NUÔI CÁ CẢNH THÌ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN KHOA HỌC? 🐟🐠🐡
Nếu bạn nghĩ nuôi cá cảnh nói riêng và động vật cảnh nói chung không liên quan gì đến khoa học thì BẠN ĐÃ LẦM TO! Khi nuôi một loài...
Nếu bạn nghĩ nuôi cá cảnh nói riêng và động vật cảnh nói chung không liên quan gì đến khoa học thì BẠN ĐÃ LẦM TO! Khi nuôi một loài vật, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về điều kiện sống, thức ăn hay tập tính của nó, thiếu đi sự nghiên cứu và học hỏi là một trong những lý do khiến vật nuôi của bạn chết tức tưởi, không nhắm mắt.
Lấy ví dụ, đơn giản nhất là về loài chó, hay Canis lu... à mà thôi, hàn lâm quá. Chó là một loài động vật thuộc bộ Thú ăn thịt, nhưng hiện đang gây tranh cãi xem chúng có nên được liệt vào loài ăn tạp hay không nhưng nói chung, khẩu phần ăn của chúng chứa khoảng 80% là protein động vật, 20% còn lại là các loại rau củ, tinh bột, ở các giống chó Việt Nam, qua quá trình sống chung và thích nghi với chế độ ăn uống của người Việt, khả năng tiêu thụ tinh bột trong khẩu phần ăn của chúng có cao hơn những giống ở các nơi khác, nhưng đừng vì thế mà hiểu nhầm rằng chúng "khoái" ăn cơm. Theo quan sát cá nhân của mình, một số trường hợp chó Việt bị cho ăn cơm và rau củ nhiều nhưng lại thiếu đi thịt, cá,... những thành phần cực kỳ cần thiết để chúng sống tốt khiến chúng có nhiều vấn đề như béo phì, rối loạn tiêu hoá, hư hỏng nội tạng, mất thị lực, thiếu chất, suy dinh dưỡng,... mình đã gặp rất nhiều trường hợp do cách nuôi của chủ mà những chú chó lại phải trải qua nhiều đau đớn, thậm chí là tử vong như một số những bạn chó cái ở các chùa "được" cho ăn chay, thế là khi sinh con, vì thiếu chất do chế độ ăn và bị yếu đi do sinh nở, các bạn ấy đã ăn con của chính mình, hoặc một số mấy con chó của người quen mình bị hư hỏng nội tạng do chế độ ăn của nó bị áp đặt dựa trên chế độ ăn của người, đã có em tử vong vì suy gan, thận 🐶🐱🐹
Đọc thêm:
Hay là gần đây, thú nuôi động vật thuộc nhóm bò sát và lưỡng cư bắt đầu nổi lên, đặc biệt là các loài thuộc nhóm cự đà Nam Mỹ (Iguana sp.) và rùa nước. Mình tham gia vào bộ môn này cũng đã vài năm ít ỏi, và mình đã không biết bao nhiêu lần phải đứng giữa tiệm cá nói chuyện với những người nổi hứng lên rồi mua rùa, ba ba về cho con cháu họ nghịch, đa phần những người nuôi ngẫu hứng sẽ không có chuẩn bị về mặt tư tưởng cũng như là kiến thức để nuôi các loài bò sát, lưỡng cư đấy. Bạn đã bao giờ nghe rằng bò sát là nhóm động vật mà đa phần thành viên của nó cần phơi nắng (cụ thể là cần tia UVA, UVB) để sống, tiêu hoá và tổng hợp vitamin D3 giúp hấp thụ canxi chưa? Nếu bạn biết thì bạn là một người may mắn, nếu bạn là một người nuôi rùa hay bất cứ loài bò sát nào ngẫu hứng và không biết điều đó thì bỏ đi mà làm người! 🐢🦎🐍
Ơ cơ mà thằng post bài ngáo à??? Đang nói đến chuyện cá cơ mà? À, thì mình lạc đề tí xíu ấy, thông cảm. Như đã nói ở trên, nuôi cá cảnh cũng giúp chúng ta tìm hiểu về khoa học rất nhiều, cụ thể hơn là sinh thái học, hoá học và vật lý, vì để làm nên một bể cá ổn định bắt buộc người nuôi phải có kiến thức về chu trình nitơ, các tính chất của nước như pH, kH, gH, độ mặn,...v.v hay để lắp hoặc chế ra một bộ lọc, người nuôi phải biết sơ sơ về vật lý cơ bản. Có một bộ môn trong môn nuôi cá cảnh này áp dụng trực tiếp rất nhiều thành tựu của khoa học và sặc mùi hàn lâm, đó chính là bộ môn "biotope" hay dịch ra tiếng Việt thì nó nôm na như là "sinh cảnh", người nuôi sẽ phải tái hiện lại một hệ sinh thái có các loài sinh vật và đôi khi là các nhân tố vô sinh trong hồ cá để nó giống với một hệ sinh thái tại một khu vực xác định nào đó trên bản đồ địa lý thế giới. Để tạo thành một hồ cá biotope, người nuôi sẽ phải nghiên cứu về các loài sinh vật (ý mình là loài theo nghĩa đen, là species cụ thể luôn ấy) và các nhân tố khác có thật ở khu vực địa lý mà họ muốn tái hiện, chỉ cần sai sót một loài cây, một con ốc cũng đủ khiến hồ cá của họ trở nên "không phải biotope" 🐠🐚🦪
Đọc thêm:
Dưới đây là một ví dụ về một hồ cá biotope, lấy chủ đề "Vùng nước lợ của Rừng Sác, Cần Giờ, Đông Nam Bộ, Việt Nam", và sau đây là một số thông tin về nó:
Các loài cá: Ở đây, mình chỉ sử dụng một loài cá là cá bống ống điếu, Brachygobius sp., tài liệu về loài này rất khó tìm nên mình đã phải chật vật rất nhiều để định danh và xác định nơi phân bố của nó.
Các loài khác: Ở đây mình có 2 loài thân mềm là vẹm nước ngọt nhưng sống tốt ở nước lợ, Oxynaia sp., và ốc nerita, Clithon sp., sống tốt ở tất cả môi trường nước nhưng trứng chỉ nở ở nước lợ cao và nước mặn.
Những loài trên đều là động vật bản địa Việt Nam nhưng có số lượng lớn, phổ biến, không bị nguy cấp, một số loài còn có hại nữa, như Oxynaia sp., chúng bám vào đá, tàu thuyền và dễ làm bị thương những người dẫm lên nó, à, nó không phải hàu, cũng không phải hà, nó là vẹm!
Tài liệu tham khảo mà mình sử dụng:
https://www.researchgate.net/…/258499100_Biodiversity_of_Li…
[Removed]
Các loài cá: Ở đây, mình chỉ sử dụng một loài cá là cá bống ống điếu, Brachygobius sp., tài liệu về loài này rất khó tìm nên mình đã phải chật vật rất nhiều để định danh và xác định nơi phân bố của nó.
Các loài khác: Ở đây mình có 2 loài thân mềm là vẹm nước ngọt nhưng sống tốt ở nước lợ, Oxynaia sp., và ốc nerita, Clithon sp., sống tốt ở tất cả môi trường nước nhưng trứng chỉ nở ở nước lợ cao và nước mặn.
Những loài trên đều là động vật bản địa Việt Nam nhưng có số lượng lớn, phổ biến, không bị nguy cấp, một số loài còn có hại nữa, như Oxynaia sp., chúng bám vào đá, tàu thuyền và dễ làm bị thương những người dẫm lên nó, à, nó không phải hàu, cũng không phải hà, nó là vẹm!
Tài liệu tham khảo mà mình sử dụng:
https://www.researchgate.net/…/258499100_Biodiversity_of_Li…
[Removed]
Đây là toàn cảnh hồ cá biotope chủ đề "Vùng nước lợ của Rừng Sác, Cần Giờ, Đông Nam Bộ, Việt Nam" của mình.
Đây là một cá thể thuộc loài cá bống ống điếu (Brachygobius sp.), đây là con đực, có màu biến thiên từ vàng đậm đến cam vào mùa sinh sản, hình thái bên ngoài khá nhỏ con và gầy so với con cái.
Đây là một con cái, màu vàng nhạt, khá to con so vớ con đực. Và các bạn nếu để ý kỹ có thể thấy bên trái là một cụm vẹm nước ngọt (Oxynaia sp.).
Cuối cùng là ốc nerita (Clithon sp.).
Nhưng dù bạn muốn nuôi động vật ở nhóm nào đi chăng nữa, hãy nhớ: Không dùng lý do khoa học để biện hộ cho hành vi nuôi nhốt trái phép, buôn bán trái phép, khai thác quá mức các loài động vật hoang dã, nhất là các loài quý hiếm cần được bảo vệ!
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất