Nếu độc thân cả đời thì sao?
Nhân dịp mới xem lại Call me by your name, so sánh với lần xem trước cách đây khoảng 3 năm và lần xem cộng với đọc tiểu thuyết cách...
Nhân dịp mới xem lại Call me by your name, so sánh với lần xem trước cách đây khoảng 3 năm và lần xem cộng với đọc tiểu thuyết cách đây khoảng 5 năm, lại ngẫm một vài điều cho bản thân từ những lời nói của bố Elio dành cho cậu lúc gần cuối câu chuyện.
Ở địa vị của con, nếu có nỗi đau, hãy nuôi dưỡng nó, và nếu ngọn lửa bùng lên, đừng dập tắt nó, đừng tàn bạo với nó. Sự rút lui có thể là thứ kinh khủng khi nó khiến ta thức tỉnh vào đêm, và khi những kẻ khác quên ta đi nhanh hơn ý muốn của ta. Ta hi sinh bản thể quá nhiều để được chữa lành cho nhanh chóng, thế nên đến năm ba mươi tuổi ta đã cạn kiệt, chả còn gì để trao đi mỗi khi bắt đầu với một người mới. Nhưng chuyện không cảm nhận gì hết để tránh cảm nhận một điều cụ thể - thật là lãng phí! ... trái tim và thân thể ta chỉ được nhận có một lần thôi. hầu hết mọi người sống cứ như có hai cuộc đời để sống vậy, một cuộc đời làm nháp, một cuộc đời hoàn chỉnh... Nhưng chỉ có một mà thôi, trước khi con kịp nhận ra thì tim con đã mòn mỏi, còn thân thể con thì sẽ đến lúc chả ai thèm nhìn nữa chứ đừng nói là tới gần."
Bố của Elio cũng thừa nhận rằng mình từng có một mối quan hệ giống như con trai mình nhưng không tiến xa được đến như vậy bởi định kiến xã hội khắc nghiệt và hẳn cũng kết thúc bằng việc kết hôn với mẹ Elio. Nhìn thấy Elio đau khổ trở về nhà sau khi chia tay Oliver, ông đã rất nhẹ nhàng nói “welcome home” và bắt đầu tâm sự với cậu về những nỗi đau, những mất mát tuổi trẻ. Cụ thể là trong chuyện tình yêu.
We rip out so much of ourselves to be cured of things faster, that we bankrupt by the age of 30. But to make yourself feel nothing so as not to feel anything. What a waste … our hearts and our bodies are given to us only once, and before you know it, your heart’s worn out. And as for your body, there comes a point when no one looks at it much less wants to come near it. Right now, there’s sorrow, pain. Don’t kill it, and with it, the joy you felt.
“Pain demands to be felt” - "nỗi đau cần được cảm nhận" là câu thoại rất ý nghĩa trong cuốn “The fault in our stars” của tác giả John Green. Thú thật mình cũng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của câu nói này, thế nhưng mỗi khi nhắc lại mình đều cố gắng tạo cho bản thân một suy nghĩ rằng nỗi đau không phải lúc nào cũng xấu, không phải nỗi đau nào cũng mang sắc thái tiêu cực. Nói đến đây mình lại nhớ đến câu nói trong bức thư Hopper gửi Eleven trong tập cuối mùa 3 bộ Stranger Things cũng nói về những tổn thương khi phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống:
“When life hurts you, because it will, remember the hurt. The hurt is good. It means you're out of that cave.”
Mình nghĩ một trong những quá trình trưởng thành của chúng là chính là sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động khi đối diện với những nỗi đau, mất mát trong cuộc sống.
Có những người đã đi qua năm tháng của tuổi trẻ khuyên rằng, nếu có nỗi đau, đừng vội chối bỏ, đừng trốn tránh, bởi nếu hy sinh cảm xúc của mình để chữa lành vết thương thật nhanh thì cũng chẳng khác gì dán băng dính vào để vết thương không ứa máu nhưng bên trong lại là một vũng tổn thương đang bị giấu kín.
Chẳng hạn như việc gặp phải những tổn thương trong chuyện tình cảm hay quá thèm khát tình cảm lứa đôi khi còn độc thân, để lấp đầy những khoảng trống rỗng đó, ta lao vào những mối quan hệ “mì ăn liền” như One night stand hay friend with benefits hòng thoả mãn khao khát tình cảm cũng như tình dục. Nhưng liệu sau mỗi mối quan hệ như thế ta có thấy tốt hơn hay chỉ làm rộng thêm những khoảng rỗng trong lòng?
Chính mình cũng không biết điều này là tốt hay xấu, có chăng cũng là tuỳ suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người. Chắc hẳn để có thể đắm mình vào những mối quan hệ như thế thì cảm xúc cũng đã phải chai sạn đi nhiều phần, thế rồi đến lúc gặp phải một người mà mình muốn nghiêm túc hẹn hò, liệu tình cảm lúc đó có còn nguyên vẹn, thật tâm như trước? Một người từng nói với mình rằng friend with benefits có còn gì là benefits nữa không khi một trong hai người người có một mối quan hệ khác và người còn lại thì trỗng rỗng đến mức cứ nghĩ rằng mình vẫn ổn.
Hy sinh cảm xúc quá nhiều để được chữa lành nhanh chóng và đến năm 30 thì đã cạn kiệt và không còn gì để trao mỗi khi bắt đầu với một người mới? Theo mình hiểu ý của bố Elio ở đây là muốn khuyên con trai mình không nên chối bỏ cảm xúc của mình mà hãy chấp nhận, thấu hiểu và trân trọng nó, tức là nếu cứ trốn tránh sự đau khổ khi phải chia tay người mình yêu mà cứ đắm chìm vào những thứ khác để được thỏa mãn tức thời thì sẽ gây nên những hệ luỵ sau này, một trong số đó là tình cảm ta trao đi khi gặp một người mới sẽ không được trọn vẹn như trước?
Và việc khuyên Elio hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, và trước khi Elio nhận ra nó thì trái tim cậu đã mòn mỏi, thân thể cậu đã già nua xấu xí và không ai thèm ngó đến, phải chăng ông ấy muốn cậu hãy yêu thương lấy bản thân, trau dồi tâm trí, trái tim cũng như thân thể vì rằng trái tim và thân thể này ta chỉ có thể sử dụng được một lần và không có cuộc đời thứ 2 để ta có thể sử dụng chúng lần nữa?
Tuổi trẻ của mình đã và vẫn đang tiếp diễn và mình vẫn đang tận hưởng những năm tháng đôi mươi của bản thân. Nhưng có vấn đề là sau khi chia tay mối tình thứ hai (không nói đến những tình cảm mập mờ hay đơn phương không thể với đến) thì mình cũng đã độc thân khá lâu. Nhiều lúc cũng khát khao được trong mối quan hệ yêu đương ngọt ngào như phim Hàn Quốc hay đơn giản chỉ là cần một người để kết nối những lúc lạc lõng và chênh vênh. Nhiều lúc nghĩ đến những người căn bản là không giành cho ta một chút hy vọng về tình yêu nhưng bản thân vẫn cứ cố chấp. Có lúc tìm đến ONS để rồi lại thất vọng nhiều vì chẳng có ai vừa ý. Có lúc gặp được một người và đã có chút hy vọng về một mối quan hệ dài lâu để rồi lại cười trừ vì chuyện không thành mà cũng chẳng có gì bất ngờ.
Sau tất cả những thứ đấy, liệu điều đúng đắn nhất là quay lại trang bị cho bản thân tâm trí, cơ thể mạnh khoẻ, trái tim đủ bao dung để sau này dù không có ai bên cạnh thì vẫn có thể tự lực vững vàng hay cứ cố chấp tìm kiếm đến khi may mắn gặp được một người vừa ý hay làm cả hai điều đó cùng lúc?
Mình từng hỏi giấu mặt với một blogger mình yêu thích rằng “nếu độc thân cả đời thì sao??” và được trả lời rằng: “không sao, vì độc thân đâu có nghĩa là cô đơn. Bạn vẫn có thể có bạn bè, gia đình, người thân để trò chuyện, sẽ chia nữa mà. Với lại, niềm hạnh phúc tự thân bao giờ cũng giá trị hơn niềm hạnh phúc lệ thuộc vào người khác”.
Cũng đúng, nhỉ?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất