Ngày 4: Kịch bản và Thực tế
Kịch bản bán hàng, kịch bản phỏng vấn việc làm, kịch bản hẹn hò, kịch bản video…Tôi là một người cầu toàn và thấy mình cũng không giỏi ứng biến nên thường làm kịch bản. Nhưng liệu làm kịch bản có khiến thực tế suôn sẻ hơn?
Kịch bản bán hàng, kịch bản phỏng vấn việc làm, kịch bản hẹn hò, kịch bản video…Tôi là một người cầu toàn và thấy mình cũng không giỏi ứng biến nên thường làm kịch bản.
Nhưng liệu làm kịch bản có khiến thực tế suôn sẻ hơn?
Xin chào. Tôi là Giang. Hôm nay là ngày thứ tư của tôi tại AIA.
Tôi vừa hoàn thành bài tập về nhà là viết một kịch bản bán sản phẩm bảo hiểm An Phúc Trọn Đời Ưu Việt - sản phẩm bán chạy nhất của AIA. Một đoạn hội thoại dài 6 trang, bao gồm cả vẽ hình, dự kiến nói trong 45 phút.
Khi viết kịch bản thì được thoải mái sáng tạo nhân vật khách hàng. Còn thực tế thì đa dạng hơn.
Ưu điểm của việc chuẩn bị và tập luyện kịch bản đó là mình có thể hình thành những thói quen và phản xạ mới. Đơn cử như để nói chuyện với các bạn thế này, tôi cũng đã viết ra trước, điều đó giúp nội dung video này có bố cục hơn.
Còn nhược điểm của kịch bản đó là mình sẽ bị gò vào những gì mình đã định sẵn. Trong tư vấn, việc quá học thuộc kịch bản sẽ khiến mình nói như cái máy.
Với tôi, kịch bản thường chiếm 80% còn ứng biến là 20%. Trong tương lai tôi muốn giảm tỉ trọng của kịch bản xuống và tăng ứng biến lên. Cách làm duy nhất có lẽ chỉ là thực hành nhiều thôi!
Trên TV bây giờ mọi người cũng nghe thường xuyên cụm từ “kịch bản ứng phó với dịch Covid”, đúng không nào?
Trong kịch bản tư vấn của tôi, tôi cũng vẽ cho khách hàng một kịch bản nếu chẳng may chị ấy qua đời thì những người ở lại sẽ ra sao.
Nếu với các sản phẩm khác, người bán hàng thường vẽ viễn cảnh tươi đẹp thì sản phẩm bảo hiểm lại ngược lại, tôi cần vẽ viễn cảnh xấu nhất.
Với một người đã tin vào Thuyết hấp dẫn, rằng mình muốn gì thì sẽ được nấy, tôi thấy mình không nên nghĩ về điều tiêu cực.
Rồi đến khi gặp Chủ nghĩa Khắc Kỷ, gặp cuốn sách The Subtle Art of not Giving a F*ck, tôi đã bị xung đột. Cho đến khi tôi nhận ra rằng mình có thể chuẩn bị 2 kịch bản: đẹp nhất và xấu nhất. Rồi thực tế sẽ đâu đó ở giữa.
Trong cuốn này có một câu rất hay:
“The true measurement of self-worth is not how a person feels about her positive experiences, but rather how she feels about her negative experiences” (Mark Manson)
Có nghĩa là:
Thước đo thực sự giá trị của bạn không phụ thuộc vào cách bạn cảm thấy trải nghiệm tốt thế nào mà là cách bạn cảm nhận về trải nghiệm xấu.
Đó là câu chuyện của hôm nay.
Tôi là Giang.
Hẹn gặp bạn vào ngày mai.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất