Người Đua Diều - Khaled Hosseini
Người Đua Diều là quyển sách được xuất bản lần đầu tiên năm 2003, và nhanh chóng trở thành một trong những quyển sách bán chạy trên...
Người Đua Diều là quyển sách được xuất bản lần đầu tiên năm 2003, và nhanh chóng trở thành một trong những quyển sách bán chạy trên thế giới. Không phải tự nhiên, mà quyển sách này lại lấy cắp đi hàng triệu trái tim của độc giả trên toàn thế giới. Hãy cùng mình phân tích và mổ xẻ quyển sách này nhé!
Người ta nói: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện.” Mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời này đều có một tâm hướng thiện. Vậy tại sao, trên đời này lại xuất hiện nhiều kẻ ác đến thế? Mỗi kẻ ác cũng từng là một người lương thiện vậy tại sao họ lại làm điều ác? Hay có lẽ, dù lương thiện đến đâu, thì số phận bắt con người ta trở nên ích kỉ, xấu xa, và đê tiện. Như trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, hắn ta trở nên dịu dàng và dễ thương khi bên Thị Nở, nhưng cuộc đời đâu cho ai cho hắn làm người lương thiện đâu.
Đọc sách Người Đua Diều, ta sẽ hiểu rõ thêm bản chất của con người, dường như điều ác không được sinh ra từ cái xấu, cái xấu không xuất phát từ sự đố kị, hay sự đố kị không xuất phát từ hơn thua nhau trong đời. Mà mọi thứ xấu xuất phát từ “định kiến xã hội".
Phần 1:
Amir và Hassan là hai người bạn thân, lớn lên cùng một bầu vú, được nuôi dưỡng bởi hai người đàn ông. Amir là con của một thương gia giàu có người Pashtun, còn Hassan là con trai của người đàn ông tật nguyền, nghèo khó người Hazara. Trong xã hội Afganistan thời đó, vẫn còn định kiến về con người và dòng dõi, đối với họ Pashtun là một dòng họ cao cấp, thượng đẳng, còn Hazara là một dòng họ hạ đẳng, và họ không có tiếng nói trong xã hội. Mặc dù có xuất thân khác nhau, hai cậu bé có một tình bạn thật sự rất đẹp. Hassan rất yêu quí Amir, tôn sùng cậu, và sẵn sàng làm mọi thứ vì cậu. Tuy nhên, Amir thì cảm thấy đố kị và rất ghét Hassan, vì bố cậu có phần ưu ái Hassan, dành nhiều lời khen và tình thương đối với người bạn này. Cậu không hiểu tại sao, một người là con ruột, một người chỉ là con của một kẻ giúp việc trong nhà, tại sao Hassan lại được yêu thương và dành nhiều lời khen đến thế.
Amir thể hiện sự đố kị của bản thân mình với Hassan bằng nhiều cách, cười nhạo Hassan khi cậu ta không biết chữ, hay không biết nghĩa của từ vưng trong sách mà Amir đọc cho Hassan nghe. Amir còn tức giận hơn khi Hassan phát hiện ra một sự ẩn dụ trong truyện mà Hassan viết. Đổi lại, Hassan là luôn coi Amir là một người bạn trung thành thật sự, luôn bên cạnh Amir và bảo vệ Amir.
Amir cảm thấy ghét Hassan hơn bất kì điều gì khác khi Hassan đã cố gắng lấy con diều xanh cho cậu, mà bị Assef hiếp dâm. Thật kì lạ phải không? Đáng lí ra Hassan phải cảm thấy thất vọng vì Amir không bảo vệ bạn mình trong những lúc hoạn nạn, mà lại trốn chạy. Amir đã tìm mọi cách để Hassan biến khỏi cuộc đời mình, bằng cách đổ lỗi cho Hassan đánh cắp đồ của mình.
Phần hai: Cuộc sống mới của cha con Hassan ở Mỹ.
Phần ba: Chuộc lỗi
Mình muốn viết nội dung ngắn gọn vậy để những độc giả muốn tìm hiểu thêm về sách thì hãy đọc sách nhé!
Chủ để của quyển sách là mối nhân duyên của Amir và Hassan, một tình bạn đẹp, hồn nhiên, trong sáng. Tuy nhiên, vì xã hội đầy rẫy những định kiến về địa vị xã hội, thì tình bạn của hai đứa trẻ vẫn là một điều đẹp đẽ mà người đọc cảm nhận được qua những chương đầu của quyển sách.
Nếu như trong xã hội mà hai đứa trẻ này đang sống không có sự phân biệt giai cấp thì biết đâu bi kịch không nối tiếp bi kịch. Hai đứa trẻ hoàn toàn vô tội trong chính câu chuyện của chúng. Nhiều người cho rằng, hành động phản bội của Amir bắt nguồn từ của sự đố kị, nhưng mãi đến cuối cùng ta mới nhận ra sự thật đau đớn rằng, Amir cũng chỉ là nạn nhân của “giai cấp xã hội". Chẳng ai trách ta vì những điều ta không biết, như một đứa trẻ bị phạm lỗi, bị trách phạt, nhưng những người có hiểu biết, lại dễ dàng tha thứ cho đứa trẻ ấy hơn. Hành trình của cuộc đời Amir khá là dài, khi cậu đủ lớn để biết cái cần biết, cậu đã cho bản thân mình được nhận lỗi và sửa lỗi.
Nếu ta hỏi cha mẹ mình, cha mẹ có thương con như anh chị em con không? Câu hỏi này thật sự là khó trả lời vì chẳng có phép so sánh nào là đúng cả. Những đứa con cùng mẹ, cùng cha có những tính cách khác nhau, thì tình yêu của cha mẹ cũng khác nhau, và cách thể hiện tình yêu của cha mẹ với con cái cũng khác nhau nữa. Nhưng có lẽ, những đứa con phải mất rất nhiều thời gian mà thậm chí cả đời để hiểu ra điều này.
Khép lại trang sách, vẫn còn ngỗn ngang bê bối chính trị, chiến tranh, và nhiều vấn đề xã hội mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với điều này. Có thể, chiến tranh ở một đất nước xa xôi như Afganistan thì một người sống ở Việt Nam chẳng làm được gì? Mình nghĩ không phải vậy đâu. Chỉ cần một hành động nhỏ của mình như gieo yêu thương, giúp đỡ người khác, bớt một câu nói đã kích thì đó như là một niệm lành để chiến tranh không xảy ra.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất