NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN ĐỂ NUÔI DƯỠNG CÁC MỐI QUAN HỆ
Photo: Dustin Groh on unsplash.com Thông thường khi chúng ta mâu thuẫn, xung đột với một ai đó, chúng ta phải đối mặt với cảm...
Thông thường khi chúng ta mâu thuẫn, xung đột với một ai đó, chúng ta phải đối mặt với cảm xúc buồn bực, giận dữ, căng thẳng, lo âu hay sợ hãi,….Nếu không kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động, rất có thể chúng ta sẽ làm tổn thương các mối quan hệ và hối tiếc sau đó.
Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, hành động của chúng ta?
“Chúng ta thường bào chữa cho trạng thái bất ổn của mình bằng ngôn từ “tại vì…” hoặc tự xem mình là “nạn nhân”. Chúng ta quên rằng điều gì xảy ra hay ai đó như thế nào đi nữa, ta vẫn là người chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình…Nguồn cơn của mọi đau khổ đều do chứng bệnh ‘mất trí nhớ, quên mất Tôi là ai.” (trích từ Cuốn sách Dưới ánh sáng của thiền của tác giả Mike George)
Cũng theo Mike George, bản chất của con người là thiện lành.
Chỉ là đôi khi chúng ta đánh mất chính mình trong công việc hoặc trong hành động.
Nếu chúng ta luôn ý thức được chúng ta là ai, tại sao chúng ta làm những điều chúng ta làm, theo cách chúng ta làm thì chúng ta sẽ có khả năng kiểm soát suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của bản thân ngày một tốt hơn.
Nhận thức về bản thân để nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với nhiều người và nhiều người trong số họ có thể rất khác với chúng ta về tính cách, niềm tin, quan điểm, lối sống,…Khi những sự khác biệt này “va chạm”, chúng ta có thể cảm thấy khó chịu. Thay vì tập trung vào tác nhân gây ra sự khó chịu cho ta, các nhà tâm lý học khuyến khích chúng ta tập trung vào việc quan sát những gì đang diễn ra bên trong chúng ta theo cách không phán xét.
Bánh xe Nhận thức (the Awareness Wheel) chỉ ra 5 thành tố giúp chúng ta hiểu về bản thân và người khác, bao gồm: Cảm giác, Suy nghĩ, Cảm xúc, Mong muốn, và Hành động. Năm phần này khác biệt nhưng ảnh hưởng lẫn nhau. Tất cả chúng liên tục có mặt trong trải nghiệm của chúng ta cho dù chúng ta có để ý hay không.
Sử dụng mô hình Bánh xe Nhận thức giúp chúng ta quyết định cách chúng ta ứng phó với 1 vấn đề/tình huống/sự kiện như thế nào thay vì phản ứng một cách thiếu suy xét. Mô hình này được coi là một công cụ hữu hiệu trong việc hóa giải xung đột trong giao tiếp và các mối quan hệ.
Bắt đầu với Dữ liệu về Cảm giác, bạn có thể tiếp tục các bước theo chiều kim đồng hồ để tránh bị rối và tránh hành động một cách vội vã.
Ví dụ:
Dữ liệu Cảm giác | Tôi đã nhìn thấy gì, nghe thấy gì? Vd: Tôi nhìn thấy A và B thì thầm trong lúc tôi đang thuyết trình |
Suy nghĩ | Tôi nghĩ điều gì đang diễn ra? Trong đầu tôi đang nảy ra những câu chuyện gì? (niềm tin, phát xét, ảnh hưởng) Vd: Tôi giả định họ đang nói chuyện riêng. |
Cảm xúc | Tôi đang cảm thấy thế nào? (Cáu, buồn, sợ, vui, giận, ngạc nhiên, bực) Vd: Tôi tức giận và cảm thấy họ thật thô lỗ. |
Mong muốn | Tôi muốn gì? Cho tôi và cho người khác? Khát khao, hy vọng, chủ đích của tôi là gì? Vd: Tôi muốn được tôn trọng. |
Hành động | Tôi sẽ làm gì (tương lai)? Tôi đã và đang làm gì (quá khứ và hiện tại) Vd: Tôi sẽ hỏi họ là họ có câu hỏi gì về bài trình bày của tôi hay không. |
Lê Hằng
Chuyên viên phát triển cá nhân & tham vấn nghề nghiệp
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/hanglevn
-----------------------------------------------------------
Nguồn tham khảo:
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất