Một gia đình lớn, sum họp, đông đủ, quây quần bên nhau là điều mong ước của những người Việt Nam có đạo đức từ xưa tới nay. Những người này cho rằng như thế là hạnh phúc và tông môn có đức. Cái "phúc" đó quý giá hơn tất cả mọi thứ ở trên đời này.
Để hiểu "ngũ đại đồng đường" là gì? Xin trích thuật 1 bài sau đây có nhan đề là "Người Hakkas (Khách Gia) ở Trung Quốc: vẫn duy trì lối sống ngũ đại đồng đường" của Phương Nga, viết theo tạp chí Đại địa và báo Le Figaro Magazine, tháng 12/1955, đã được đăng trong tạp chí Kiến thức ngày nay số 168, ngày 20/3/1995:
Ngày nay du khách đến thăm Trung Quốc, nếu chịu khó đi vào các vùng xa xôi, miền quê các tỉnh, sẽ gặp nhiều điều ngạc nhiên kỳ thú.
Trong khi tại thủ đô Bắc Kinh, những gia đình trẻ "một vợ một chồng một con" sống riêng biệt trong các căn hộ đầy đủ tiện nghi, và có thể mua sắm qua đường điện thoại để các cửa hàng chở đồ đến tận nhà, thì tại 1 vùng được gọi là Thú Dương ở tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, cho đến nay vẫn còn cộng đồng người Hakkas sống theo kiểu tập thể, duy trì từ thế kỷ thứ 9 đến nay (lưu ý thời gian trong bài trích thuật này là 1955) với những gia đình "ngũ đại đồng đường" ( 5 thế hệ ở chung một nhà). Chẳng những thế, các nhà này xây cất cận kề nhau, đôi khi qua tới 4 loạt "ngũ đại đồng đường" như thế, tức là khoảng 20 thế hệ đã sống qua 1 khu nhà chung.
<a href="http://www.doisongphapluat.com/doi-song/gia-dinh-tinh-yeu/y-nghia-ngay-gia-dinh-viet-nam-286-a38610.html">Đại gia đình</a>&nbsp;có tới 100 thành viên của cụ Liang Xueha, năm nay 105 tuổi, sống ở một ngôi làng gần Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, khu vực Tây Nam Trung Quốc .Tổng cộng tuổi của đại gia đình này lên tới 3.850 năm. (Bào Đời sống&amp; pháp luật)
Đại gia đình có tới 100 thành viên của cụ Liang Xueha, năm nay 105 tuổi, sống ở một ngôi làng gần Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, khu vực Tây Nam Trung Quốc .Tổng cộng tuổi của đại gia đình này lên tới 3.850 năm. (Bào Đời sống& pháp luật)

Sinh hoạt kiểu "ngũ đại đồng đường"

Một ngôi nhà cho 5 thế hệ cùng ở chung, thì hẳn nhiên là phải to, rộng. Để cho tộc trưởng dễ cai quản, ngôi nhà chung này được xây thành một vòng tròn, và chia ra thành từng nhà nhỏ quanh 1 sân sộng giữa sân. Sân này để phơi lúa vào ngày mùa, tiệc tùng chung vào các ngày vui, tế lễ chung vào các ngày lễ hội... và trong thời kỳ cách mạng là sân để họp bình bầu, kiểm điểm.
Mỗi nhà tròn có 1 ông tộc trưởng được chọn trong số những lớn tuổi có đức độ và uy tín nhất, để cai quản chung.
Hai bà chị em dâu gây lộn chửi nhau từ sáng đến tối, khi ông tộc trưởng vắng mặt. Nhưng tối về, ông gọi họ ra phân xử, bảo người nào chịu lỗi là phải chịu. Êm thấm!
Ông đại tộc trưởng thì ở khu nhà vuông nằm giữa 4 khu nhà tròn, điều hành và sắp xếp cho toàn bộ 5 khu nhà.
Mỗi người trong cộng đồng đều biết rõ phận sự của mình. Phận làm cố thì bao dung, đạo hạnh ra sao, phận làm cháu chắt thì vâng lời ngoan ngoãn thế nào...
Nhất nhất đều theo lễ giáo từ bao nhiêu đời truyền lại. Người chết cũng "hiện diện" trong nhà nữa! Vì theo tục lệ ở đây, người chết chôn cất 5 năm thì được khai mộ, đem xương cốt lên rửa sạch, bỏ vào 1 chiếc hũ sành, thờ trong nhà. Đến ngày giỗ, công lao đức hạnh của người chết sẽ được nhắc nhở cho mọi người cùng nghe.
Trong thời kỳ cách mạng bùng lên ở Trung Quốc các nhà cộng đồng của người Hakkas cũng treo đầy ảnh Mao Trạch Đông, hoặc biểu ngữ "Mao chủ tịch muôn năm" nhưng bên cạnh vẫn có ảnh Khổng Tử, Lão Tử, Phật Quan Âm...
Và cộng đồng người Hakkas rất ủng hộ chủ nghĩa xã hội, bởi họ thấy có nhiều điểm khớp với kiểu "ngũ đại đồng đường" của họ.

Những người con sáng giá của bộ tộc Hakkas:

Điều lý thú của bộ tộc Hakkas là cách đào tạo con người của cộng đồng. Tất cả trẻ em đều được nuôi dưỡng, giáo dục theo đạo lý chung tại nhà. Bất kỳ người nào trong cộng đồng cùng đều có bổn phận và quyền chỉ dạy, la rầy trẻ nhỏ, vì xét ra đều là con cháu 1 nhà cả.
Khách Gia, hay&nbsp;Hakka, còn gọi là&nbsp;người Hẹ (China &amp; Asia cultural travel)
Khách Gia, hay Hakka, còn gọi là người Hẹ (China & Asia cultural travel)
Đến tuổi thành niên thì thành viên của các nhà cộng đồng có thể đi làm việc xa, ở Bắc Kinh, hay bất cứ đâu, nhưng phải gửi thư, trợ cấp về cho cộng đồng thường xuyên. Khi về hưu, có thể quay về cộng đồng sinh sống.
Những người con của cộng động Hakkas đi ra ngoài làm ăn, sinh sống, thường có 1 ý chí rất vững vàng vì có 1 chỗ dựa tinh thần mạnh mẽ, một truyền thống tôt đẹp trong huyết thống.
Người ta được biết nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,... đều là những người con ưu tú của bộ tộc Hakkas. Dù các vị này nay ở cung điện, lầu son hiện đại, song họ vẫn luôn nhớ về những ngôi nhà "ngũ đại đồng đường" xây bằng gạch với vữa vội trộn mật đường bền chắc có thể tồn tại hàng 5-600 năm.
Một người Hakkas ở Thú Dương kể lại rằng thời cách mạng bùng nổ, có lần kẻ xấu đặt 1 khối thuốc nổ khoảng 80 kg định phá sập một ngôi nhà tròn của người Hakkas, xong chỉ làm bay mái ngói của nó mà thôi.
Ngày nay cộng động người Hakkas ở Thú Dương một mặt vẫn tiếp nhận những tiện nghi văn minh như đèn điện, radio, truyền hình, các loại hàng hoá ngoại nhập v.v. nhưng mặt khác vẫn giữ y sinh hoạt truyền thống như 9, 10 thế kỷ trước, và vẫn thấy hạnh phúc như thường. Kỳ lạ thay!
"Ngũ đại đồng đường" là 1 gia đình còn 5 thế hệ tồn tại sống chung với nhau, trong 1 ngôi nhà hay nhiều nhà liền kế hoặc quây quần với nhau.
Ở Việt Nam ngày nay, 1 gia đình có 5 đời như vậy, vẫn còn rải rác ở nhiều nơi.
Anh Giáp, người làng tranh dân gian Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), đang cắt tóc cho mẹ già đón tết. Tết Đinh Hợi này gia đình anh Giáp có niềm vui rất lớn là mẹ anh - cụ bà Nguyễn Thị Vấn - tròn 100 tuổi và gia đình có đứa chít đầu tiên. Anh Giáp nói ngũ đại đồng đường cùng đón xuân mới thì còn niềm vui nào hơn. (báo Tuổi Trẻ)
Anh Giáp, người làng tranh dân gian Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), đang cắt tóc cho mẹ già đón tết. Tết Đinh Hợi này gia đình anh Giáp có niềm vui rất lớn là mẹ anh - cụ bà Nguyễn Thị Vấn - tròn 100 tuổi và gia đình có đứa chít đầu tiên. Anh Giáp nói ngũ đại đồng đường cùng đón xuân mới thì còn niềm vui nào hơn. (báo Tuổi Trẻ)
Gia đình 4 thế hệ "tứ đại đồng đường" của cụ Quỳ trong căn nhà cổ 100 tuổi ở Hà Nội. (Kênh 14)
Gia đình 4 thế hệ "tứ đại đồng đường" của cụ Quỳ trong căn nhà cổ 100 tuổi ở Hà Nội. (Kênh 14)