Nhà văn Haruki Murakami đã viết trong một cuốn sách của ông rằng: Mỗi người đau đớn theo một cách riêng, và đều có những vết sẹo riêng mình. Đọc xong quyển sách ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini ta không những trải qua những nỗi đau của hai người phụ nữ, mà còn để lại cho chúng ta những vết sẹo của chiến tranh trong tâm hồn. Đóng sách lại, câu chuyện của họ cũng khép lại, vậy mà những cảm xúc ấy nó cứ day dứt và đeo bám lấy mình. 
Mariam là harimi, trong tiếng Afghanistan là con hoang. Một đứa con hoang bị chính cha mình Jalil ruồng bỏ. Tuy Jalil không chấp nhận cô là đứa con gái chính thức của mình, cho nên ông để mẹ con cô sống ở một túp lều ở xa căn nhà chính của mình. Mẹ cô tên là Nana, vẫn oán ghét và căm thù Jalil vì ông không công nhận mẹ con cô là người một nhà. Nhưng, Mariam không bao giờ tin điều đó. Cô luôn mong chờ ông đến nhà vào mỗi tối thứ 5, chơi đùa và trò chuyện với cô. Cô yêu mến ông, còn mẹ Nana thì không. Cô không muốn mẹ Nana ghét ông, và muốn mẹ cũng yêu mến ông như chính cái cách cô yêu mến ông vậy. 
Vì Mariam còn nhỏ, nên cô không thể thấy và không cảm nhận được những gì mà mẹ Nana đã trải qua trong những năm tháng cuộc đời. Cô đâu có hiểu, hai chữ “ruồng bỏ", đâu hiểu “con hoang" thật sự có ý nghĩa là gì? Vì tuần nào, bố Jalil đều mang đến cho cô những viên kẹo ngọt, mang đến cho cô tình yêu thương vô bờ bến. Còn Nana, bà hiểu rõ rằng, vì danh dự, nên ông không bao giở công nhận Mariam là con của ông. Mặc dù giàu có, ông chỉ để hai mẹ con bà sống trong một túp lều nhỏ ở xa thành phố. 
Dưới con mắt trẻ thơ của Mariam, cô luôn khao khát được bố dẫn đi chơi, được có anh chị em chơi cùng. Vì lẽ đó, vào ngày sinh nhật, cô muốn được bố dẫn đi xem phim cùng các anh chị em cùng cha khác mẹ với mình. Mẹ cô đã mắng cô, đã không đồng ý cho cô đi, và bố cô cũng vậy. Ông tìm hết lí do này, lí do kia để từ chối cô. Vậy mà hôm đó, cô vẫn quyết tâm đến rạp chiếu phim, và ông Jalil sẽ không xuất hiện. Cô quyết tâm đến tìm ông, và ông bỏ mặt cô đứng ngoài cửa nhà. Một cơn đau bóp nát niềm tin yêu với bố mính, một người cô luôn kính yêu và tôn trọng. Chính ông đã đuổi cô đi, từ đó cô hiểu được những lời chửi rủa của mẹ Nana. Nỗi đau này chưa qua đi, thì nỗi đau khác lại đến. Mẹ Nana treo cổ tự tử. Ngày sinh nhật của mình, đáng lí ra phải là một ngày vui, vậy mà cô lại mất đi hai người cô yêu quí nhất. 
Sau khi mẹ cô chết, cô lại bị chính người bố của mình ép gã cho Rasheed, người này hơn cô 30 tuổi. Những ngày đầu tiên, Rasheed đối xử với cô khá tốt, tuy nhiên, cũng như tất cả những người đàn ông gia trưởng khác. Vì không sinh được con trai, ông ta đánh đập, chửi bới và hành hạ cô. Ông không cho cô được đi ra ngoài nếu không có đồ che mặt, vì ông nghĩ rằng những người đàn bà mà để lộ mặt ra là những người đàn bà “không ra gì". Vậy mà bản thân ông, lại có bộ sưu tập những người phụ nữ không mang quần áo với những tư thế khác nhau. 
Mặc dù có một cuộc sống không mấy tốt đẹp, nhưng ở đâu đó trong Mariam vẫn khao khát sự tự do. Cô đứng trước gương thử cầm điếu thuốc như những cô gái hiện đại mà cô thấy trên phố, cô tưởng tượng mình bước ra trong những toà nhà cao tầng, thần thái và đầy tự tin. Sự thật hiển nhiên đưa cô về hiện thực nghiệt ngã, cây súng của chồng mình. 
Cuộc đời của Laila là một màu sắc khác của câu chuyện. Cô được sinh ra trong một gia đình, được cha mẹ yêu thương. Tuy nhiên, thời kỳ mà Laila sống là thời kỳ của những biến động chính trị. Cô có hai người anh trai, nhưng vì chiến tranh nên cô chẳng biết hai anh cô trông như thế nào. Cô chỉ biết là mẹ cô, đã bị mất đi hai đứa con trai, và chiến tranh đã cướp đi linh hồn của mẹ bà cùng với hai người anh trai. Riêng với Laila, cô không bao giờ hiểu được nỗi đau của một người mẹ mất đi hai đứa con là như thế nào vào thời điểm bé bỏng đấy. 
Thế nhưng, cuộc đời của người dân Afghanishtan là những nỗi đau và mất mát triền miên. Laila cũng dần chứng kiến cảnh người bạn thân của mình mất đi vì bom đạn, chia tay những người bạn thân và không biết ngày gặp lại. Tình yêu chớm nở của tuổi xuân thì dù có đẹp đến đâu cũng không thể nào nằm ngoài cuộc chiến. Bố mẹ của Laila dù yêu quê hương đất nước đến đâu, cũng không thế nào muốn mất tất cả những gì họ còn lại, đó chính là đứa con thân yêu của mình, đó là Laila. Chính cái ngày gia đình cô quyết định tìm một cuộc sống mới, thì đó lại là một nỗi đau. Bom đạn đã cướp đi hai người yêu thương cô nhất. 
Cô may mắn được Rasheed cứu thoát và bị ép làm chồng ông. Đúng thời điểm đó, cô biết cô đang mang thai đứa con của Jalil, người yêu cũ của cô. Vì để bảo vệ đứa bé, cô đã kết hôn và làm tình trong tuổi nhục với Rasheed. 
Cuộc đời của hai người phụ nữ Laila và Mariam, dù không liên quan gì đến nhau nhưng lại có những sợi dây kết nối vô hình. Đứa bé con của Laila đã mang đến tình yêu thương, sưởi ấm trái tim khô cằn của Mariam. Dù thế sự thế giới bủa vây thành phố Kabul nới mái ấm của hai người phụ nữ này đang trú ngụ có như thế nào, dù đôi lúc bị đánh đập và chà đạp nhân phẩm, hai đứa trẻ đã cứu vớt linh hồn cô độc của hai người phụ nữ xấu số. 
Sự thật nghiệt ngã cũng với những nỗi đau thể xác vẫn tinh thần, hai người này luôn nhen nhóm một khát vọng sống tự do. Khát vọng của Laila và Mariam không chỉ là của riêng hai người, nó đại diện cho tất cả phụ nữ Afghanistan, họ khao khát được giải thoát. Mỗi sự kiện của trong cuộc đời của họ, nhen nhóm lên một ngọn lửa của khát khao được sống một cuộc đời có giá trị, được tự do đi lại trên phố, được yêu thương, được đến bệnh viện để chăm sóc và chữa bệnh. Họ cùng nhau bỏ trốn, rồi bị xã hội Afghanistan nhốt vào cái tù ngục của đội quân Taliban man rợ. 
Laila được lớn lên trong tình yêu thương, Mariam lớn lên trong sự ruồng bỏ của bố mẹ. Tuổi thơ được nuôi dạy của mỗi người khác nhau, nên hành vi của họ cũng khác nhau. Sự phản ứng của Laila khi gặp nghịch cảnh là phản khán, và dũng cảm chiến đấu cho những người mình yêu. Còn Mariam, phản ứng của cô là âm thầm chịu đựng, sự phản khán dù yếu ớt cũng không có. 
Mẹ Mariam dạy cô: Giống như chiếc la bàn chỉ về hướng Bắc, ngón tay buộc tội của người đàn ông luôn trỏ vào người phụ nữ. Lời dạy của mẹ chứa đựng bao nhiêu tuổi hờn dù cố tình hay vô ý, lời nói đó như là lời tiên tri ám vào người cô. Mọi tội lỗi cô dành cho mình, sự chịu đựng, và sống nghĩ mình là người vô giá trị. Cô bị Rasheed luôn chà đạp mà không chút phản kháng.
Còn Laila thì sao? Cô được bố dạy là để đất nước này cần phụ nữ, đất nước này cần những phụ nữ để phát triển. Cho nên, cô sẵn sàng kháng cự, sẵn sàng đáp trả dù là yếu ớt thôi. Câu nói mà Laila nói với Mariam mà mình luôn nhớ mãi: “Tôi không được nuôi dạy theo cách đó.” 
Mình liên tưởng đến câu nói  Đứa trẻ hạnh phúc dùng cả tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ. Laila mang theo niềm tin của bố, mang theo ước mơ của mẹ để chiến đấu với Rasheed, chiếu đấu với đội quân Taliban. Còn Mariam, bà đã mang tất cả những tình yêu thương dành cho con của Laila, để chữa lành và bù đắp những thiếu sót cho những đứa trẻ. Mariam cũng dần mạnh mẽ hơn khi được Laila tiếp thêm sức mạnh. 
Mariam và Laila cuối cùng đều được sống một cuộc sống hạnh phúc, mặt dù hạnh phúc của Mariam và Laila là hai loại trạng thái hạnh phúc khác nhau. 
Mặc dù rất ghét phải nói hai chữ “hy sinh" khi nói về cuộc đời của những người phụ nữ, nhưng với bối cảnh lịch sử ấy, mình không thấy từ nào hay hơn khi nói về Mariam. Bà vượt ngàn nỗi đau thể xác, chiến thắng nỗi sợ hãi đã kiềm cặp bà trong hàng chục năm chung sống với Rasheed, sống chới chế độ Hồi Giáo cực đoan. Để nói về sự hy sinh của Mariam, mình nghĩ không có trái tim nào không thổn thức khi đọc những hy sinh của bà. Bà đã được giải thoát hoàn toàn. 
Còn về Laila, cô có một cuộc sống hạnh phúc bên những người thân yêu ở một nơi khác. Nhưng ở cô, thành phố Kabul, nơi cô được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố, được đón nhận tình yêu một cách trong trẻo. Sau những biến cố, cô vẫn muốn trở về, trở về để xây dựng lại một nơi tươi đẹp cho những ước mơ dang dở của bố mẹ Laila, của những người anh của cô, của những người bạn không bao giờ gặp lại. 
Ta thường không trân trọng những gì ta có, để rồi mất đi ta mới cảm thấy nuối tiếc. Giống như bố của Jalil, ông chối bỏ mẹ con Mariam, vì ông có tận ba người vợ và cả 10 đứa con. Không công nhận Mariam ông vẫn có những đứa con khác để vỗ về. 
Khi chiến tranh đến, nó cướp của ông từ từ những thứ thuộc về ông. Cướp đi những người vợ, cướp đi những đứa con yêu thương. Ông chẳng còn lại gì, sự trống rỗng. Ông hối hận, nhưng sự hối hận của ông đã quá muộn màng. 
Luật nhân quả không chừa một ai. Ông Jalil đã bị quả báo. Nhưng cái quả báo ông nhận được không làm người đọc hả hê, mà một lần nữa làm độc giả đau lòng.
Câu chuyện nào cũng đến hồi kết. Hồi kết của Ngàn mặt trời rực rỡ đã để lại một ấn tượng sự day dứt và thêm sự biết ơn nữa. Biết ơn vì mình đã được sống một cuộc đời trọn vẹn như cách mà mình đọc quyển sách này trọn vẹn vậy.