Góc Éo Le Của Lao Động Trẻ [Phần 1]
Vấn Đề 1 - DN Trốn Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc **Disclaimer: Đây là bài viết đậm mùi tâm sự - Mình viết bài này với tâm thế đã...
Vấn Đề 1 - DN Trốn Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
**Disclaimer: Đây là bài viết đậm mùi tâm sự - Mình viết bài này với tâm thế đã tận mắt chứng kiến những trường hợp éo le khi không được đóng bảo hiểm xã hội. Đối với các vấn đề to tát hơn như mức độ hiệu quả của quỹ bảo hiểm xã hội, độ tin cậy và mức tín nhiệm của quỹ nhà nước, tài chính đầu tư cấp nhà nước và kinh tế vĩ mô - mình xin phép không bàn đến ạ.
Lời nói đầu
Gửi đến B - người bạn mà mình ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và hiếu thuận.
Gửi đến H và Đ.A - Những người kiên cường nhất mình từng biết, đã trải qua một thời kì khó khăn trong thời gian dài và vượt qua.
Và gửi cô gái lấp lánh - Đừng để bị qua mặt nữa nha em ơi!
Gửi đến H và Đ.A - Những người kiên cường nhất mình từng biết, đã trải qua một thời kì khó khăn trong thời gian dài và vượt qua.
Và gửi cô gái lấp lánh - Đừng để bị qua mặt nữa nha em ơi!
1. Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Là Gì?
Đây là câu chuyện không cũ - và cũng không mới ở trên thị trường lao động. Để hiểu được bản chất của sự việc, chúng ta cần hiểu rằng: Bảo hiểm xã hội được nhìn nhận như một công cụ nhằm đảm bảo người lao động được bù đắp một phần khi họ bị đột ngột mất, giảm nguồn thu nhập. Ngoài ra, mức tích lũy BHXH cũng là thang đo để xác định mức lương hưu và mức hưởng Bảo Hiểm Xã Hội 1 lần. Theo pháp luật của nước mình, mức đóng của bảo hiểm xã hội sẽ được chia ra như sau:
Đọc thêm:
Như vậy, với một lao động được thuê bởi doanh nghiệp A - doanh nghiệp sẽ phải trích tổng cộng 21.5% tổng cộng số tiền lương được đăng ký với Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội (LĐTBXH) tại địa phương, tương tự, người lao động phải trích 10.5% lương vào BHXH.
Ví dụ: Nếu bạn được đăng ký với mức lương là 7.000.000 VNĐ trên hợp đồng lao động với sở LĐTBXH. Bạn sẽ phải trích 735.000 VNĐ vào quỹ BHXH bắt buộc, và công ty bạn sẽ đóng 1.470.000 VNĐ vào quỹ BHXH - và số tiền này KHÔNG TÍNH GỘP VÀO LƯƠNG mà chỉ được tính dựa trên con số đăng ký trên hợp đồng.
Nói cách khác, con số thực tế bạn nhận được sau 1 tháng lao động sẽ là 6.265.000 tiền thực nhận + 735.000 tiền BHXH tự bản thân phải đóng + 1.470.000 tiền BHXH doanh nghiệp phải đóng = 8.470.000 VNĐ
Nói cách khác, con số thực tế bạn nhận được sau 1 tháng lao động sẽ là 6.265.000 tiền thực nhận + 735.000 tiền BHXH tự bản thân phải đóng + 1.470.000 tiền BHXH doanh nghiệp phải đóng = 8.470.000 VNĐ
Không nhận đóng bảo hiểm xã hội tương đương với việc mất khoản tiền 1.470.000 VNĐ kia. Và còn nhiều thứ khác khi đào sâu vào luật, về định chế tài chính, nhưng mình xin phép dừng ở đây, vì nó... dài và chi tiết quá, lại phức tạp về mặt vĩ mô.
2. Tại Sao Họ Lại Trốn Đóng?
vì... TIỀN. Với một người lao động thì đó có thể chỉ là 1.470.000VNĐ/Tháng và khoản 17.640.000 VNĐ/ năm. Nhưng nếu công ty bạn có khoảng 10 người? Ồ Con số đó là gấp 10, và có thể nhiều hơn. Và ở các công ty, đặc biệt là ở SME, việc giảm tải chi phí là vô cùng cần thiết, ngay cả khi đó là quyền lợi của người lao động. Vì giảm chi phí thì mới có lời!
3. Người lao động mất gì?
Được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc về trước mắt - đó là quyền lợi của người lao động
Cứ một năm bạn không đóng bảo hiểm xã hội, bạn sẽ phải làm thêm 1 năm để về hưu. Đây là hành động tước đoạt lương hưu của người lao động và cần bị lên án. Khi còn trẻ, chúng ta không nhận ra sự quan trọng của đồng lương hưu vì chúng ta còn khả năng lao động và tạo ra đồng tiền. Khi già yếu, chúng ta đã lao lực cả đời nhưng không được nhận lại tiền mà đáng lý mình được nhận nếu không có bảo hiểm xã hội. Hành động này không khác gì việc bóc lột sức lao động của người già (khi họ còn trẻ).
Người bạn cùng phòng của mình - tên là B - đã vô cùng khổ sở khi cha bạn ấy bị bệnh rất nặng và bác không thể có tiền lương hưu vì còn thiếu khoảng 3 năm đóng BHXH. Việc tự gia đình đóng bù là không thể khi phải gom hết tiền thuốc thang cho ông và ông có thể mất bất cứ lúc nào. Đôi khi chỉ cần vài năm được đóng bảo hiểm, hoàn cảnh của họ đã ít nhiều khá hơn, B đỡ lo hơn khi có vài ba triệu để lo tiền ăn, còn tiền lương và tăng ca sẽ dồn vào cho cha. Đồng tiền còm của gia đình này nhưng sẽ là cả gia tài lúc khó khăn của gia đình khác.
Cứ mất một năm bảo hiểm xã hội, bạn sẽ mất khoản tiền trợ cấp thất nghiệp khi đột ngột có điều không hay ập đến. Nhà nước có luật và có quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo người lao động có đủ thời gian để cầm cự khi tìm kiếm công việc mới. Không được đóng bảo hiểm xã hội - bạn không có quyền được giãy chết từ từ rồi hồi sức - bạn bị đập cho chết tươi luôn. Ít ra thì khi đóng bảo hiểm đủ 1 năm tích lũy, bạn được thoi thóp thêm 1 khoản thời gian.
Mình may mắn vì được thầy cô trên trường ĐH "giác ngộ" sớm về vấn đề này. Tuy nhiên, có những người không biết. Và việc một người trẻ tuổi với số tiền trong túi chẳng bao nhiêu, đột ngột bị mất việc mà chẳng có cái gì bấu víu lấy là vô cùng kinh khủng. Với những gia đình không khá giả (trong trường hợp này là H và Đ.A bạn mình) đó là một quả tạ đặt lên vai họ một cách đột ngột. Lúc không kiếm ra tiền thì nói thật, thùng mỳ gói 200.000 nó quý lắm.
Có thể bạn không biết: Khi bạn không muốn đi làm thuê nữa và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội nữa vì nhiều lí do, bạn có thể được nhận tiền BHXH 1 lần. Doanh nghiệp trốn đóng, bạn sẽ không được hưởng số tiền tích lũy trong suốt quá trình lao động, từ đó, mức hưởng BHXH 1 lần cũng thấp hơn dự tính.
Đối với các chị em, không được đóng bảo hiểm xã hội còn đồng nghĩa với việc không có bảo hiểm thai sản. Số tiền này được trích trực tiếp từ quỹ đau ốm thai sản, và vì khoản này, trước khi sinh, một người đồng nghiệp cũ của mình đã thỏa thuận đóng tiền bảo hiểm xã hội của anh bằng tên vợ (vợ anh ở nhà làm nội trợ) để được hưởng khoản tiền tốt hơn.
Nhưng không phải ai cũng biết tự bảo vệ mình, và thường là chính chúng ta tự tiếp tay và tự mình tước đi quyền được hưởng BHXH.
Chúng ta nghĩ rằng: thôi còn trẻ, không có cũng được, làm một thời gian rồi cũng có. Nhưng mà bạn ơi: trẻ chơi ngu, già mệt lắm. Chúng ta không biết được chuyện tương lai rằng mình sẽ khỏe đến được bao lâu cả, vậy nên, đừng vứt bỏ BHXH. Chúng ta cần sự đảm bảo cho bản thân mình ngay từ khi còn khỏe mạnh - cho dù đó là lương hưu hay bảo hiểm xã hội 1 lần
Chúng ta nghĩ rằng: doanh nghiệp có quyền làm thế. Hừm, chẳng phải tự nhiên nó có tên là Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc và có luật lao động để bảo vệ chúng ta.
Chúng ta nghĩ rằng: tự nhiên mất 10.5% lương cho nhà nước làm gì? Thôi tự làm tự hưởng được không? No, đừng để các doanh nghiệp đấy lừa các bạn! Các bạn tự tay quăng đi mất 21.5% kia rồi kìa!!!
Tâm sự thật thì mình vẫn cảm thấy được đóng bảo hiểm xã hội ở mức lương cơ bản vùng vẫn an toàn hơn là không có gì đảm bảo cả. Ông bà nói là một miếng khi đói bằng một gói khi no mà.
Lời kết
Với mình, BHXH là thứ cho người lao động - đặc biệt là người lao động trẻ và có thu nhập thấp ở mức entry level một sự đảm bảo - ngay cả khi nó có vẻ không đáng tin cậy về mặt dài hạn (vì các yếu tố như trượt giá tiền tệ, lạm phát, etc.). Tuy nhiên, nó là quyền lợi, và chúng ta không nên vứt bỏ quyền lợi của mình đi cũng như để người khác lừa chúng ta từ bỏ nó. Vì biết đâu đến một ngày, người cần giúp đỡ bởi quỹ bảo hiểm xã hội lại là chính chúng ta?
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất