Never Let Me Go và triết lý Chekhov's Gun
Bài viết được đăng lại từ Hội thích truyện Sci Fi (khoa học viễn tưởng/giả tưởng) cùng với một số chỉnh sửa về nội dung. Link bài...
Bài viết được đăng lại từ Hội thích truyện Sci Fi (khoa học viễn tưởng/giả tưởng) cùng với một số chỉnh sửa về nội dung. Link bài gốc được đăng ở cuối bài.
Hôm nay mình vô tình bắt gặp một page đăng ảnh trích dẫn của Anton Chekhov, một trong những tác giả truyện ngắn kiêm nhà biên kịch bậc thầy nhất lịch sử Nga cũng như quốc tế. Và sau khi cái tên Chekhov lọt vào trong đầu, mình lại tiếp tục nhớ ra một lý do nữa khiến cái cuốn Never Let Me Go mới review cách đây mấy hôm lại phế mảng Sci Fi đến thế: nó khiến phần Sci Fi cảm thấy như bị thừa.
Trong trường hợp có anh em nào chưa biết, Anton Chekhov từng đưa ra một ví dụ rất hay về nghệ thuật kể chuyện, khắc họa một mô típ mà ngày nay hay được biết đến dưới cái tên Chekhov's Gun. Cụ thể nó là như sau:
"Nếu trong chương đầu tiên, anh bảo rằng có một khẩu súng treo trên tường, thì trong chương thứ hai hoặc thứ ba, nó nhất định phải được bắn. Nếu mãi không bắn thì nó không có quyền được treo ở đấy."
Cái câu này có hai cách diễn giải. Một là dưới dạng triết lý viết lách, bảo nếu tác phẩm có cái gì thì cần tận dụng nó cho triệt để, còn nếu không muốn dùng nó thì bỏ ra khỏi tác phẩm luôn đi cho đỡ thừa; hai là dùng để chỉ các tiểu tiết nào ban đầu nghe rất vặt vãnh, nhưng về sau trở nên quan trọng đối với câu chuyện. Mình từng có một bài giải thích cụ thể hơn trong group, nếu anh em quan tâm thì có thể đọc thêm về nó ở đây:
Giờ quay lại mảng Sci Fi của quyển Never Let Me Go và cái cảm giác thừa của nó. Đồng thời để so sánh, mình sẽ nêu ra 3 ví dụ khác cũng là Social Science Fiction như Never Let Me Go, nhưng không tạo cảm giác phần Sci Fi bị thừa.
Đọc thêm:
Never Let Me Go bày ra một thế giới với cực kỳ nhiều tiềm năng: một xã hội nơi con người đã phát triển công nghệ nhân bản vô tính rất tân tiến, cho phép tạo ra những con người nhân tạo như một dạng gia súc để thu hoạch nội tạng phục vụ cho y học. Nhưng truyện đối xử với cái nền đấy một cách rất hờ hững, thường xuyên chẳng làm gì với nó cả. Gần như mọi mạch truyện đều diễn ra độc lập với nó, và ngay cả khi có phần nào trong đó được tận dụng, nó cũng mang một cảm giác rất lạc lõng, như thể đấy là một thứ đi nửa chừng thì nhớ ra và cho vào lại, chưa kể độ “kết dính” của nó với cốt thấp đến mức thật ra thay thế bất kỳ thứ gì phi Sci Fi vào cũng được. Rốt cuộc, nó làm thế giới nền bị quá tách biệt với câu chuyện, chẳng khác nào một phần thừa có thể cắt bỏ hoàn toàn.
Đọc thêm:
Sát với Never Let Me Go nhất thì ta sẽ cần phải bàn đến Flowers for Algernon. Thằng Algernon có nồng độ Sci Fi cực kỳ thấp, thậm chí còn thấp hơn cả Never Let Me Go. Tuy nhiên, cách nó tích hợp cái yếu tố Sci Fi của mình thì lại mượt hơn hẳn. Ngay từ quy mô phần Sci Fi của nó đã khôn rồi, vì Algernon không setup một thế giới quá to với nhiều hệ lụy như Never Let Me Go, chỉ một thứ cực kỳ nhỏ là ca phẫu thuật cải thiện trí óc thử nghiệm, thế nên số lượng “nhánh” nó cần tích hợp được giới hạn hẳn lại. Bên cạnh đó, cuộc đời của Charlie, và ở một mức độ nào đó là con chuột Algernon nữa, có tần suất dẫn ngược về cái gốc Sci Fi và khám phá tác động của nó cao hơn, đặc biệt còn mô tả về nó theo một kiểu rất khó thay thế, dẫn đến việc mảng Sci Fi của nó hòa vào tác phẩm ổn hơn hẳn Never Let Me Go.
Một thanh niên khác cũng khá tương đồng với Never Let Me Go là đồng chí The Prestige. Thanh niên này về cơ bản có chiến lược rất sát với Algernon: xác định mình tập trung vào các mảng khác nên co hẹp quy mô của cái yếu tố Sci Fi lại, chỉ có một cái máy dùng để làm ảo thuật, giúp cho mình không phải gồng gánh quá nhiều thứ. Nhưng khác với Algernon, mảng Sci Fi của The Prestige cồng kềnh hơn, vì nó có hàng mấy chương khám phá hẳn nguyên lý cấu tạo/vận hành của cái thiết bị nhân bản mà Tesla chế cho Angier. Tuy nhiên, một lần nữa, mọi thứ về cái máy ấy đều được trói liền vào với cái xung đột chính, tức cái mối thù truyền kiếp giữa Angier và Borden. Kể từ lúc cái máy xuất hiện thì nó không lúc nào ngừng tác động vào câu chuyện cả, khiến mọi thứ về nó đều không có cảm giác thừa thãi gì hết.
Sour Milk Girls thì hơi đặc biệt hơn một chút. Truyện có cốt cực giống Never Let Me Go, đặt nặng mảng tình cảm tâm lý, cụ thể là về mối quan hệ giữa mấy đứa trẻ mồ côi sống trong một cô nhi viện, nhưng lại chỉ là một truyện ngắn (cả 3 thằng trước đều là tiểu thuyết dài), và có nồng độ Sci Fi cao hơn hẳn, với tầm 3, 4 yếu tố cả về công nghệ lẫn xã hội là Sci Fi thấy rõ (dù thực ra không được khám phá sâu bằng The Prestige). Dù có lượng đất ít hơn, chưa kể còn nhiều thứ cần nhồi hơn, Sour Milk Girls vẫn không hề tạo cảm giác mấy phần Sci Fi chỉ ở đấy chỉ để làm cảnh. Mọi công nghệ đều bén rễ rất sâu vào câu chuyện, luôn đi cùng mạch truyện để giúp giải quyết vấn đề theo cách chỉ nó mới có thể làm được, trong khi vẫn để phần tâm lý chiếm tối đa thời lượng.
Đọc thêm:
Lẽ đương nhiên, việc yếu tố Sci Fi có được tích hợp tốt hay không không tự thân nó làm nên sự thành bại của tác phẩm. Để nói một tác phẩm có được làm tốt hay không thì còn phải suy xét đến những yếu tố khác nữa. Never Let Me Go vẫn là một tác phẩm hay vì nó làm mạnh mảng nhân vật với không khí, đồng thời cũng có nhiều thứ đáng suy ngẫm tiềm ẩn bên trong, khiến nó về cơ bản không cần đến yếu tố Sci Fi làm gì (và cái sự thừa của phần Sci Fi cũng chính là minh chứng cho điều này). Nhưng cũng hơi khó phủ nhận rằng cái cách nó xử lý yếu tố Sci Fi của mình vẫn hơi bị lóng ngóng, và cái này vẫn phải đem ra mổ xẻ thôi, vì anh em biết rồi đấy, ở đây theo đuổi nền văn học định hướng Sci Fi chủ nghĩa mà 🐧.
----- Xem bài viết gốc tại:
Sự "thừa" của yếu tố Sci Fi trong Never Let Me Go.
Hôm nay mình vô tình bắt gặp một page đăng ảnh trích dẫn của Anton Chekhov, một trong những tác giả truyện ngắn kiêm nhà biên kịch bậc thầy nhất lịch sử Nga cũng như quốc tế. Và sau khi cái tên Chekhov lọt vào trong đầu, mình lại tiếp tục nhớ ra một lý do nữa khiến cái cuốn Never Let Me Go mới review cách đây mấy hôm lại phế mảng Sci Fi đến thế: nó khiến phần Sci Fi cảm thấy như bị thừa.www.facebook.com
Hôm nay mình vô tình bắt gặp một page đăng ảnh trích dẫn của Anton Chekhov, một trong những tác giả truyện ngắn kiêm nhà biên kịch bậc thầy nhất lịch sử Nga cũng như quốc tế. Và sau khi cái tên Chekhov lọt vào trong đầu, mình lại tiếp tục nhớ ra một lý do nữa khiến cái cuốn Never Let Me Go mới review cách đây mấy hôm lại phế mảng Sci Fi đến thế: nó khiến phần Sci Fi cảm thấy như bị thừa.www.facebook.com
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất