Phần 3 và cũng là phần kết cho "trilogy" về "võ thuật và chiến binh" của mình!
"Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa".
"Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa".
Cũng như hai phần trước, các tiêu chí vẫn gồm có: chuyên nghiệp, thiện chiến, mà nhất là hai yêu tố: khả năng đem lại chiến thắng cho các cuộc chinh phạt cao và sự nổi tiếng. Bài viết vẫn tập trung chủ yếu vào mặt đào tạo, trang bị và võ thuật của các quân đoàn chiến binh mà không phân hạng hay xếp top.

III. "Danh dự"

1. Samurai (võ sĩ Nhật Bản).

Bức ảnh mô tả nghi lễ <i>seppuku</i> của Samurai.
Bức ảnh mô tả nghi lễ seppuku của Samurai.
Samurai (hay bushi) là tầng lớp võ sĩ phục vụ cho các shogundaimyo của Nhật Bản. Là giai cấp quân nhân thống trị - giai cấp xã hội cao nhất của Thời kỳ Edo (1603-1867). Samurai có lối sống theo quy tắc đạo đức của Bushido hay còn được gọi là võ sĩ đạo. Các samurai vô chủ được gọi là ronin trong những năm 1600.
Samurai - gốc là saburau (さ守らう), nghĩa là người phục vụ nhưng lại mang tính quyền lực cao.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, Samurai có xuất phát chủ yếu từ những kỵ binh, bộ binh và cung thủ Nhật Bản ở thế kỉ 6. Nhiều quan niệm, tinh thần và lối sống của Samurai hình thành phần lớn tới từ cuộc cải cách Taika của Thiên hoàng Thiên Trí vào năm 646, khi mà tôn giáo bản địa Thần đạo của họ bị thay thế bởi Phật giáo. Các Samurai đã áp dụng Thiền tông vào lối sống tinh thần của họ - Thiền giúp họ tĩnh tâm, tập trung tư tưởng, hành động dứt khoát (nhất là cho chiến đấu)...
Điều đặc biệt làm nên Samurai, cũng là điểm mấu chốt của đề mục bài viết, chính là tinh thần và tư tưởng võ sĩ đạo - Bushido gồm các quy tắc mà một Samurai phải tuân theo. Cho đến thế kỉ 17 khi nền tảng đạo đức Tống Nho du nhập vào Nhật Bản, Bushido bắt đầu mang nhiều tư tưởng triết lý của Nho giáo. Nhưng chủ yếu chúng gồm 2 thành phần: một là những đức tính tốt mà một chiến binh cần có như tín nghĩa, thượng võ... hai là trung thành với chủ nhân (lãnh chúa), hiếu thảo, khiêm nhường, trọng danh dự... Trong đó, seppuku (mổ bụng tự sát) là một nghi lễ "tử vì đạo" nổi tiếng của Samurai.
"7 nguyên tắc võ sĩ đạo" của một Samurai.
"7 nguyên tắc võ sĩ đạo" của một Samurai.
Là một tầng lớp võ sĩ có giai cấp cao trong xã hội, hình thành nên một Samurai ưu việt "văn võ song toàn" gắn liền với sự giàu có của gia đình họ! Những đứa trẻ nam thường được cho đi học kiến thức văn học, nghệ thuật, kĩ năng chiến đấu từ khi chúng mới lên 5. Mặc dù hình ảnh Samurai thường gắn liền tới kiếm thuật, nhưng ở những thời kì đầu chiến đấu theo lối kỵ binh bắn cung với giáo dài mới là chủ đạo của Samurai. Họ cũng phải luyện tập với kiếm gỗ liên tục suốt ngày đêm, cốt là rèn cho họ một tâm trí cảnh giác cao độ.
Loại áo giáp Tosei-gusoku phổ biến từ thế kỉ 16.
Loại áo giáp Tosei-gusoku phổ biến từ thế kỉ 16.
Áo giáp của các Samurai Nhật Bản là một trong những phong cách giáp đặc trưng và mang tính thẩm mĩ cao. Phong cách chịu ảnh hưởng nhiều từ thời nhà Đường ở Trung Hoa! Bộ giáp của Samurai chủ yếu gồm 3 loại sau:
+Tiền Samurai (keikō cho kỵ binh tankō cho bộ binh): loại giáp này chỉ phổ biến ở thời Kofun ở thế kỉ 5, là loại giáp với các tấm sắt nối bằng dây da.
+Kozane-gusoku: thời kì Heian (794-1185), chủ yếu là giáp lamellar (các miếng sắt chữ nhật xếp thành “vảy”), với loại ō-yoroi cho Samurai cấp cao và dō-maru cho các binh chủng cấp thấp.
+Tosei-gusoku: loại giáp bắt đầu phổ biến từ thời kì Chiến quốc Sengoku, được cải tiến từ loại giáp kozane-gusoku sau khi Mông Cổ tiến hành xâm lược Nhật Bản những năm 1274 và 1281. Đặc biệt với loại giáp tấm thay vì các miếng ghép lamellar như trước do giáp lamellar tỏ ra yếu kém so với vũ khí từ Mông Cổ!
Trong đó, mũ giáp kabuto của Samurai cũng cực kì nổi bật với những chạm trổ tuyệt vời đặc trưng, đi kèm với mặt nạ nghệ thuật không kém.
Mũ giáp <i>kabuto </i>cho<i> </i>loại giáp <i>dō-maru </i>thế kỉ 15.
Mũ giáp kabuto cho loại giáp dō-maru thế kỉ 15.
Vũ khí chủ yếu của Samurai.
Vũ khí chủ yếu của Samurai.
Vũ khí trang bị cho các Samurai, trong đó:
+Trường cung yumi làm từ tre, gỗ, mây và da, với chiều dài khoảng 50-100cm.
+Thương dài gồm yari chủ yếu cho bộ binh (Ashigaru) và naginata chủ yếu cho phụ nữ (trong đó naginata dựa theo yển nguyệt đao của Trung Quốc).
+Kiếm thời kì đầu chủ yếu là kiếm thẳng chokutō, cho đến năm 900 mới xuất hiện loại kiếm cong tachi sau đó là kiếm (đao) rất nổi tiếng katana. Họ còn trang bị những loại kiếm ngắn hơn như tantō hay wakizashi. Ngoài ra còn có đại đao ōdachi!


Nhiều người nhầm lẫn nhưng <i>tachi</i>  không phải là thanh kiếm lưỡi thẳng nhé!
Nhiều người nhầm lẫn nhưng tachi không phải là thanh kiếm lưỡi thẳng nhé!
Ngoài 3 vũ khí chính kể trên, Samurai còn trang bị một số vũ khí cùn như gậy  , jō, loại chày lớn kanabō... Không những thế họ còn trang bị cả súng hỏa mai và pháo phỏng theo những loại súng phương Tây của Bồ Đào Nha. Súng hỏa mai tanegashima hay hinawajū được du nhập vào Nhật Bản năm 1543 là một trong những vũ khí được các Samurai và bộ binh (Ashigaru) sử dụng phổ biến từ thế kỉ 16.
Samurai sử dụng súng hỏa mai.
Samurai sử dụng súng hỏa mai.
Một điều đặc biệt, trên chiến trường Samurai không sử dụng các loại khiên cầm tay!
*Võ thuật của Samurai:
Với những binh khí kể trên, những môn võ vũ trang tới từ quốc đảo này cũng cực kì đồ sộ, văn hóa Samurai và kiếm (đao) katana đặc trưng của võ vũ trang Nhật Bản rất phổ biến. Các môn kiếm thuật kenjutsu hay iaijutsu, thương thuật sōjutsu hay naginatajutsu... đặc trưng bởi hậu tố "jutsu". Trong đó, hōjutsu là môn võ thuật dựa trên súng hoả mai!
Thương thuật sōjutsu.
Jujutsu hay "nhu thuật" là võ không vũ trang được hình thành từ những kinh nghiệm, tinh túy của Samurai trên chiến trường! Jujutsu là hệ thống cận chiến chủ yếu với bắt vật, nhưng đặc trưng ở những đòn khóa siết và địa chiến cực kì thực dụng. Là nền tảng cấu thành nên những môn võ thực chiến hiện đại, tách ra từ những thành phần riêng của Jujutsu như Judo (bắt vật), Aikido (khóa khớp với trọng tâm là "nhu") và BJJ (địa chiến - khóa siết).
Jujutsu cổ điển.
Hòa bình tồn tại trong khoảng 250 năm ở Thời kỳ Edo. Kết quả là tầm quan trọng của các kỹ năng chiến đấu dần giảm sút, nhiều samurai trở thành quan chức, giáo viên hoặc nghệ sĩ... Thời đại phong kiến ​​của Nhật Bản cuối cùng đã kết thúc vào năm 1868, tầng lớp Samurai bị bãi bỏ những năm sau đó.

2. Knight (Hiệp sĩ Trung Cổ châu Âu).

"Cái giá của vinh quang nơi chiến trường Trung Cổ!"
"Cái giá của vinh quang nơi chiến trường Trung Cổ!"
Knight (Hiệp sĩ) là một từ dùng để chỉ một địa vị của xã hội châu Âu. Hiệp sĩ đứng hàng thấp nhất trong giới quý tộc và vì thế không mang tính chất thừa kế. Vào thời kì Trung Cổ và Hậu Trung Cổ, nhiệm vụ chính của một hiệp sĩ là chiến đấu chủ yếu dưới hình thức kỵ binh hạng nặng. Từ một địa vị không mấy nổi bật trong xã hội từ thế kỉ 10-11, Hiệp sĩ đã vươn lên trở thành một đẳng cấp esquire địa vị cao, được trang bị giáp - ngựa từ thế kỉ 12.
Khi một tân Hiệp sĩ được linh mục ban cho thanh gươm, anh phải tuân theo lời răn luôn bảo vệ người nghèo và người yếu thế.
Ta cũng biết không chỉ riêng Hiệp sĩ mà tất cả những tầng lớp chiến binh có địa vị khác nhau "thường không làm thế!"
Bức tranh "Sự tôn vinh" của Edmund Blair Leighton mô tả nghi lễ phong tước Hiệp sĩ.
Bức tranh "Sự tôn vinh" của Edmund Blair Leighton mô tả nghi lễ phong tước Hiệp sĩ.
Ai cũng có thể trở thành Hiệp sĩ! Tuy nhiên, do hoàn cảnh, để trang bị được giáp và ngựa sẽ rất đắt tiền nên chỉ có người giàu mới trang bị nổi. Do vậy, Hiệp sĩ xuất thân thường là quý tộc và người giàu! Những đứa trẻ khi mới lên 7 sẽ được gửi tới những lãnh chúa, chúng sẽ được học cách săn bắn, cưỡi ngựa, học chữ... Chúng còn được những quý cô dạy về tính khiêm tốn, âm nhạc hay khiêu vũ; được các giáo sĩ dạy về tôn giáo và đức tin. Ở tuổi 14-15, họ sẽ được phục vụ cho các Hiệp sĩ để tích lũy thêm kinh nghiệm, đây là thời điểm được cho là nhiều “tân binh” dễ bỏ mạng nhất. Nếu sống được cho đến năm 20-21 tuổi, họ sẽ được tổ chức nghi lễ phong tước Hiệp sĩ: tắm rửa và sau đó cầu nguyện trong nhà thờ suốt đêm hôm đó cho tới ngày hôm sau, vị chủ nhân của họ sẽ đặt kiếm lên vai họ và phong tước Hiệp sĩ cho người thanh niên đó.
Cũng như Samurai, Hiệp sĩ cũng có lối sống, tinh thần dựa trên những quy tắc đạo đức! Tương tự như các quy tắc của Bushido, Chivalry hay bộ 12 quy tắc Hiệp sĩ chủ yếu bao gồm những phẩm chất: dũng cảm, không chạy trốn, trung thành với lãnh chúa mình phục vụ, niềm tin vào Chúa, sẵn sàng hy sinh, lịch sự và nhã nhặn với phụ nữ...
Sự phát triển và thay đổi của những bộ giáp Hiệp sĩ qua từng thời kì Trung Cổ.
Sự phát triển và thay đổi của những bộ giáp Hiệp sĩ qua từng thời kì Trung Cổ.
Áo giáp là một phần đặc trưng nhất khi nhắc tới Hiệp sĩ! Trải qua từng thời kì có sự thay đổi khác nhau mà tính chất cấu thành bộ giáp cũng khác, nhưng có thể phân ra 2 giai đoạn ứng với 2 loại giáp chính:
Bộ giáp kiểu Milanese Ý cuối thế kỉ 15 chủ yếu với lớp giáp tấm toàn thân bọc ngoài và lớp giáp phụ chain mail bên trong.
Bộ giáp kiểu Milanese Ý cuối thế kỉ 15 chủ yếu với lớp giáp tấm toàn thân bọc ngoài và lớp giáp phụ chain mail bên trong.
+Thế kỉ 11-13: chủ yếu là loại giáp chain mail, cấu thành từ những vòng kim loại đan với nhau tạo thành lưới. Đây là loại giáp cực kì phổ biến không chỉ châu Âu, sau thế kỉ 13 chúng vẫn được trang bị như một lớp giáp phụ! Chain mail có thể ngăn được các vết chém hiệu quả, nhưng tên bắn hay giáo đâm đều không thể cản nổi. Hơn nữa, loại giáp này cần rất nhiều nhân công đan các vòng sắt thành lưới với hình thức thủ công.
+Cuối thế kỉ 13 - đầu thế kỉ 16: công nghệ rèn phát triển, không cần quá nhiều nhân công nên các loại giáp tấm ra đời. Đây cũng là khoảng thời gian cực thịnh của Hiệp sĩ với những loại giáp tấm phủ toàn thân! Trông thì nặng nề nhưng chúng lại tỏ ra tương đối linh hoạt, nặng chưa tới 30kg lại phân bổ trọng lượng đều toàn thân rất tốt. Thực sự bạn hoàn toàn có thể nhào lộn, chạy việt dã... trong khi mặc giáp này!
Ngoài ra, Hiệp sĩ còn mặc loại “giáp” gambeson - áo vải đệm được độn rất dày, mặc dưới bộ giáp tấm. Và loại giáp brigadine - dạng áo vải dày nhưng trong áo có lót các tấm thép nhỏ được gắn bằng đinh tán.
Những bài kiểm tra độ linh hoạt cân bằng của giáp Hiệp sĩ.
Một số loại vũ khí chủ yếu của Hiệp sĩ Trung Cổ.
Một số loại vũ khí chủ yếu của Hiệp sĩ Trung Cổ.
Hiệp sĩ vốn là những chiến binh tương đối giàu, có địa vị nên những vũ khí tốt nhất sẽ dành cho họ, chủ yếu gồm:
+Các loại polearm như spear (giáo), poleaxe, halberd, glaive...
+Các loại vũ khí cùn như búa warhammer, chùy morning star hay mace...
+Khiên Hiệp sĩ nhỏ dần do sự phát triển của giáp trụ! Ban đầu với khiên kite lớn ở thế kỉ 10-11, sau thay bằng khiên heater có dạng hình diều cho đến thế kỉ 12-13. Ngoài ra, khiên buckler nhỏ (đường kính 30-45cm) dành riêng cho đấu kiếm tay đôi. +Kiếm: chủ yếu là các loại kiếm broad sword như aiming sword (hay knightly sword) cho Hiệp sĩ thế kỉ 10-13, longsword hay messer nổi tiếng thế kỉ 14-16! Ngoài ra còn có những đại kiếm như great sword, zweihänder (Đức) hay claymore/claidheamh mòr (Scottland). Hiệp sĩ còn trang bị thêm 1 con dao dagger như 1 vũ khí phụ.
Kiếm của Hiệp sĩ Trung Cổ châu Âu.
Kiếm của Hiệp sĩ Trung Cổ châu Âu.
Các Hiệp sĩ rất giỏi công và chiếm thành. Nhưng một điểm yếu chí mạng khi họ lại quá đề cao "cái tôi và danh dự", từ chối dùng cung/nỏ do tinh thần Hiệp sĩ đặt nặng chiến công và danh dự. Bởi dùng cung nỏ trên chiến trường được cho là hèn hạ nên họ chỉ muốn lao thẳng vào đội hình địch giao chiến! Tuy được huấn luyện với cung/nỏ, nhưng họ cũng chỉ dùng cho săn bắn. Đó cũng là lí do khiến nhiều lần họ thất thế khi đối đầu với cung thủ! Mặc dù đã bọc giáp tấm toàn thân có thể cản cực tốt tên bắn hay giáo đâm, nhưng cung thủ vẫn có thể bắn hạ ngựa của họ… Hãy tham khảo trận Agincourt - cách cung thủ Anh đã đánh bại các Hiệp sĩ Pháp!
Đến nỏ hạng nặng cầm tay còn không thể bắn xuyên qua giáp tấm ngực của Hiệp sĩ!
Môn thể thao Jousting của Hiệp sĩ - "2 Hiệp sĩ đối đầu, thúc ngựa phi nước đại, đâm thương trực diện" cũng chính là đặc trưng lối đánh lao thẳng vào quân thù của họ.
*Võ thuật của Hiệp sĩ Trung Cổ:
Có rất nhiều những sách ghi chép về võ thuật vũ trang được viết bởi những bậc thầy kiếm thuật nổi tiếng như: Hans Talhoffer, Fiore de'i Liberi, Joachim Meyer... Trong đó, khi đánh với đối thủ bọc giáp tấm, Hiệp sĩ thường dùng các loại vũ khí cùn, poleaxe... còn kiếm thuật thì thường sử dụng kĩ thuật half-swording... Nếu muốn biết thêm, các bạn nên tìm hiểu về HEMA - võ thuật lịch sử châu Âu.
Cách các Hiệp sĩ dùng kiếm chống lại đối thủ mặc giáp tấm thế kỉ 14 (nếu có thời gian, mình sẽ vietsub video).
Đối với võ thuật không vũ trang, cũng như Jujutsu của Samurai, Ringen (Đức) và Abrazare (Ý) trọng tâm tập trung vào bắt vật và khóa siết đối thủ mà đặc biệt là những đối thủ bọc thép hoặc dùng cho các trận đấu kiếm! Chúng giúp các Hiệp sĩ sinh tồn trên chiến trường, thường là họ vật đối thủ ra đất, một tay khóa chặt tay đối thủ, tay kia rút dao dagger đâm vào các khe hở của giáp như cổ, nách, háng...
Bắt vật kiểu Ringen dựa theo sách của Andre Lignitzer.
Sự du nhập của thuốc súng vào châu Âu giữa thế kỉ 15 đã khiến các loại giáp tấm trở nên vô dụng trước súng đạn. Hơn nữa, việc bội chi vào các Hiệp sĩ cũng trở nên đắt đỏ, hơn là chi cho những bộ binh vừa hiệu quả lại rẻ khiến Hiệp sĩ dần trở nên lỗi thời. Cho tới cuối thế kỉ 16 trở đi, Hiệp sĩ chỉ còn là một chức vụ mang tính danh dự.

3. Old West gunslinger (tay súng miễn Viễn Tây).

"Giải quyết xung đột bằng súng đạn".
"Giải quyết xung đột bằng súng đạn".
"Khoan đã! Lại nữa? Bộ binh Anh quốc có thể hiểu được chứ tay súng miền Viễn Tây ư? Họ còn chẳng phải "chiến binh danh dự" và đấu súng thì liên quan gì đến võ thuật?". Nếu bạn đang có những thắc mắc như vậy thì hẵng từ từ, mình sẽ "chém" ngay đây!
Trước hết, các "tay súng" và "cao bồi" vừa là một nhưng lại có thể khác về định nghĩa rất nhiều! Cao bồi (cow-boy) chỉ một bộ phận người lao động cưỡi ngựa và chăn nuôi gia súc, ngoài ra còn để chỉ những người phiêu lưu. Trong khi đó, các tay súng miền Viễn Tây có thể là người thực thi pháp luật, sống ngoài vòng pháp luật, cao bồi, thợ săn tiền thưởng... nói chung là họ có dùng súng. Mình sẽ gọi họ theo vai trò đề ra để khỏi phải phân biệt!
"The Good the Bad and the Ugly""
Tên bộ phim miền Viễn Tây nổi tiếng!"
Phụ kiện thường thấy của một tay súng/cao bồi.
Phụ kiện thường thấy của một tay súng/cao bồi.
Các tay súng (thế kỉ 19-20) có nguồn gốc lịch sử sâu xa bắt nguồn từ Tây Ban Nha và những người châu Âu định cư sớm nhất ở châu Mỹ. Qua nhiều thế kỷ, sự khác biệt về địa hình và khí hậu, ảnh hưởng của truyền thống chăn gia súc từ nhiều nền văn hóa, đã tạo ra một số trang thiết bị, quần áo và xử lý động vật khác nhau. Các tay súng, cao bồi thực dụng luôn thích nghi với thế giới hiện đại, thiết bị và kỹ thuật cũng thích nghi thay đổi, mặc dù nhiều truyền thống cổ điển vẫn được bảo tồn. Chẳng hạn, những khăn rằn, dây thừng, giày và mũ cao bồi, áo và bao súng da... vẫn luôn là nét đặc trưng của những tay súng.
Không như những chiến binh kể trên, các tay súng không có đào tạo như một binh chủng chuyên nghiệp. Cũng không cần thiết! Một thế giới mới, một thời kì tự do không bị ràng buộc bởi pháp luật và ai cũng có súng trong tay. Đào tạo chuyên nghiệp hay thành lập tổ chức quân sự lớn đôi khi lại là quá thừa thãi.
Bức tranh "Cái bắt tay đầy ngờ vực" giữa một tay súng và một người Mĩ bản địa của Charles Russel.
Bức tranh "Cái bắt tay đầy ngờ vực" giữa một tay súng và một người Mĩ bản địa của Charles Russel.
Các tay súng cũng như Hiệp sĩ hay Samurai, họ cũng có cho mình các quy tắc danh dự riêng! Tuy không thống nhất, nhưng chúng có liên quan đến sự nam tính, trượng nghĩa, vị tha, tôn trọng đối thủ, sẵn sàng chấp nhận lời thách đấu... Chẳng hạn như "mã cao bồi" của Gene Autry khuyến khích danh dự, ái quốc và lòng tự trọng của người đàn ông bấy giờ. Mặc dù trong phim ảnh thường khắc họa những cuộc chiến giữa những tay súng với những thổ dân da đỏ, nhưng thực sự các cuộc xung đột vũ trang chủ yếu vẫn là giữa những người bản địa với quân đội kỵ binh của quân đội Hoa Kỳ, hoặc mâu thuẫn giữa những băng đảng tay súng với nhau. Đôi khi, họ vẫn giải quyết mâu thuẫn bằng một trận đấu súng 1v1. Nhiều trận đấu lớn đã nổ ra, những cuộc thảm sát người Mĩ bản địa, thảm sát ở hẻm núi Skeleton, những cuộc xung đột vũ trang với người Mexico và nhất là cuộc Nội chiến Hoa Kỳ lại là đỉnh điểm!
Cuộc đấu súng của những tay súng miền Viễn Tây thường không “hoa mỹ” như này.
Cuộc đấu súng của những tay súng miền Viễn Tây thường không “hoa mỹ” như này.
Vũ khí của các tay súng/cao bồi chủ yếu là loại súng single action! Với loại đạn được bọc trong vỏ đạn với thuốc súng đen với nhiều khói muội, hỏa lực yếu. Loại thuốc súng này cũng khó bảo quản, dễ bị ẩm ướt, dễ cháy nên chúng còn nhiều hạn chế. Loại súng ổ xoay single action của Colt là phổ biến nhất, họ cũng trang bị những khẩu súng trường Winchester, shotgun 2 nòng... Ngoài ra họ còn trang bị hai con dao, 1 con dao Bowie lớn và 1 con dao ngắn thường giấu trong giày.
Những vũ khí đặc trưng của tay súng Viễn Tây.
Những vũ khí đặc trưng của tay súng Viễn Tây.
*Võ thuật của tay súng miền Viễn Tây:
Nhiều người không coi súng là một món vũ khí của võ thuật. Nhưng với mình, những kĩ thuật đặc trưng của các tay súng lại rất nghệ thuật, ở mặt nào đấy chúng đáng được coi là "võ thuật". Khả năng "fast draw" (rút súng cực nhanh) và "bắn từ hông" với hai kĩ thuật thumbingfanning xuất hiện trong các phim Viễn Tây là có thật, tuy vậy chúng lại là những kĩ thuật rất hiếm người có thể làm được. Ngoài ra, các tay súng cũng có thể biết cận chiến với dao găm do dao Bowie cũng rất phổ biến thời đó.
Kĩ thuật bắn từ hông (trên) với kĩ thuật fanning (dưới).
Kĩ thuật bắn từ hông (trên) với kĩ thuật fanning (dưới).
Bức ảnh mô tả kĩ thuật của Gouging với móng tay móc mắt và ngón tay bị đứt do cắn.
Bức ảnh mô tả kĩ thuật của Gouging với móng tay móc mắt và ngón tay bị đứt do cắn.
Thời kì này chưa có sự du nhập võ thuật từ phương Đông nên võ tay không chủ yếu vẫn là quyền thuật tay trần kết hợp với bắt vật bản địa. Chẳng hạn, vị tổng thống Mĩ thứ 16 - Abraham Lincoln cũng là một tay đấu vật lành nghề nghiệp dư! Tuy nhiên, phải kể đến môn võ tàn bạo Rough and tumble hay Gouging của miền Nam nước Mĩ với đặc trưng bởi các kĩ thuật, đòn "bẩn" như móc mắt và cắn... Chúng được kết hợp với các kĩ thuật đấm tay trần, được dùng cho các trận đấu tay không ở thế kỉ 18.
Thời kì miền Viễn Tây đã kết thúc từ năm 1900, các tay súng dựa vào các kĩ thuật sử dụng súng như "bắn từ hông" cũng suy tàn khi các loại súng hiện đại bán tự động ra đời. Những khẩu súng ổ xoay single action lỗi thời đã bị thay thế bởi khẩu Colt M1911 với băng đạn tiện lợi và cơ chế lên đạn bán tự động chính là ví dụ!
(HẾT).