nhiều công cụ nghiệm kê tâm trí, như bảng phân loại tính cách của Myers – Briggs (MBTI) được phát triển dựa chủ yếu trên học thuyết của Jung. Niềm say mê khảo cứu triết học và các hiện tượng dị thường khiến nhiều người xem ông là một nhà thần bí học, nhưng Jung luôn muốn được nhìn nhận như một nhà khoa học.
A/ NGUYÊN MẪU LÀ GÌ, NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO CỦA NÓ RA SAO, TÁC ĐỘNG THẾ NÀO? Định nghĩa về nguyên mẫu hay mẫu tượng không phải là một điều đơn giản, bản thân Carl Jung đã tốn rất nhiều năm để tìm hiểu và xây dựng những ý tưởng đầu tiên của mình về các nguyên mẫu. Ý tưởng về nguyên mẫu của Jung được nhen nhóm khi ông nghiên cứu về các thần thoại và truyền thuyết ở các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau trên thế giới , Jung đã phát hiện những khuôn mẫu , hình ảnh và biểu tượng giống nhau - điều làm ông thích thú và tò mò hơn nữa là những chủ đề, biểu tượng giống nhau này thường xuất hiện trong những giấc mơ của các bệnh nhân của ông trong quá trình điều trị tâm lý, thậm chí đôi lúc còn có những hình ảnh mà kinh nghiệm và vốn tri thức của cá nhân người bệnh không thể nào sản xuất ra được. Theo học thuyết của Jung, tâm thức con người giống như một tảng băng chìm với phần nổi là ý thức , phần chìm gồm vô thức cá nhân (còn được gọi là tiềm thức) và sâu nhất là vô thức tập thể (tâm thức di truyền) - đặc biệt trong vô thức tập thể của mỗi con người có các cấu trúc tâm thần giống nhau và mang tính di truyền, tác động để cách chúng ta trải nghiệm thế giới - nói cách khác Jung cho rằng tầng sâu nhất của tâm thức- vô thức tập thể là nơi chứa các nguyên mẫu (archetypes)
Những ảnh hưởng có tính quyết định, không chịu ảnh hưởng bởi truyền thống xuất phát từ vô thức. Chúng đảm bảo mỗi cá nhân có một sự tương đồng và thậm chí có những trải nghiệm tương tự nhau và cả cách mà chúng xuất hiện trong mộng tưởng (Carl Jung)
Các khái niệm về nguyên mẫu đã được Erich Newman - học trò của Jung diễn giải một cách đơn giản rằng các nguyên mẫu giống như cơ quan nội tạng của tâm thần, các cơ quan này đôi khi hoạt động độc lập, đôi khi hoạt động phối hợp với nhau nhưng chỉ khi chúng hoạt động tốt thì mới tạo nên một tâm thức khỏe mạnh. Sự tồn tại của các nguyên mẫu bị lộ diện bởi những dấu vết của chúng trong ý thức- từ đó được thể hiện qua các hình ảnh tượng trưng. Do đó, bằng cách thông qua việc diễn giải các biểu tượng được tạo từ các nguyên mẫu, chúng ta mới hiểu được các khuôn khổ có tính nguyên thủy trong tâm trí con người
Hình tượng con rắn trong các nền văn hóa
Hình tượng con rắn trong các nền văn hóa

Nguồn gốc các archetypes

Chúng ta đã đi qua những khái niệm cơ bản về các nguyên mẫu, vậy các nguyên mẫu hình thành từ đâu ? Carl Jung đã giải thích nguồn gốc các nguyên mẫu như sau : “Theo tôi, sự hình thành của nguyên mẫu luôn bắt nguồn từ những kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần của loài người. Một trong những kinh nghiệm thân thuộc nhất và đồng thời đầy ấn tượng mạnh nhất là sự xoay vần thường ngày của mặt trời: chúng ta có thể sẽ không khám phá gì được trong vô thức, nếu chỉ nhìn đến hiện tượng vật lý của việc mặt trời xoay vần. Ngược lại, chúng ta tìm thấy “huyền thoại anh hùng mặt trời” trong vô vàn những biến thể của nó ở mọi nền văn hóa. Chính cái huyền thoại nói trên, chứ không phải hiện tượng vật lý, đã tạo ra “mẫu tượng mặt trời”. Điều ấy cũng đúng trong trường hợp quá trình xoay chuyển của mặt trăng, hay những hình tượng khác như: con rắn, người anh hùng, vị vua,...... . Thậm chí, Jung còn đặt ra giả thuyết rằng các loài động vật cũng tồn tại các nguyên mẫu riêng của chúng : “Không gì ngăn cản chúng ta nghĩ rằng, một số nguyên mẫu nào đó cũng có thể có nơi động vật, rằng những nguyên mẫu đó được hình thành trên cơ sở hệ thống sinh vật; nhưng làm sao mà trở thành như thế, đó là điều không giải thích được.” Điều quan trọng nhất cần phải hiểu là các nguyên mẫu chỉ cung cấp cấu trúc (khung sườn), chứ không phải các khuôn mẫu cụ thể cho các biểu tượng tượng trưng.
Hình tượng mặt trời trong bài Tarot
Hình tượng mặt trời trong bài Tarot
Một lần khác C.G. Jung nói (1): Cách đây 6 ngàn năm, bầu trời quang đãng,vùng sa mạc trên miền Lưỡng Hà giữa sông Euphrat và sông Tigris đã là“trắc nghiệm Rorschach” đầu tiên. Trắc nghiệm Rorschach (theo tên của bácsĩ khoa tâm thần người Thụy Sĩ Hermann Rorschach, 1884 – 1922), là một loạt những “bức ảnh bằng chấm mực” (ink-stains) để trắc nghiệm hiện tượngliên tưởng và phóng ngoại ý nghĩ và cảm xúc của tâm thức con người. Ngườilàm trắc nghiệm nhìn vào những “bức ảnh có chấm mực” với những hình hàivà sắc màu khác nhau, và từ đó nói lên những ý nghĩ và cảm giác được khíchđộng trong mình. Cách đây 6 ngàn năm, có những con người ở vùng LưỡngHà đã nhìn lên bầu trời và đã “đọc” từ trong đó những hình ảnh và những ýnghĩa liên hệ; những hình ảnh như sư tử, bò tót, cua còng (chòm sao Giải),cừu đực (chòm sao Bạch Dương), bọ cạp (chòm sao Thần Nông)... hoặc tênnhững vị thần như Mars, Venus, Mercury, nữ thần mặt trăng Diana, Thần mặt trời Apollo, Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune, Pluto... cả một điện thần(pantheon) với nhiều mẫu tượng cấu trúc cuộc sống của con người chúng tamột cách tích cực từ những tầng sâu vô thức. Ở đây dĩ nhiên không chủ ý nóivề những tinh sao của hệ thống mặt trời, nhưng là những phẩm tính của cácmẫu tượng và những cách sống của con người mà người ta đã phóng ngoạilên trên bầu trời. Những phẩm tính như nỗ lực hiếu chiến (Mars/Ares), tình yêu- tình dục (Venus/Aphrodite), phong phú và chắt chiu (Diana), hoàn hảo vĩnh hằng(Jupiter/Sagittarius)... Đây không phải là những vấn đề thuộc các khoa thiên văn hay chiêm tinh, nhưng là các vấn đề thuộc Tâm lý Chuyên sâu. Trên bầu trời với tinh tú trăng sao, con người đã được khích động và liên tưởng phátxuất ra những hình ảnh có tính biểu tượng, những hình ảnh biểu tượng được phóng ngoại từ trong vô thức của chính mình.

Chú thích : (1): Trích dẫn trong Pascal 1995, 88t

Nguồn và tài liệu tham khảo:

Tâm lý học chuyên sâu- Ý thức và các tầng sâu vô thức (2015) : tác giả Lưu Hồng Khanh (đây là nguồn mình tham khảo nhiều nhất)
Bản đồ tâm hồn con người của Jung : tác giả Murray Stein