Ta hay nghe về "vượt khó", "vượt khổ". Có nhiều so sánh, đặt lên bàn cân "vượt khổ" với "vượt sướng". Ai sướng hơn ai, ai khổ hơn ai? Nhưng còn một đại đa số người 'khổ lưng chừng và sướng lưng chừng' thì sao?
Mình trích dẫn một ví dụ về cách hiểu "vượt sướng". Tuy nhiên, người phải "vượt sướng", "vượt khổ" trong bài viết này được phân định dựa trên địa vị trong xã hội. 
Địa vị của một người trong xã hội bị chi phối bởi quyền lực, của cải, dòng họ, mối quan hệ, vv. Từ đây, mình nghĩ, xã hội có thể chia thành 3 phần. 20% nhân loại ở tầng đỉnh và 20% số con người ở tầng đáy, đại đa số còn lại là những người-bình-thường. 
Có nghĩa là, 20% nhân loại có địa vị danh vọng. 20% dưới đáy là người bần cùng, không có gì để mất. Phần còn lại, khi nói về địa vị xã hội, không thể trả lời theo dạng Yes/No. Không thể khẳng định tôi có tiếng nói uy quyền trong xã hội, nhưng tôi cũng không phải ở chỗ mà tiếng nói của tôi không được quan tâm.
Phần còn lại là chúng ta, 
những con người lưng chừng.
Địa vị xã hội: Đến cuối cùng đời người chỉ gói lại trong 3 mối quan hệ này,  quản lý tốt thì cuối đời nhất định không phải chịu cảnh cô đơn,

Người "ở đỉnh" phải vượt sướng, để giữ vị trí của họ luôn ở đỉnh. Vị trí này quá êm ái, chính vì vậy nó kèm theo nỗi sợ bị mất chỗ, bị rớt xuống thấp. Càng cao càng ngã đau, ông bà ta đã dạy. Nên thà cố "vượt sướng", nghiêm ngặt khắt khe với bản thân. 
Người ở đáy thì càng thấm tủi nhục phải nhìn lên người khác. Ai lại muốn 'nó sướng còn mình khổ'. Ý chí vươn lên càng mãnh liệt. Kẻ đáng sợ nhất là kẻ không còn gì để mất. 
Còn đại đa số con người ở giữa thì nửa sướng nửa khổ. Ta không có cuộc sống như ở thiên đường mà cũng không thấy khổ như người ăn xin. Khoảng cách với giới ở đỉnh là rất xa, phần lớn cảm thấy không thể và không có nhu cầu phí sức chen chân lên, càng không muốn rơi xuống. Giữ địa vị không quá tốt cũng không quá xấu như vậy đồng nghĩa với vừa đủ tốt, đủ để hài lòng. 
Nước trong quá thì không có cá. Nước quá bẩn thì cá cũng không sống được.
Câu trả lời thỏa mãn là câu trả lời nước đôi: không hoàn toàn nghiêng hẳn về phía bên nào. Cái nào cũng có mặt tốt, mặt xấu. Nên ta kết hợp cả hai phía là xong.


6 cách đơn giản để cân bằng cuộc sống - VnExpress Đời sống

Như vậy, bạn đã thấy được việc địa vị xã hội chi phối đến việc phấn đấu vượt sướng, vượt khổ của người ở đỉnh và ở đáy. Còn người ở giữa (người bình thường) thì có xu hướng giữ địa vị ổn định. 
Bất lợi của người bình thường (so với người ở đỉnh và ở đáy)?
Không đủ sướng hay khổ như người khác, động lực phấn đấu của ta cũng kém hơn. Ta hài lòng với vị trí hiện tại của mình. Người sướng thì phải cố ở lại đặng không bị rớt xuống. Người khổ thì phải cố đi lên để không ở lại nữa. 
Người bình thường thì có hai lựa chọn là ở lại hay đi lên nữa (lựa chọn thứ ba là đi xuống thì chắc chắn không muốn). Vị trí này cũng vừa đủ đẹp và ổn định, tại sao phải rời bỏ?
Người bình thường thì ít câu chuyện 'vĩ đại'. Ta thường làm khán giả thèm muốn thế giới sang giàu hay đồng cảm với câu chuyện vượt khó. Câu chuyện của người bình thường thì ít hấp dẫn với công chúng, nhưng vẫn có, nhưng qua tuần trà rồi sẽ bị lãng quên. 
Về yếu tố môi trường phát triển. Khi bạn sinh ra là 'con của cha nó' thì bạn đồng thời đã được đặt dưới sự kì vọng, áp lực của việc kế thừa sự nghiệp lớn. Sự nuôi dưỡng trong môi trường này cũng sẽ là thuận lợi lớn hơn so với những đứa trẻ khác, làm cho khí chất của bạn rất khác.
Còn người khổ thì được hưởng môi trường bươn chải, bị đời quật từ sớm. Cuộc đời là 'trường học' dạy họ bài học quý báu và thấm thía hơn cả. 
Môi trường của người bình thường đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Ăn đủ, mặc đủ, được đến trường. Tuy nhiên, người bình thường sẽ bất lợi về mặt nền tảng, vì tư duy không sắc sảo, chiến lược như người ở đỉnh, còn kẻ khổ thì đầy bài học cuộc đời. Người bình thường thì chuộng an toàn, thực hiện đúng theo khuôn mẫu.
Không phải tiền bạc, địa vị, thứ phân định "đẳng cấp" của mỗi người là những

Tóm lại,  mình viết bài viết này về vấn đề người 'khổ lưng chừng và sướng lưng chừng' thì không hoàn toàn "vượt sướng" hay "vượt khổ", vậy ta phải làm như thế nào?
"Vượt sướng" hay "vượt khổ" tựu chung lại cũng là ĐỂ vượt lên trên hoàn cảnh dù là thuận lợi hay khó khăn, đi con đường của mình. Con đường của người ở đỉnh hay ở đáy thì rõ ràng hơn, do đó tạo động lực thúc đẩy cao.

Đó là một vài gợi mở. Hãy chia sẻ thêm về suy nghĩ của bạn!