Một cái tết về, tôi vòng lại Thủ đô trực. Ráng làm dân kinh kỳ 36 phố phường ngàn lẻ mười năm văn vở. Tôi khám phá nó...
V/về Hanoi!
Ở đâu trên thế giới này có thành phố lớn rồi cũng sẽ có phố người Hoa. Thành phố Aman của người Jordan bên bờ biển Chết; những thành phố ở Mỹ: DC, Houston, Boston, Philadenphia, Honolulu; Metro Mannila của người Philipin; hay Sài Gòn, Quận 5 đều có dấu ấn đậm nét của người Hoa.
Chùa bà Thiên Hậu ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn <i>(Take by Lt Phan 2021)</i>
Chùa bà Thiên Hậu ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn (Take by Lt Phan 2021)
Cả ngàn năm là láng giềng bền vững, vài thời điểm ngắn ngủi là một. Nhiều người Hoa (Hán) đã gắn bó, xây dựng mảnh đất này. Và rồi cuộc cách mạng, những cơn cuồng loạn, họ hầu như biến mất. Sao lạ vậy, hẳn là Hà Nội còn lại gì của người Hoa!
Người Hoa đã đến Hà Nội như thế nào!?
(Nguồn: 100% Wikipedia, mình đã đọc, check chéo với các nguồn và thành thật nó khá là ổn)
Có ý kiến cho rằng những người Trung Quốc đầu tiên bắt đầu đi vào Việt Nam là từ thời nhà Tần vào Tượng Quận nhưng lần di dân đầu tiên được ghi nhận rõ ràng là từ năm 43 vào thời nhà Hán tức thời Bắc thuộc lần 2; người Trung Hoa di dân đến Việt Nam đến thời Trung Hoa Dân Quốc, gồm: binh lính, quan chức, thường dân, nhà buôn..., thậm chí là tội phạm (lý do thì đa dạng); người Trung Quốc di cư đến Việt Nam rất đông nhưng phần lớn họ kết hôn và "nhập gia tùy tục" với người bản xứ rồi con cháu họ cũng dần dần hòa tan vào xã hội Việt Nam xưa để thành người Kinh, hiện Việt Nam chính thức chỉ sót lại số ít người Hoa là còn giữ được bản sắc mà ta đang đề cập.
Họ sang Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng nhiều nhất là bằng thuyền buồm nên họ được người bản địa gọi là người Tàu hay Tàu Ô vì đặc ưng thuyền của người Hoa vượt biên sang Việt Nam là phần buồm của chúng có màu đen đặc như than tro.
Thuyền buồm cánh giơi
Thuyền buồm cánh giơi
Phố Hàng Ngang hay Phố Việt Đông (Phố của người Quảng Đông)
Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương thành Thăng Long, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm. Thế kỷ 18 đoạn đầu phố giáp phố Hàng Đào gọi là phố Hàng Lam, phố bán đồ tơ lụa màu xanh lam; đến thế kỷ 19 có tên là phố Việt Đông, thời Pháp thuộc tên phố là Rue des Cantonnais (phố người Quảng Đông), có đường tàu điện bánh sắt chạy qua giữa phố.
Phố&nbsp;<i>Hàng Ngang</i>&nbsp;có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là&nbsp;<i>“rue des Cantonnais”</i>&nbsp;tức là “phố Người Quảng Đông” năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Ngang như dân chúng vẫn quen gọi.. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Phố Hàng Ngang có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là “rue des Cantonnais” tức là “phố Người Quảng Đông” năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Ngang như dân chúng vẫn quen gọi.. manhhai
Khu phố Hoa Kiều buôn bán sầm uất, giàu có, hai đầu phố làm hai cánh cổng để buổi tối đóng lại, đó có thể là một nguồn gốc của tên gọi Hàng Ngang. Trong sách “Người và cảnh Hà Nội” tác giả Hoàng Đạo Thúy viết: “…những người khách trú gốc Quảng Đông đến rất đông ở phố này, bán tạp hóa, chè và thuốc. Họ làm giàu to nên trước đây hai đầu phố làm cổng ngăn rất chắc. Sau nhà có tường cao như thành, chỉ có một số cửa sau kín đáo để thì thọt với Tây, với quan…”.
Một bức vẽ từ thời Pháp còn lưu lại hình ảnh bức tường và cánh cổng ngang phố này, với chú thích là "Porte de la rue des Cantonnais” (Cổng phố của người Quảng Đông).
Một bức vẽ từ thời Pháp còn lưu lại hình ảnh bức tường và cánh cổng ngang phố này, với chú thích là "Porte de la rue des Cantonnais” (Cổng phố của người Quảng Đông).
Từ thời Lê, tên phố là Việt Đông do có nhiều Hoa kiều gốc Mân Việt, Quảng Đông đến lập hội làm ăn. Khi quân Thanh chiếm Trung Hoa vào thế kỷ 17 thì người Minh Hương chạy loạn sang đây đã đem việc cúng lễ của Tàu pha vào phong tục của người Việt, thí dụ như dựng đền Tam Thánh, thờ cả Quan Công cùng với Trần Hưng Đạo trong đó.
Thời Hậu Lê và thời Nguyễn, triều đình Việt Nam định ra luật cư trú cho người ngoại quốc rất nghiêm. Theo lệ cũ, người Hoa được tổ chức thành “bang”, tập trung vào mấy nơi ở Hà Nội là Việt Đông (Hàng Ngang)Hà Khẩu (Hàng Buồm), hết thời hạn phải về Trung Quốc, nếu tình nguyện ở lại phải thay đổi y phục, phong tục theo người Việt Nam. Sách “Đại Nam nhất thống chí” thời Nguyễn vẫn ghi tên “phố Việt Đông”.
Phố Hàng Ngang thời Pháp với đường tàu điện và những biển hiểu tiếng Hoa đặc trưng. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Phố Hàng Ngang thời Pháp với đường tàu điện và những biển hiểu tiếng Hoa đặc trưng. manhhai
Trong sách Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ có chép: “Phường Diên Hưng và phường Đồng Lạc là phố Hàng Áo, bán các thứ tơ lụa, vóc nhiễu”. Như vậy có lẽ trước khi người Hoa kiều tới đây mua nhà kinh doanh thì Hàng Ngang (tức phường Diên Hưng) và đoạn đầu phố Hàng Đào (tức phường Đồng Lạc) dân ta bán quần áo và cả yếm nữa (vì đình phường Đồng Lạc còn có tên là đình Hàng Yếm). Trước đây ở phố Hàng Ngang quá nửa số dân là người Hoa. Nhiều người đã thay đổi y phục theo phong tục Việt Nam nên dân ta gọi là người Minh Hương (tức người Việt gốc quê nhà Minh). Phố Hàng Ngang cho tới đầu thế kỷ XX có nhiều hiệu tơ lụa lớn của người Minh Hương đều có họ hàng với nhau: Phan Đức Thành (số 2), Phan Thái Thành (số 4), Phan Hưng Thành (số 26), Phan Vạn Thành (số 40), Phan Dụ Thành (số 56), Phan Hòa Thành (số 60)… Người Việt buôn tơ lụa lớn thì có Trịnh Phúc Lợi (số 7), Lợi Quyền (số 27). Sau người con cụ Phúc Lợi là ông Trịnh Văn Bô chuyển sang số nhà 48 cùng phố.
Người Hoa ở Hàng Ngang còn mở nhiều hiệu bán chè “Tàu”. Sinh Thái, Chính Thái, Ninh Thái… Chè đựng trong lọ sứ, lọ thiếc, hoặc gói giấy… nhãn hiệu chữ Trung Quốc song đa số lại là chè Phú Thọ được sao chế tại Hàng Ngang và đóng nhãn hiệu Vũ Di Sơn, Phúc Kiến (:Đ).
Ngày nay, ở phố này có một ngôi nhà đã gắn liền với lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc. Đó là ngôi nhà số 48, trước cửa hiệu có gắn một tấm bảng đá nổi bật dòng chữ vàng: “Trong ngôi nhà này, tại một phòng gác nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Nguyên là ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi rực rỡ.
Số nhà 48 Hàng Ngang, tại đây Bác đã chủ tọa cuộc họp đầu tiên của Thường vụ tại Hà Nội, đã quyết định một số vấn đề quan trọng: tổ chức mít tinh để Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân và thảo bản&nbsp;<i>Tuyên ngôn độc lập</i>.
Số nhà 48 Hàng Ngang, tại đây Bác đã chủ tọa cuộc họp đầu tiên của Thường vụ tại Hà Nội, đã quyết định một số vấn đề quan trọng: tổ chức mít tinh để Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân và thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
Phố Hàng Buồm - Hội quán Quảng Đông- Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm (22 Hang Buom Culture and Arts Center) Hàng Buồm xưa thuộc phường Hà Khẩu (còn gọi là Giang Khẩu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng. Đến thế kỷ 19, người Hoa Quảng Đông từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, và dần dần thao túng cả phố. Khi người Pháp đặt chân lên Bắc Kỳ (1872), phố có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Hội quán Quảng Đông lập tại phố này.
Cổng ở phố Hàng Buồm. To và bề thế tương đồng với các cổng khu người hoa khác trên thế giới. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Cổng ở phố Hàng Buồm. To và bề thế tương đồng với các cổng khu người hoa khác trên thế giới. manhhai
Bảng hiệu bên trái "CƠM TÁM Giò Chả" là cơm nấu bằng gạo "tám thơm", chứ không phải cơm TẤM nấu bằng gạo tấm. Bạn có thể thấy cờ của Trung Hoa dân quốc và Cờ VNCH. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Bảng hiệu bên trái "CƠM TÁM Giò Chả" là cơm nấu bằng gạo "tám thơm", chứ không phải cơm TẤM nấu bằng gạo tấm. Bạn có thể thấy cờ của Trung Hoa dân quốc và Cờ VNCH. manhhai
Ảnh tô màu cũng góc chụp ấy, tấp nập quán xá của chốn phồn hoa đô hội. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Ảnh tô màu cũng góc chụp ấy, tấp nập quán xá của chốn phồn hoa đô hội. manhhai
Gốc phố Hàng Ngang và Hàng Buồm. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Gốc phố Hàng Ngang và Hàng Buồm. manhhai
Hanoi street scene 1959 by Rév Miklós - Phố Hàng Buồm, khu phố của người Hoa ở Hà Nội xưa- Bên trái là hai nhà thuốc cạnh nhau: Trung Hòa Đường và An Hòa Đường; <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Hanoi street scene 1959 by Rév Miklós - Phố Hàng Buồm, khu phố của người Hoa ở Hà Nội xưa- Bên trái là hai nhà thuốc cạnh nhau: Trung Hòa Đường và An Hòa Đường; manhhai
Hanoi street scene 1959 by Rév Miklós - Người Hoa ở khu phố cổ Hà Nội múa lân mừng năm mới, Tết Kỷ Hợi- Chữ trên lưng áo thun của ông bên phải hình: ĐSTHN = Đội Sư Tử Hà Nội. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Hanoi street scene 1959 by Rév Miklós - Người Hoa ở khu phố cổ Hà Nội múa lân mừng năm mới, Tết Kỷ Hợi- Chữ trên lưng áo thun của ông bên phải hình: ĐSTHN = Đội Sư Tử Hà Nội. manhhai
Hội quán Quảng Đông, còn được gọi là Hội quán Việt Đông (tiếng Trung: 粵東會館), là một công trình kiến trúc cổ do người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng tại Hà Nội.
 Hội quán được dựng dưới thời Tây Sơn, năm 1801, trước Hội Quán ở Hội An 74 năm. Thời gian đầu, người Pháp chưa xây dựng những công trình kiến trúc, Hội Quán được người Pháp sử dụng làm chỗ hội họp, tiếp tân khi có đại lễ. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Hội quán được dựng dưới thời Tây Sơn, năm 1801, trước Hội Quán ở Hội An 74 năm. Thời gian đầu, người Pháp chưa xây dựng những công trình kiến trúc, Hội Quán được người Pháp sử dụng làm chỗ hội họp, tiếp tân khi có đại lễ. manhhai
Hình hài hiện tại
Hình hài hiện tại
Dễ dàng nhận thấy nét tương đồng giữa kiến trúc của của Hội quán Quảng Đông tại Hà Nội và Chùa bà Thiên Hậu tại Sài Gòn. Trên mái và tường của hội quán là hệ thống phù điêu cầu kỳ bằng gốm sứ minh họa lại những câu chuyện của cố hương (các tích truyện trong Tam Quốc)....
Tiệc mừng Quốc khánh Pháp 14-7-1885 tại Hội quán Quảng Đông, Phố Hàng Buồm, Hanoi; Album ảnh Bắc Kỳ (tập 4) của BS Hocquard - Diner officiel à la pagode des Cantonnais le 14 juillet 1885;  <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Tiệc mừng Quốc khánh Pháp 14-7-1885 tại Hội quán Quảng Đông, Phố Hàng Buồm, Hanoi; Album ảnh Bắc Kỳ (tập 4) của BS Hocquard - Diner officiel à la pagode des Cantonnais le 14 juillet 1885; manhhai
Do người Hoa chuyên làm dịch vụ và đã từng cộng tác với người Pháp từ thời Jean Dupuis ( một nhà thám hiểm và thương nhân người Pháp) mới đặt chân lên Bắc Kỳ, hơn nữa do lo ngại vướng ngoại giao với nhà Thanh nên trải qua những biến cố chiến trang (từ cuối thế kỷ XIX cũng như hồi thời kì 1946-1947) khu phố người Hoa ít bị tổn hại vì bom đạn.
Năm 1978, không gian Hội quán Việt Đông bị trưng dụng để làm trường mẫu giáo, sau đó đã dần bị lãng quên trong một khoảng thời gian dài.
Một thời thay đổi. Năm 1978,  không gian Hội quán Việt Đông bị trưng dụng để làm trường mẫu giáo.
Một thời thay đổi. Năm 1978, không gian Hội quán Việt Đông bị trưng dụng để làm trường mẫu giáo.
Năm 2021, Hội quán đã được trả về với đúng kiến trúc ban đầu. Việc tôn tạo và phục dựng Hội quán Việt Đông được xem là một "dấu ấn thành công" trong nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa và gìn giữ những dấu tích lịch sử có giá trị quan trọng tại Hà Nội.
Trợ lại ngày xửa, Hội quán giờ là Trung Tâm nghệ thuật, nơi chúng ta có thể gặp những người trẻ xinh xẻo, những triển lãm nghệ thuật ngắm chút ngày xửa.
Trợ lại ngày xửa, Hội quán giờ là Trung Tâm nghệ thuật, nơi chúng ta có thể gặp những người trẻ xinh xẻo, những triển lãm nghệ thuật ngắm chút ngày xửa.
Phố Lãn Ông hay Phố Phúc Kiến, Hội quán Phúc Kiến
Con phố dài 180m, đi từ ngã tư phố Hàng Đường nối tiếp phố Hàng Buồm, cắt ngã tư Chả Cá – Hàng Cân đến phố Thuốc Bắc, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố mang tên là phố Phúc Kiến (Rue des Phúc Kiến hay rue de Fou-Kien), bởi ở đây tập trung nhiều người Hoa, đến từ bang Phúc Kiến, từ sau 1947 đến nay, phố này được gọi là phố Lãn Ông.
Tonkin - Hanoi - Décoration de fête de Réception à l´occasion de l'arrivée du socialiste A. Varenne, Gouverneur de l'I,D.C. - Góc phố Hàng Đường và Phúc Kiến ( Lãn Ông ngày nay)- Cổng trang trí đầu Phố Phúc Kiến (nay là Phố Lãn Ông) nhân dịp đón Toàn quyền Đông Dương A. Varenne đến Hà Nội (5-12-1925) ngôi nhà có ngôi đền nhỏ trên nóc là nhà số 80 Hàng Đường nay vẫn còn. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Tonkin - Hanoi - Décoration de fête de Réception à l´occasion de l'arrivée du socialiste A. Varenne, Gouverneur de l'I,D.C. - Góc phố Hàng Đường và Phúc Kiến ( Lãn Ông ngày nay)- Cổng trang trí đầu Phố Phúc Kiến (nay là Phố Lãn Ông) nhân dịp đón Toàn quyền Đông Dương A. Varenne đến Hà Nội (5-12-1925) ngôi nhà có ngôi đền nhỏ trên nóc là nhà số 80 Hàng Đường nay vẫn còn. manhhai
Sách Đại Nam thống nhất chí ( thế kỷ 19) có chép phố Phúc Kiến bán đồng; sách Chuyến đi chơi Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký năm 1870 cũng nói đến phố đó bàn đồ đồng, đồ sắt. Đồng bán ở đây là đồng thỏi ngày xưa người Tàu từ mỏ Tụ Long ở biên giới về, đồng còn thấy bán cả ở phố Hàng Ngang; phố Phúc Kiến ở gần chợ Đông Thành có khu thợ thủ công đồng sắt ở phía bên trái Cửa Đông. 
Phố Phúc Kiến cũng bán thuốc Bắc, cái đó dễ hiểu vì thuốc Bắc và người Hoa thường gắn liền với nhau.
Buổi chiều tết, lang thang trên con phố, giật mình thấy một ngôi chùa màu vàng với kiểu cách khác lạ đóng cửa cài then vào thời khắc dân ta nô nức chùa chiền. Hội quán Phúc Kiến, tòa nhà màu vàng, nằm im lìm, khóa cửa. Hóa ra, nó đang ở cái tuổi hồi xuân, ráng trở lại ngày xưa như nó đã từng.
Nằm trên con phố này có một công trình kiến trúc cổ mang tên Hội quán Phúc Kiến, được xây dựng từ những năm 1817. Nơi đây thờ thần Thiên Thượng Thánh Mẫu, một vị hộ thần của các vùng biển được tôn kính cả trong Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, đối với cộng đồng người Hoa di cư bằng đường thuỷ, bà được thờ phụng vô cùng rộng rãi. <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhhai</a>
Nằm trên con phố này có một công trình kiến trúc cổ mang tên Hội quán Phúc Kiến, được xây dựng từ những năm 1817. Nơi đây thờ thần Thiên Thượng Thánh Mẫu, một vị hộ thần của các vùng biển được tôn kính cả trong Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, đối với cộng đồng người Hoa di cư bằng đường thuỷ, bà được thờ phụng vô cùng rộng rãi. manhhai
Ngày nay, hội quán Phúc Kiến vẫn giữ nguyên được kiến trúc sau lần tu sửa vào năm 1925. Các thành phần chính của cấu trúc Hội quán bao gồm: Tam quan, sân, phương đình, hậu cung, khu học hiệu nằm phía sau và hai bên kiến trúc chính. Cổng có ba lối đi bao gồm cửa chính ở ngay giữa và cửa phụ nằm ở hai bên trái, phải. Tấm biển "Hội quán Phúc Kiến" vẫn được treo trang trọng phía trên cửa chính, được viết bằng chữ Hán. <i>Take by Lt Phan 2023</i>
Ngày nay, hội quán Phúc Kiến vẫn giữ nguyên được kiến trúc sau lần tu sửa vào năm 1925. Các thành phần chính của cấu trúc Hội quán bao gồm: Tam quan, sân, phương đình, hậu cung, khu học hiệu nằm phía sau và hai bên kiến trúc chính. Cổng có ba lối đi bao gồm cửa chính ở ngay giữa và cửa phụ nằm ở hai bên trái, phải. Tấm biển "Hội quán Phúc Kiến" vẫn được treo trang trọng phía trên cửa chính, được viết bằng chữ Hán. Take by Lt Phan 2023
Hội quán là nơi cộng đồng gặp gỡ, đại hội bang, tổ chức các lễ truyền thống và đặc biệt là nơi để giáo dục văn hóa lịch sự cho thế hệ trẻ. Ở Việt Nam, bên trong hội quán thường bao gồm cả các trường học giành cho con em người Hoa. Mọi thứ được điều hành bài bản, quy cụ, có hệ thống đã giúp người Hoa khó có thể đánh mất bản sắc dù ở bất kỳ đâu.
Mặt sau của Hội quán trước đây là Phúc Kiến Học hiệu, được xây dựng để con em người Hoa gốc Phúc Kiến sống ở Hà Nội theo học. Hiện nay, Hội quán vẫn là một phần của Trường Tiểu học Hồng Hà.
Mặt sau của Hội quán trước đây là Phúc Kiến Học hiệu, được xây dựng để con em người Hoa gốc Phúc Kiến sống ở Hà Nội theo học. Hiện nay, Hội quán vẫn là một phần của Trường Tiểu học Hồng Hà.
Khu phố cổ tại ngã tư giao lộ Hàng Đường-Hàng Ngang-Lãn Ông-Hàng Buồm; HANOI Aerial View 1930s - Không ảnh Hà Nội thập niên 1930 -  Bóng nắng cho thấy tại ngã tư có hai cổng chào trên phố Lãn Ông và Phố Hàng Buồm trong dịp Tân Toàn quyền Alexandre Varène đến Hanoi (5-12-1925). <a href="https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/">manhha</a>
Khu phố cổ tại ngã tư giao lộ Hàng Đường-Hàng Ngang-Lãn Ông-Hàng Buồm; HANOI Aerial View 1930s - Không ảnh Hà Nội thập niên 1930 - Bóng nắng cho thấy tại ngã tư có hai cổng chào trên phố Lãn Ông và Phố Hàng Buồm trong dịp Tân Toàn quyền Alexandre Varène đến Hanoi (5-12-1925). manhha
Hà Nội buổi chiều đầu xuân Quý Mão. <i>Take with Dương</i>
Hà Nội buổi chiều đầu xuân Quý Mão. Take with Dương
Thông thả bước trên con phố dài, hoài niệm về những điều xưa cũ. Ngàn năm văn vở chỉ còn lại lác đác, bị bỏ rơi bởi những điều mới mẻ. Hóa ra Hà Nội, không chỉ có những mùa Hoa, có sông Hồng, có Hồ, có cái cổng bị bắn, có cốc cafe thơm lừng mùi trứng và có bà cô bán bóng bay đi ngang qua cây cầu cũ....
Hẳn là nhiều người còn ở đó và nhiều người khác ở những nơi xa xôi nhớ về nó. Chả có quá khứ nào hoàn hảo. Biết để hiểu và thông cảm lẫn nhau trong tiến trình xây dựng một tương lai chung có nhau!
Lt Phan.