Năm cấp độ của nhận thức
Nếu bạn là người thích đọc, thích viết và đang ở trên con đường tự học để phát triển bản thân thì bạn hãy thử đọc bài này, để biết...
Nếu bạn là người thích đọc, thích viết và đang ở trên con đường tự học để phát triển bản thân thì bạn hãy thử đọc bài này, để biết mình đang ở giai đoạn nhận thức nào nhé! Nhưng có 1 cảnh báo cho việc nhận thức là: con người luôn bị rơi vào cảm giác đánh lừa, là mình ở một trình độ nhận thức ưu việt hơn mọi người. Nên dù ở cấp độ nhận thức nào, con người luôn tưởng mình ở cấp độ cao nhất. Và ai cũng có 1 điểm mù nhận thức nào đó. Mà không thể tự mình nhận ra.
Trong cuốn Bản đồ tâm hồn con người của Karl Jung, Jung chia sự nhận thức ( ý thức) của đời người thành 5 giai đoạn ( có thể là 6) nhưng có vẻ chỉ người nào đặc biệt mới đi đến giai đoạn 5, còn đa phần ( số đông) sẽ ở giai đoạn 1,2, 3
Để hiểu được 5 giai đoạn của ý thức, bạn cần biết và nắm rõ về khái niệm vô thức, bóng âm ( shadow), mặt nạ ( persona) , bản ngã, và khái niệm về sự phóng chiếu.
* Giai đoạn đầu tiên: giai đoạn tham dự thần bí ( participation mystique)
Đây là giai đoạn con người hợp nhất cái vô thức với thế giới xung quanh. Tức là con người không biết gì về thế giới vô thức tăm tối của mình.
Nên con người thường ở trạng thái cảm thấy sự thần bí trong cuộc đời mình. Con người tin vào bất cứ lực lượng siêu nhiên nào có thể tin: thần, phật, thánh, ma quỷ, hồn vong, thậm chí là con vật, cây cối, đồ đạc, con số ngẫu nhiên, sự trùng hợp ngẫu nhiên, bất kể điều gì …
Ví dụ như, trẻ con thường rất sợ ma, thường có 1 người bạn trong tưởng tượng và có thể giao tiếp với những thứ siêu hình …
Theo Karl Jung, đây là bước nhận thức đầu tiên và thấp nhất, ứng với thời kỳ trẻ thơ của con người, nhưng đa phần số đông sẽ ở bước nhận thức này, rất nhiều người lớn, cho đến lúc già vẫn ở bước nhận thức này.
* giai đoạn thứ 2 :có những phóng chiếu mơ hồ từ thế giới tiềm thức của con người ra bên ngoài.
Cha mẹ, gia đình chính là những phóng chiếu đầu tiên của con người. Cha mẹ gần như trở thành vị chúa trong thế giới trẻ con
Điều này, cũng lí giải cho việc, tại sao chúng ta chọn người yêu, bạn đời có xu hướng ( 1 cách vô thức nhé) giống với cha mẹ ( hoặc sẽ né kiểu như cha mẹ, nếu cha mẹ là kiểu độc hại) . Cũng như thế, tại sao giữa anh chị em trong cùng một nhà luôn có một cuộc tranh đua ngấm ngầm, nếu không muốn nói là đố kỵ hoặc ganh tị với nhau. Đó là do từ tiềm thức lúc bé, con người luôn phải cố gắng tranh giành xem ai được bố mẹ yêu quý hơn
Sau cha mẹ, sẽ là những người mà đứa trẻ quý mên đầu tiên : thầy cô, bạn bè, thần tượng…. Những người này cũng sẽ được phóng chiếu, và được coi là chúa tể trong tâm trí của con ngưởi
Giai đoạn 2 này thường ở lứa tuổi trê em và thanh thiếu niên. Nhưng cũng có những người già, sự nhận thức cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn 2 .
Ở giai đoạn này, con người sống vui vẻ tích cực, hay buồn bã tiêu cực là do những hình ảnh phóng chiếu mà mình phụ thuộc vào rất nhiều.
* Giai đoạn nhận thức thứ 3: những hình ảnh phóng chiếu từ cha mẹ, anh chị, bạn bè thần tượng rất dễ đổ vỡ cùng với thực tế khi con người trưởng thành và hiểu biết hơn.Khi đó con người sẽ tự động chuyển sang một đối tượng hoàn hảo hơn, có tính trừu tượng hơn như: Chúa, Thần, Phật, Chân lý, những học giả
Giai đoạn này gắn với tuổi thanh niên. Con người sẽ có cảm giác chín chắn hơn và gần đạt đến đích hơn, vì có thể học hỏi được những chân lý mới và giá trị mới của cuộc sống, khiến họ hạnh phúc hơn, thành công hơn.
Nhưng thực chất đây vẫn chỉ là sự phóng chiếu từ cha mẹ sang một con người huyền thoại và trừu tượng hơn.
Và thực ra bạn chỉ đang nâng cấp dần thần tượng của bạn lên mà thôi.
Hay nói cách khác giai đoạn 2 sang sang đoạn 3 là: từ chỗ bạn thần tượng một ngôi sao ca nhạc sang thần tượng những người như Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Hoặc từ chỗ bạn sợ bố mẹ mình sang chỗ bạn bắt đầu thấy có thể phản kháng lại bố mẹ mình.
Và thường, khi đến giai đoạn này, con người cũng sẽ nghĩ mình là đỉnh,
và vỡ ra chân lý rồi, mình đã gặp được King hay Queen và việc trở thành “một ai đó” thành danh không còn xa nữa. ( mà nói chung, con người ở giai đoạn nào cũng đều nghĩ mình tới đỉnh cả- ảo tưởng của con người là thế)
Giai đoạn nhận thức thứ tư:
Đây là giai đoạn tiêu diệt mọi phóng chiếu . Mọi phóng chiếu tinh thần đã hoàn toàn biến mất. Không còn thần tượng một ai quá mức nữa.
Thường khi con người hiểu biết quá nhiều, đạt đến mức độ sâu sắc, khả năng có thể tự đào sâu vào chân lý bằng trải nghiệm sống hoặc qua sách vở, con người dẽ dần mất niềm tin vào các đấng siêu nhiên. Lúc đó con người sẽ thường đạt đến trạng thái này.
Cái giá cho trạng thái này, sẽ họ cảm thấy “trung tâm trống rỗng” nhà văn Heminway gọi cảm giác đó là “lost genaration” . Khi thế giới bị loại bỏ những phóng chiếu, thế giới trở nên hiện thực hơn, không có anh hùng, không có kẻ xấu xa…
Đây là giai đoạn mà Jung gọi “con người hiện đại đi tìm tâm hồn”
Nhưng ở giai đoạn này, cũng sẽ có một tác hại, khi hiểu biết quá nhiều, hoặc thành công quá lớn, con người không còn tin vào bất cứ thế lực nào, thì bản ngã lại bị lạm phát mạnh. Con người hoặc sẽ trống rỗng, trầm cảm, (có thể tự sát như nhà văn Heminway) hoặc sẽ đồng nhất mình với Chúa, tưởng mình là Chúa. Như trường hợp của 1 số nhà truyền giáo, lãnh tụ tinh thần, hoặc những kẻ độc tài, Hitler là 1 ví dụ điển hình. Những người vẫn được coi là thông minh nhất, mạnh nhất, hiểu biết hơn số đông, có khả năng khai sáng dãn dụ đám đông, nhưng lại trở thành những kẻ say mê quyền lực, và gây ra những thảm hoạ chính trị … những ví dụ này có rất nhiều trong lịch sử.
Jung cũng cho rằng đây là 1 giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, bởi bản ngã đang bị thổi phồng một cách cực độ. Mặc dù đây là 1 giai đoạn phát triển của ý thức, nhưng lại thường dãn tới sự hoang tưởng tự đại. Họ thường là những kẻ không còn bị kiếm soát bởi những quy ước xã hội, mà là những người tạo ra những “quy ươc mới”
( nói nhỏ là với riêng bản thân mình, thì mình bị anti social, mình ngại, sợ và ghét tiếp xúc với mọi người)
Bốn giai đoạn này liên quan đến sự phát triển của bản ngã và nửa cuộc đời đầu. Những ai đạt được bản ngã có tính suy ngẫm, tự phê phán của giai đoạn thứ tư, mà không bị rơi vào sự khuếch trương, hoang tưởng, tự đại, thì theo Jung đã là một điều cực kỳ tuyệt vời.
Giai đoạn thứ năm, là sự tái thống nhất giữa vô thức và ý thức.
Nhưng vừa không may, hoặc may cho ai đạt đến giai đoạn này. Đó là con người thường phải gặp 1 sự kiện có tính sang chấn, hoặc bị shock gì đó, thì mới có khả năng đẩy được vô thức lên tầng ý thức, nhận biết được sức mạnh của tiềm thức ( tôn giáo gọi đây là có con mắt thứ 3 để nhìn vào sâu tăm tối của vô thức).
Các nhà tâm lý rất nỗ lực, và sử dụng rất nhiều kỹ thuật để đưa con người đến đoạn này trong việc chữa lành, nhưng thực ra đây là con đường rất chông gai….
Có thể coi đây là giai đoạn “hậu hiện đại” Bản ngã không còn bị khuếch trương, bới nó đã liên kết với bóng âm và nhận ra mặt nạ của mình.
Ở giai đoạn này, con người không hoang tưởng vĩ cuồng, cũng không tôn thờ ai, thế giới được đặt về đúng chỗ của nó và đặt mình về đúng chỗ của mình.
Con người khiên nhường hơn và bình tâm hơn.
( Còn mình thì đoán đó là trạng thái “giác ngộ” mà đạo Phật nói tới )
Nhưng phần lớn con người, thường không đi được đến đoạn này.
Jung dừng ở giai đoạn thứ 5 này, mặc dù ông dự đoán có thể có gđ thứ 6 và thứ 7
Nói chung thì con người có thể có thể có cả 1.2,3 trạng thái đầu cùng một lúc, trạng thái thứ tư là bước đại nhảy vọt của trí não, và trạng thái thứ 5 là sự lắng lại. Nhưng mình vẫn nhắc lại, chẳng ai muốn bước đến trạng thái thứ 5, vì thường phải trả giá đắt. Đa phần là do hoàn cảnh xô đẩy thôi.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất