NGƯỜI TRẺ LAO VÀO ĐỜI
Năm nay là năm thứ 5 tôi bước vào đời để kiếm cơm và cũng là năm thứ 8 xa gia đình lên thành phố, mọi thứ vẫn ngổn ngang. Tôi tự thấy...
Năm nay là năm thứ 5 tôi bước vào đời để kiếm cơm và cũng là năm thứ 8 xa gia đình lên thành phố, mọi thứ vẫn ngổn ngang. Tôi tự thấy mình là một ''sản phẩm lỗi'' bước chân vào đời: ngông nghênh, nhiệt huyết nhưng cũng nhiều ảo tưởng và yếu ớt. Tôi bị đời nó đập cho tơi bời để sau đó chỉ còn lại là sự hoang mang, lạc lõng và bơ vơ.
Tuổi trẻ của tôi mong manh, dễ vỡ quá, tôi cảm nhận rõ điều đó khi nhìn về chính mình và những đứa bạn đồng trang lứa. Từ đứa học kém đến đứa học giỏi, học đại học to đến đại học bé, tất cả đều cảm thấy bấp bênh và chông chênh khi bước vào đời. Chúng tôi ngại hỏi han nhau và né tránh chia sẻ về chính mình, cuộc sống cứ thu lại dần quanh những đứa cùng cảnh ngộ. Công việc thế nào rồi? Lương tháng bao nhiêu? khi nào lập gia đình?...Ôi, những câu hỏi khiến người trẻ khó thở làm sao.
Người trẻ chúng tôi đang không được chuẩn bị đầy đủ để bước vào cuộc đời này và như một lẽ dĩ nhiên vấp ngã, lạc đường là điều sẽ đến. Khi nhìn về chính mình và những người trẻ xung quanh tôi thấy được phần lớn người trẻ đang rơi vào những trường hợp như sau:
(1) Người trẻ gục ngã và chán chường ở giữa cuộc đời này: hãy nhìn những thanh niên lang thang chạy Grab hoặc uể oải trong những nhà máy lớn sẽ thấy họ chán cuộc sống này thế nào. Kỹ sư, cử nhân ra trường đều thể cả vì có việc đâu mà làm, mà có việc cũng không đủ sức để làm.
(2) Một số khác thì rơi vào trạng thái lạc đường khi đua nhau tham gia các lớp học làm giàu nhanh, rồi ra buôn đất, bán hàng giả...tìm mọi cách để làm giàu nhanh. Kiếm tiền nuôi sống bản thân là chuyện khác, làm giàu là chuyện khác và làm sao cho con người ta có thể không lạc đường khi đặt mục đích làm giàu ở giai đoạn này. Khó thật.
(3) Một đối tượng khác tôi cũng thấy được là những người trẻ có nhiều trải nghiệm hơn chút. Họ bắt đầu muốn thoát ra khỏi cái chán chường hoặc lạc đường mà họ từng gặp phải để tìm kiếm một cuộc sống mới nhưng con đường thoát ra lại đầy hoang mang, lạc lõng và bơ vơ. Rất ít người xung quanh hiểu và ủng hộ họ.
Ba đối tượng trên là những hình thái cơ bản về người trẻ mà tôi thấy được, tất nhiên vẫn còn số ít khác đang sống cuộc đời mà cha mẹ họ đã định sẵn hoặc một vài trường hợp người trẻ chủ động bước đi bằng sự vững vàng mà họ chuẩn bị trước đó, số này ít quá và là hình mẫu trong xã hội rồi. Nếu bạn hỏi: tôi thuộc trường hợp nào? thì tôi sẽ nói rằng tôi có tất cả trừ cái lý tưởng. Tôi tưởng mình đã sống cuộc đời mà cha mẹ tôi định sẵn trước đó nhưng tôi phản kháng lại, rồi lạc đường, rồi gục ngã, thất vọng rồi bây giờ lại lạc lõng và bơ vơ. Tôi có đầy đủ những trải nghiệm đó nên có thể hiểu rõ diễn biến tâm lý lúc đó thế nào.
Tôi luôn tự hỏi chính mình về những điều đang diễn ra. Chúng tôi đã làm gì trong suốt hai mấy năm qua, học những gì, sống ra sao mà bây giờ lại như vậy? Đi sâu tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy khiến tôi nhận ra một điều rõ ràng rằng: chúng tôi đã không được chuẩn bị đầy đủ để bước vào cuộc đời này.
Những gì chúng tôi được học trong 12 năm phổ thông và 4 năm đại học chỉ toàn là giáo điều và dập khuôn, nó tạo ra những đầu óc ì trệ và thụ động và lẽ dĩ nhiên là những đầu óc đó sẽ không có giá trị gì trong một thế giới của mở cửa, sáng tạo và cạnh tranh. Chúng tôi đã không được học gì về tư duy phản biện và lo-gic vấn đề để rồi làm sao con người có thể không lạc đường khi không được trang bị kỹ năng quan trọng đó, nếu có đúng đường cũng chỉ là may mắn cá nhân. Còn có quá nhiều thứ vấn đề cần lôi ra trong mười mấy năm ''mài mông'' trên ghế nhà trường. Chúng tôi đã học cái thứ mà cuộc đời không cần, vậy thì học để làm gì? học đến đâu thì mụ đầu đến đó, giỏi hay dốt cũng vậy thôi.
Chuyện đi học đã thất bại rồi, nhìn về ''nền tảng gia đình'' cũng chẳng khá làm bao. Truyền thống yêu thương và ôm ấp con trẻ của gia đình Việt đang gây hại cho đứa bé nhiều hơn là giúp ích. Chính sự ôm ấp đó đã tạo ra những chú ''gà công nghiệp'' yếu đuối trong một thế giới người ta cần ''gà chọi '' và ''gà vườn''. Tâm lý cầu an truyền từ ngàn đời và nó trở thành đặc sản của mỗi gia đình, ''ổn định'' trở thành câu thần chú của mọi gia đình từ công chức đến nông dân. Chúng ta muốn ổn định bám víu trong một hệ thống nào đó là điều không thể, trong khi cái ổn định đúng đắn nhất là trang bị đầy đủ năng lực để con người sống được trong một thế giới bất ổn thì chúng ta lại không hiểu. Đáng lẽ gia đình phải là một điểm tựa cho người trẻ để người trẻ cảm thấy vững tin vùng vẫy với thế giới ngoài kia và nhận được sự an ủi khi trở về thì giờ đây gia đình lại là một điểm xung đột tư tưởng khiến người trẻ mắc kẹt và ngày trở về thường mang theo phần nhiều sự bất an vì bị phán xét hơn là cảm giác an toàn.
Giáo dục và gia đình là như vậy, tôi không có ý đổ lỗi cho ai cả nhưng tôi muốn phân tích và nhìn thẳng vào để thấy rõ vấn đề: người trẻ chúng tôi là nạn nhân của môi trường sống như thế, người lớn cũng từng là nạn nhân của môi trường trước đó nữa. Những gì chúng tôi chuẩn bị trước đó không theo kịp sự thay đổi của xã hội. Chính phủ đang ''nô nức'' ký các loại hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở cửa nền kinh tế, nhưng những gì người trẻ được chuẩn bị lại thuộc về thế giới cũ nhiều hơn nên thất bại là điều dễ hiểu. Có một khoảng cách rất lớn giữa ''sự chuẩn bị vào đời'' và ''yêu cầu của môi trường sống''.
Nhưng rồi chúng ta vẫn phải tiếp tục bước đi, người trẻ bị ''hổng nền'' nhưng người trẻ vẫn còn nhiều thời gian, tôi luôn nhìn xa ra và cảm thấy vậy. Cùng với đó là rất nhiều lợi thế mà người trẻ có được trong thế giới mở cửa: sự nhanh nhạy, công nghệ, khả năng kết nối. Nhận diện được vấn đề, lấy lại khả năng làm chủ bản thân và tận dụng lợi thế của thế hệ, tôi vẫn tin người trẻ có thể làm lại và vững bước trên hành trình tiếp theo.
Không có một công thức chung nào cho tất cả người trẻ trong giai đoạn này cả và tôi cũng đang tìm con đường phù hợp nhất với chính mình. Nhưng bằng quan sát, học hỏi và trải nghiệm của bản thân, tôi tin rằng nếu duy trì được những thói quen và tâm thế này thì khả năng tìm được đúng đường sẽ rất cao.
(1) Chậm lại. Người trẻ nên bước chậm lại, thấy được sự hổng nền và thiếu hụt của bản thân thì phải chậm lại, chạy nhanh trong lúc đang bị hổng nền thì khả năng lạc đường là rất cao. Người trẻ nên biết giữ mình và phản biện lại những câu khẩu hiệu truyền thông như: ''27 tuổi mua nhà 10 tỷ'', ''30 tuổi chưa có gì trong tay là thất bại''...hay các kiểu triết lý vặt như ''tốc độ thành công của người trẻ phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ''. Không biết giữ mình và đặt phép so sánh hợp lý với những người xung quanh thì người trẻ sẽ bị cuốn đi và thao túng, chúng ta sống cuộc đời của mình và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình chứ không phải là đẹp mặt hay thỏa mãn người khác. ''Không có gì phải quá vội cho những việc thật sự quan trọng cả'', cơ hội luôn có chỉ là chúng ta có đủ sự kiên nhẫn để chờ đợi và tự tin đón nhận nó hay không thôi. Đó là một lời nhắc nhở tôi nhận được ở năm 24 tuổi và đến giờ đó vẫn là một lời nhắc nhở ảnh hưởng nhất đến tôi.
(2) Tĩnh lặng. Người trẻ nên dành một khoảng thời gian yên tĩnh cho bản thân, 15-30 phút cuối ngày hoặc nguyên một ngày cuối tuần nào đó. Cô đơn là thành tựu của sự trưởng thành. Đừng chỉ sống lao xao và huyên náo cùng tất cả sự kiện bên ngoài để rồi nhận ra mình bỏ rơi bản thân. Tĩnh lặng để đối diện với chính bản thân mình, cảm nhận và soi xét để sửa lỗi và hoàn thiện. Con người ta sẽ sâu sắc và sống được nhiều hơn khi biết cách kết nối với chính mình và quan sát, học hỏi người khác trong sự tĩnh lặng.
(3) Tự vấn. Nếu tĩnh lặng là nơi an chú bình an nhất cho tâm hồn thì tự vấn là một trong những hoạt động giá trị nhất nên làm trong thời gian đó. Tự vấn để soi mình và nhận ra mình, rồi hiểu mình. Hiểu mình là bước đầu tiên và quan trọng nhất để sống với mình và phát triển mình. Mọi thứ bắt đầu từ việc hỏi chính mình.
(4) Làm lại mình và làm mới mình.
Tôi tin rằng người trẻ bây giờ không chỉ phải làm lại mình mà còn phải làm mới mình. Làm lại mình để xây dựng lại nền tảng căn bản cần có vào đời và làm mới mình để theo kịp những chuyển động của xã hội. Trong quá trình làm lại và làm mới đó thì có ba thứ quan trọng cần xây dựng: (+) xây dựng năng lực cảm xúc, cảm nhận về chính mình và thế giới xung quanh, (+) Xây dựng năng lực lập luận đúng sai, đây chính là khả năng minh định trong cuộc sống và (+) hình thành một căn tính vững vàng, đây chính là cái neo giúp người trẻ vững tay chèo giữa biển khơi mà không bị dao động (ba điều cốt lõi này được TS Đặng Hoàng Giang nêu ra trong cuốn sách ''Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ'', tôi nghĩ nó hợp lý nên đưa vào đây luôn). Trong quá trình làm lại mình và làm mới mình ấy, tôi nghĩ rằng người trẻ nên thoát dần ra khỏi những gì mình có trước đó (mối quan hệ, sách đã học, việc đã làm...) để tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ hơn. Để kết cho ý này tôi muốn trích lại một đoạn trong bài nói chuyện của cụ Nguyễn An Ninh với thanh niên An Nam (năm 1923) để mọi người có thể tham khảo thêm:
''Những nhà tư tưởng lớn cho đến ngày nay đều khuyên những người muốn theo làm môn đồ phải “bỏ nhà cha mẹ ra đi”.
Và chúng ta cũng vậy, các bạn trẻ, chúng ta phải bỏ nhà cha mẹ ra đi, phải xa lánh gia đình, thoát khỏi cái xã hội chúng ta ngày nay và lìa xa xứ sở. Phải dấn thân vào cuộc sống tranh đấu, để khởi dậy nguồn sinh lực đang còn tồn đọng trong ta. Chúng ta cần một môi trường có khả năng nâng cao tâm hồn và trí tuệ của chúng ta. Chúng ta cần một đỉnh cao, để từ đó định tâm lại, chúng ta sẽ lường được hết sức mạnh của mình và làm chủ tâm hồn mình, từ đó mới nhìn tổng quát được thế giới chung quanh sống động và chứa chan tình yêu thương, mới hoà hợp được với thế giới.
Lúc đó, chúng ta có thể từ giã đỉnh cao mà ta đã đạt tới, từ giã nơi mà ta đã lựa chọn để tự lưu đày trong một thời gian ấy, để trở về với xã hội nơi mà ta có thể thi thố hết cả sức mạnh sáng tạo của chúng ta. Nghĩa là, là người An Nam, chúng ta sẽ trở về đất nước An Nam, sau khi đã nhận thức đầy đủ chân giá trị của mình về phẩm chất cao quý nhất của con người, về những quy luật của tạo hoá, chúng ta trở về nơi mà sự tình cờ run rủi đã đặt ta vào thành nơi chôn nhau cắt rốn, do đó không còn ai hơn ta có thể hiểu được nhu cầu của nòi giống đã sinh ta ra, và nhờ đó mà sức mạnh sáng tạo phong phú trong ta sẽ không trở nên phung phí.
Theo tôi, thanh niên ta ngày nay cần nên tránh nói về Tổ Quốc và lòng Yêu nước, mà chỉ nên tập trung sức lực để đi tìm tòi cho ra bản ngã của mình. Khi mà ta đã xác định được bản thân ta, thì hai chữ Tổ Quốc và Yêu nước sẽ trở thành những danh từ rộng lớn hơn, cao thượng hơn, thanh nhã hơn đối với ta, mà chúng ta sẽ phải hổ thẹn vì trong lúc còn ngu dốt, chúng ta đã pha trọn vào hai chữ Tổ quốc và Yêu nước những ý nghĩa thấp kém, hèn mạt nữa. Đến ngày mà tuổi trẻ An Nam không còn thấy suy tôn những mảnh bằng cấp nữa, bất chấp các thành kiến xã hội, xem thường áo mão cân đai dát vàng của bọn tay sai của thực dân, khinh miệt dáng vẻ bên ngoài trịnh trọng của các vị thân giả, khinh miệt những lời ca ngợi các tài năng giả tạo, những năng lực bất lực."
Thì ngày ấy chúng ta có thể cùng nhau xem xét những ước mơ cao đẹp nhất của chúng ta. Ngày ấy chúng ta có thể giải bài toán khó về tạo lập một nền văn hoá cho dân tộc chúng ta và một lần nữa chúng ta khôi phục đạo lý của tổ tiên chúng ta''
Tuổi trẻ của tôi mong manh, dễ vỡ quá, tôi cảm nhận rõ điều đó khi nhìn về chính mình và những đứa bạn đồng trang lứa. Từ đứa học kém đến đứa học giỏi, học đại học to đến đại học bé, tất cả đều cảm thấy bấp bênh và chông chênh khi bước vào đời. Chúng tôi ngại hỏi han nhau và né tránh chia sẻ về chính mình, cuộc sống cứ thu lại dần quanh những đứa cùng cảnh ngộ. Công việc thế nào rồi? Lương tháng bao nhiêu? khi nào lập gia đình?...Ôi, những câu hỏi khiến người trẻ khó thở làm sao.
Người trẻ chúng tôi đang không được chuẩn bị đầy đủ để bước vào cuộc đời này và như một lẽ dĩ nhiên vấp ngã, lạc đường là điều sẽ đến. Khi nhìn về chính mình và những người trẻ xung quanh tôi thấy được phần lớn người trẻ đang rơi vào những trường hợp như sau:
(1) Người trẻ gục ngã và chán chường ở giữa cuộc đời này: hãy nhìn những thanh niên lang thang chạy Grab hoặc uể oải trong những nhà máy lớn sẽ thấy họ chán cuộc sống này thế nào. Kỹ sư, cử nhân ra trường đều thể cả vì có việc đâu mà làm, mà có việc cũng không đủ sức để làm.
(2) Một số khác thì rơi vào trạng thái lạc đường khi đua nhau tham gia các lớp học làm giàu nhanh, rồi ra buôn đất, bán hàng giả...tìm mọi cách để làm giàu nhanh. Kiếm tiền nuôi sống bản thân là chuyện khác, làm giàu là chuyện khác và làm sao cho con người ta có thể không lạc đường khi đặt mục đích làm giàu ở giai đoạn này. Khó thật.
(3) Một đối tượng khác tôi cũng thấy được là những người trẻ có nhiều trải nghiệm hơn chút. Họ bắt đầu muốn thoát ra khỏi cái chán chường hoặc lạc đường mà họ từng gặp phải để tìm kiếm một cuộc sống mới nhưng con đường thoát ra lại đầy hoang mang, lạc lõng và bơ vơ. Rất ít người xung quanh hiểu và ủng hộ họ.
Ba đối tượng trên là những hình thái cơ bản về người trẻ mà tôi thấy được, tất nhiên vẫn còn số ít khác đang sống cuộc đời mà cha mẹ họ đã định sẵn hoặc một vài trường hợp người trẻ chủ động bước đi bằng sự vững vàng mà họ chuẩn bị trước đó, số này ít quá và là hình mẫu trong xã hội rồi. Nếu bạn hỏi: tôi thuộc trường hợp nào? thì tôi sẽ nói rằng tôi có tất cả trừ cái lý tưởng. Tôi tưởng mình đã sống cuộc đời mà cha mẹ tôi định sẵn trước đó nhưng tôi phản kháng lại, rồi lạc đường, rồi gục ngã, thất vọng rồi bây giờ lại lạc lõng và bơ vơ. Tôi có đầy đủ những trải nghiệm đó nên có thể hiểu rõ diễn biến tâm lý lúc đó thế nào.
Tôi luôn tự hỏi chính mình về những điều đang diễn ra. Chúng tôi đã làm gì trong suốt hai mấy năm qua, học những gì, sống ra sao mà bây giờ lại như vậy? Đi sâu tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy khiến tôi nhận ra một điều rõ ràng rằng: chúng tôi đã không được chuẩn bị đầy đủ để bước vào cuộc đời này.
Những gì chúng tôi được học trong 12 năm phổ thông và 4 năm đại học chỉ toàn là giáo điều và dập khuôn, nó tạo ra những đầu óc ì trệ và thụ động và lẽ dĩ nhiên là những đầu óc đó sẽ không có giá trị gì trong một thế giới của mở cửa, sáng tạo và cạnh tranh. Chúng tôi đã không được học gì về tư duy phản biện và lo-gic vấn đề để rồi làm sao con người có thể không lạc đường khi không được trang bị kỹ năng quan trọng đó, nếu có đúng đường cũng chỉ là may mắn cá nhân. Còn có quá nhiều thứ vấn đề cần lôi ra trong mười mấy năm ''mài mông'' trên ghế nhà trường. Chúng tôi đã học cái thứ mà cuộc đời không cần, vậy thì học để làm gì? học đến đâu thì mụ đầu đến đó, giỏi hay dốt cũng vậy thôi.
Chuyện đi học đã thất bại rồi, nhìn về ''nền tảng gia đình'' cũng chẳng khá làm bao. Truyền thống yêu thương và ôm ấp con trẻ của gia đình Việt đang gây hại cho đứa bé nhiều hơn là giúp ích. Chính sự ôm ấp đó đã tạo ra những chú ''gà công nghiệp'' yếu đuối trong một thế giới người ta cần ''gà chọi '' và ''gà vườn''. Tâm lý cầu an truyền từ ngàn đời và nó trở thành đặc sản của mỗi gia đình, ''ổn định'' trở thành câu thần chú của mọi gia đình từ công chức đến nông dân. Chúng ta muốn ổn định bám víu trong một hệ thống nào đó là điều không thể, trong khi cái ổn định đúng đắn nhất là trang bị đầy đủ năng lực để con người sống được trong một thế giới bất ổn thì chúng ta lại không hiểu. Đáng lẽ gia đình phải là một điểm tựa cho người trẻ để người trẻ cảm thấy vững tin vùng vẫy với thế giới ngoài kia và nhận được sự an ủi khi trở về thì giờ đây gia đình lại là một điểm xung đột tư tưởng khiến người trẻ mắc kẹt và ngày trở về thường mang theo phần nhiều sự bất an vì bị phán xét hơn là cảm giác an toàn.
Giáo dục và gia đình là như vậy, tôi không có ý đổ lỗi cho ai cả nhưng tôi muốn phân tích và nhìn thẳng vào để thấy rõ vấn đề: người trẻ chúng tôi là nạn nhân của môi trường sống như thế, người lớn cũng từng là nạn nhân của môi trường trước đó nữa. Những gì chúng tôi chuẩn bị trước đó không theo kịp sự thay đổi của xã hội. Chính phủ đang ''nô nức'' ký các loại hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở cửa nền kinh tế, nhưng những gì người trẻ được chuẩn bị lại thuộc về thế giới cũ nhiều hơn nên thất bại là điều dễ hiểu. Có một khoảng cách rất lớn giữa ''sự chuẩn bị vào đời'' và ''yêu cầu của môi trường sống''.
Nhưng rồi chúng ta vẫn phải tiếp tục bước đi, người trẻ bị ''hổng nền'' nhưng người trẻ vẫn còn nhiều thời gian, tôi luôn nhìn xa ra và cảm thấy vậy. Cùng với đó là rất nhiều lợi thế mà người trẻ có được trong thế giới mở cửa: sự nhanh nhạy, công nghệ, khả năng kết nối. Nhận diện được vấn đề, lấy lại khả năng làm chủ bản thân và tận dụng lợi thế của thế hệ, tôi vẫn tin người trẻ có thể làm lại và vững bước trên hành trình tiếp theo.
Không có một công thức chung nào cho tất cả người trẻ trong giai đoạn này cả và tôi cũng đang tìm con đường phù hợp nhất với chính mình. Nhưng bằng quan sát, học hỏi và trải nghiệm của bản thân, tôi tin rằng nếu duy trì được những thói quen và tâm thế này thì khả năng tìm được đúng đường sẽ rất cao.
(1) Chậm lại. Người trẻ nên bước chậm lại, thấy được sự hổng nền và thiếu hụt của bản thân thì phải chậm lại, chạy nhanh trong lúc đang bị hổng nền thì khả năng lạc đường là rất cao. Người trẻ nên biết giữ mình và phản biện lại những câu khẩu hiệu truyền thông như: ''27 tuổi mua nhà 10 tỷ'', ''30 tuổi chưa có gì trong tay là thất bại''...hay các kiểu triết lý vặt như ''tốc độ thành công của người trẻ phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ''. Không biết giữ mình và đặt phép so sánh hợp lý với những người xung quanh thì người trẻ sẽ bị cuốn đi và thao túng, chúng ta sống cuộc đời của mình và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình chứ không phải là đẹp mặt hay thỏa mãn người khác. ''Không có gì phải quá vội cho những việc thật sự quan trọng cả'', cơ hội luôn có chỉ là chúng ta có đủ sự kiên nhẫn để chờ đợi và tự tin đón nhận nó hay không thôi. Đó là một lời nhắc nhở tôi nhận được ở năm 24 tuổi và đến giờ đó vẫn là một lời nhắc nhở ảnh hưởng nhất đến tôi.
(2) Tĩnh lặng. Người trẻ nên dành một khoảng thời gian yên tĩnh cho bản thân, 15-30 phút cuối ngày hoặc nguyên một ngày cuối tuần nào đó. Cô đơn là thành tựu của sự trưởng thành. Đừng chỉ sống lao xao và huyên náo cùng tất cả sự kiện bên ngoài để rồi nhận ra mình bỏ rơi bản thân. Tĩnh lặng để đối diện với chính bản thân mình, cảm nhận và soi xét để sửa lỗi và hoàn thiện. Con người ta sẽ sâu sắc và sống được nhiều hơn khi biết cách kết nối với chính mình và quan sát, học hỏi người khác trong sự tĩnh lặng.
(3) Tự vấn. Nếu tĩnh lặng là nơi an chú bình an nhất cho tâm hồn thì tự vấn là một trong những hoạt động giá trị nhất nên làm trong thời gian đó. Tự vấn để soi mình và nhận ra mình, rồi hiểu mình. Hiểu mình là bước đầu tiên và quan trọng nhất để sống với mình và phát triển mình. Mọi thứ bắt đầu từ việc hỏi chính mình.
(4) Làm lại mình và làm mới mình.
Tôi tin rằng người trẻ bây giờ không chỉ phải làm lại mình mà còn phải làm mới mình. Làm lại mình để xây dựng lại nền tảng căn bản cần có vào đời và làm mới mình để theo kịp những chuyển động của xã hội. Trong quá trình làm lại và làm mới đó thì có ba thứ quan trọng cần xây dựng: (+) xây dựng năng lực cảm xúc, cảm nhận về chính mình và thế giới xung quanh, (+) Xây dựng năng lực lập luận đúng sai, đây chính là khả năng minh định trong cuộc sống và (+) hình thành một căn tính vững vàng, đây chính là cái neo giúp người trẻ vững tay chèo giữa biển khơi mà không bị dao động (ba điều cốt lõi này được TS Đặng Hoàng Giang nêu ra trong cuốn sách ''Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ'', tôi nghĩ nó hợp lý nên đưa vào đây luôn). Trong quá trình làm lại mình và làm mới mình ấy, tôi nghĩ rằng người trẻ nên thoát dần ra khỏi những gì mình có trước đó (mối quan hệ, sách đã học, việc đã làm...) để tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ hơn. Để kết cho ý này tôi muốn trích lại một đoạn trong bài nói chuyện của cụ Nguyễn An Ninh với thanh niên An Nam (năm 1923) để mọi người có thể tham khảo thêm:
''Những nhà tư tưởng lớn cho đến ngày nay đều khuyên những người muốn theo làm môn đồ phải “bỏ nhà cha mẹ ra đi”.
Và chúng ta cũng vậy, các bạn trẻ, chúng ta phải bỏ nhà cha mẹ ra đi, phải xa lánh gia đình, thoát khỏi cái xã hội chúng ta ngày nay và lìa xa xứ sở. Phải dấn thân vào cuộc sống tranh đấu, để khởi dậy nguồn sinh lực đang còn tồn đọng trong ta. Chúng ta cần một môi trường có khả năng nâng cao tâm hồn và trí tuệ của chúng ta. Chúng ta cần một đỉnh cao, để từ đó định tâm lại, chúng ta sẽ lường được hết sức mạnh của mình và làm chủ tâm hồn mình, từ đó mới nhìn tổng quát được thế giới chung quanh sống động và chứa chan tình yêu thương, mới hoà hợp được với thế giới.
Lúc đó, chúng ta có thể từ giã đỉnh cao mà ta đã đạt tới, từ giã nơi mà ta đã lựa chọn để tự lưu đày trong một thời gian ấy, để trở về với xã hội nơi mà ta có thể thi thố hết cả sức mạnh sáng tạo của chúng ta. Nghĩa là, là người An Nam, chúng ta sẽ trở về đất nước An Nam, sau khi đã nhận thức đầy đủ chân giá trị của mình về phẩm chất cao quý nhất của con người, về những quy luật của tạo hoá, chúng ta trở về nơi mà sự tình cờ run rủi đã đặt ta vào thành nơi chôn nhau cắt rốn, do đó không còn ai hơn ta có thể hiểu được nhu cầu của nòi giống đã sinh ta ra, và nhờ đó mà sức mạnh sáng tạo phong phú trong ta sẽ không trở nên phung phí.
Theo tôi, thanh niên ta ngày nay cần nên tránh nói về Tổ Quốc và lòng Yêu nước, mà chỉ nên tập trung sức lực để đi tìm tòi cho ra bản ngã của mình. Khi mà ta đã xác định được bản thân ta, thì hai chữ Tổ Quốc và Yêu nước sẽ trở thành những danh từ rộng lớn hơn, cao thượng hơn, thanh nhã hơn đối với ta, mà chúng ta sẽ phải hổ thẹn vì trong lúc còn ngu dốt, chúng ta đã pha trọn vào hai chữ Tổ quốc và Yêu nước những ý nghĩa thấp kém, hèn mạt nữa. Đến ngày mà tuổi trẻ An Nam không còn thấy suy tôn những mảnh bằng cấp nữa, bất chấp các thành kiến xã hội, xem thường áo mão cân đai dát vàng của bọn tay sai của thực dân, khinh miệt dáng vẻ bên ngoài trịnh trọng của các vị thân giả, khinh miệt những lời ca ngợi các tài năng giả tạo, những năng lực bất lực."
Thì ngày ấy chúng ta có thể cùng nhau xem xét những ước mơ cao đẹp nhất của chúng ta. Ngày ấy chúng ta có thể giải bài toán khó về tạo lập một nền văn hoá cho dân tộc chúng ta và một lần nữa chúng ta khôi phục đạo lý của tổ tiên chúng ta''
Cụ Nguyễn An Ninh thật có tầm nhìn xa, cụ đã nói về điều quan trọng của người trẻ là như vậy, hãy ''bỏ nhà ra đi'' (theo tôi, nhà ở đây chính là nói đến vùng thoải mái mà người trẻ có trước đó, và cụ khuyên là người trẻ cần bỏ những điều đó để ra đi) để tìm kiếm một đỉnh cao, rồi định tâm lại, xác định được cái bản ngã (ý ở đây chính là căn tính đó) thì lúc đó hãy quay về đóng góp lại cho mảnh đất, quê hương mình. Đó chính là hành trình làm lại mình và làm mới mình mà tôi muốn nói.
Chất liệu để tôi viết bài này đến từ ba thứ: trải nghiệm, học hỏi và quan sát. Tôi viết về người trẻ nhưng đúng hơn là viết cho mình. Tôi cảm nhận rõ những thiếu sót của mình trong hành trình bước vào đời và đó là bất lợi của tôi, nhưng tôi cũng thấy được rất nhiều lợi thế của mình và người trẻ khác. Chỉ cần bình tĩnh nhìn lại và nhìn xa hơn ta sẽ thấy rằng: bắt đầu lại thì không bao giờ muộn cả và bắt đầu thì sẽ luôn tốt hơn là không bao giờ bắt đầu. Chỉ cần ta tận nhân lực, thì việc còn lại đã có Bề Trên lo, cứ đi, rồi vui vẻ, rồi khai phá con đường của chính mình thôi.
Mến chúc bạn vững tin!
Ngọc Đạt.
Đọc thêm:
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất