Hầu hết các bạn ở đây đều sẽ đi qua con đường như thế này: nỗ lực thi vào một trường Đại học có tiếng, học một ngành mình "yêu thích", ra trường và đi làm, và làm, và lập gia đình ... Tất nhiên cũng có con đường khác: Du học, học nghề ở nước ngoài, một số bạn lại chọn học Cao Đẳng. Lúc này, là lúc mà máu làm giàu trỗi dậy nhiều nhất. Có bạn có máu kiếm tiền sớm hơn (từ thời sinh viên), họ làm một việc mà bây giờ nghe rất viral - Startup! Thoạt nhìn có vẻ bình thường, ai cũng cần một công việc để nuôi thân và gia đình mình sau này. Nhưng, khi qua tuổi 25, người ta ganh đua nhau ở một ranh giới khác: giàu - nghèo... Khi bạn trên 25 tuổi và đã có gia đình thì việc thay đổi sẽ rất khó khăn. Lúc này nó không còn là chuyện cá nhân nữa. Tất cả mọi hành động của bạn đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bữa ăn của gia đình bạn.
Thế nên, làm thế nào để thoát nghèo thì dưới 25 chắc hẳn phải là độ tuổi phù hợp nhất.
Về cá nhân thì mình không hơn gì các bạn đồng lứa cả, là một sinh viên học về ngành Mạng, đã bước vào đầu năm 4 Đại học, ngoài việc vật vã với các môn học, mình làm thêm một công việc về Promoter tại Bose, hỗ trợ cho chị kinh doanh Spa, và tự xây dựng một Fanpage Order thời trang nữa... Tất cả chỉ mới bắt đầu chưa lâu, nhưng mọi thứ mình có thể gọi là tự lập được rồi!
Vào chủ đề chính nhé, như thế nào là giàu?
Theo cách định nghĩa thông thường nhưng phổ biến, kiểu như phải có nhiều tài sản thì mới giàu. Mình nghĩ số tài sản mình sở hữu chỉ là hạt cát ngoài sa mạc so với người khác. Nhưng theo cách định nghĩa sự giàu có trong cuốn The Millionaire Next Doorcủa Thomas J. Stanley lại có chút khác biệt. Tác giả định nghĩa: Giàu có = Tài sản x Số năm lao động còn lại. Ví dụ một người 20 tuổi thu nhập cao, sở hữu 1 ngôi nhà và 200 triệu trong tài khoản. Mình khẳng định đó là một người giàu. Bởi vì thu nhập của cậu ấy sẽ tăng dần theo năm, và quan trọng là tuổi đời lao động của cậu còn rất dài. Nhưng với một người 70 tuổi có thu nhập tương tự. Cũng sở hữu 1 ngôi nhà và 200 triệu trong tài khoản giống hệt vậy. Lúc này bạn nghĩ ông có giàu có không? Tất nhiên là không. Bởi vì tuổi đời lao động của người này gần như bằng 0 rồi. Ngân hàng thường hạn chế người trên 55 tuổi vay cũng vì lý do đó.Bạn thấy đấy, nếu còn trẻ và tuổi đời lao động còn dài, đồng nghĩa với cơ hội thoát nghèo, cơ hội thay đổi cuộc đời của bạn là rất lớn.
Ai chả có lúc nghèo, có gì phải xấu hổ?
Nhiều người có bố mẹ là đảng viên, mua nhà, du học từ anh chị cho tới em mà kêu nghèo. Họ nghĩ tiền trong tài khoản dưới 3000$ là nghèo. Còn mình thì mơ về con số đó mỗi tháng, dám chắc họ chưa biết nghèo thực sự trông như thế nào đâu!
Nghèo là khi bữa ăn của bạn 1 bát cơm mà chỉ có 2 miếng thịt lợn nướng size nhỏ.
Nghèo là khi bạn luôn tránh mặt bạn thân khi ăn sáng, bởi với số tiền ít ỏi trong túi, bạn thà để đó ăn trưa luôn cho xong.
Nghèo là khi cầm được ít tiền, bạn muốn mua tất cả những thứ mình ao ước lâu nay. Ngay cả khi đó chỉ là thứ bình thường người khác dùng hàng ngày. Mua xong, bạn nghèo trở lại!
Nghèo là trước ngày lên nhập học Đại học, nhìn bạn bè xúng xính quần áo sang chảnh, bố mẹ chạy ô tô đưa rước. Nhìn lại mình với đôi dép Biti's từ năm 11, cái điện thoại Nokia phím đời 2009, lúc này đã là năm 2016...
Nhưng có gì đâu mà phải xấu hổ? Mình còn cảm thấy tự hào vì không ngờ cuộc sống của mình cũng đầy màu sắc, đầy hào hứng, đầy trầm bổng như vậy.
Những bạn đã và đang có ước mơ lớn, dù là du học, hay lập nghiệp, vượt khó... dù ý tưởng có điên rồ đi nữa, hãy cứ nghĩ và làm theo điều mình muốn.
Thật lý trí! Think big! Peace, ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thật ra thì ba mẹ mình cũng quyết định về nghề nghiệp tương lai của mình luôn =(((, vì gia đình sợ mình sẽ thất nghiệp hay làm không lương cao gì đó. Mình thì việc kiếm nhiều tiền hay không thì không quan trọng lắm =((( , quan trọng là mình gắn liền với công việc đó suốt đời, mình có thích hay không , thích thì làm việc mới hiệu quả được. Có một câu nói là : " Hãy chọn công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ chẳng làm việc trong suốt cuộc đời ", gia đình cũng kiểu quan trọng về việc lương tháng bao nhiêu , khiến mình bị áp lực =(( , vì thực sự là mình không thích , không đam mê, giờ mình đang là sinh viên cũng cảm thấy chán học, không tiếp thu được nữa, một phần vì ba mẹ ép buộc, việc còn lại chắc do bản thân mình kiểu mong lung không biết sau này ra sao, chắc gì ngành ba mẹ cho là hot, dễ kiếm việc lương cao nó có thực sự như lời đồn. Mình chỉ làm theo ba mẹ vì muốn cho họ vui, không làm phiền lòng và còn nữa là mình nghĩ thấy đó là việc kiếm tiền nên coi nó như là dự bị, kiếm cơm thôi =(((, một công việc mà mình muốn gắn bó và làm hiệu quả là một chút đam mê vì khi khó khăn tới ta không nản lòng và vượt qua nó thì sẽ phát triển mình hơn. Nói chung mình làm vì đam mê =))), không quan trọng về việc lương nhiều , đủ ăn cũng được , giàu thì giữ của cũng mệt lắm =((( . Mình chỉ muốn cuộc sống an yên thôi, còn người ta nhìn vào mình như thế nào thì kệ họ , cũng mặc kệ lời đánh giá , soi mói ấy. Mình sống cho bản thân mình, như thế mới là hạnh phúc.
A ha ha ha 2 miếng thịt lợn nướng size nhỏ? Tính ra cũng phải 10k rồi. Thời điểm đáy (2008) thì mình ăn cơm với nước mắm, đi học thì xuống căng tin xin cháy rồi trốn ra 1 chỗ ngồi ăn, tiền thì phải đem trả nợ do làm mất tiền của chương trình ấy. Còn 1 tẹo tiền mặt thì cố tiêu tằn tiện cho những thứ chả tránh được như xe buýt.
Kéo dài nửa năm. Ám ảnh cuộc đời, đến giờ vẫn ko ăn lại cơm cháy vì thấy đau đầu (mình béo và ăn cũng nhiều). Học được rất nhiều về tình bạn và sự chia sẻ lúc khó khăn (của bạn dành cho mình). Tự hứa ko bao giờ rơi vào cảnh đó nữa. Và học được rằng nghèo thì sẽ có nhiều lúc chạnh lòng, nhiều lúc tự ti ngần ngại và dĩ nhiên là (xin lỗi nói bậy, nhưng hợp ngữ cảnh) đéo dám đưa ra lựa chọn nào có khả năng tốn tiền vì chỉ sợ mọi thứ còn tệ hơn cả thế.
Đó là nghèo. Và ko có một chút vinh quang nào khi nghèo hết. Chấm và hết.
Việc nghèo hay giàu là một vấn đề nhạy cảm và mang tính cảm quan nhiều hơn. Trong bài viết của mình có nêu một quan điểm đánh giá giàu nghèo, nhưng ở Việt Nam thì đây là câu chuyện mà cách mỗi một mét vuông sẽ có quan điểm khác nhau: người bảo là sở hữu nhiều nhà cửa, đất đai là giàu; người thích có tiền gửi ngân hàng vài tỷ là giàu; người nông thôn thì nghĩ là mua được một chiếc ô tô là giàu...
Thành thực mà nói, người Việt đang giàu lên khá nhanh, việc sở hữu tài sản 2 - 3 tỷ hiện tại chiếm một cơ số đáng kể trong dân số. Tuy nhiên, đánh giá giàu nghèo còn dựa trên phương diện nhận thức, trí tuệ, tiềm năng, tài sản.
Trong ví dụ mình đề cập chàng trai 20 tuổi, sở hữu một căn nhà và tiền gửi 200 triệu. Bạn ấy còn quá trẻ, tiềm năng còn quá lớn, trong khi đó với một người hơn 50 tuổi thì những điều đó rất khó khăn để phát triển hơn được nữa (sức khỏe, trí tuệ, tinh thần đều không thể được như thời 20 tuổi).
Dựa trên tiêu chí đánh giá giàu nghèo trên tài sản, thì người Việt đang khá là sung túc, nhưng trên phương diện trí tuệ và ý thức thì còn "nghèo". Đến một lúc nào đó, guồng quay kinh tế tri thức và xu hướng xã hội sẽ đào thải những hình thái kinh tế sở hữu cũ (như nông dân sở hữu nhiều đất đai nhưng không biết cách phát triển tài sản đấy, chỉ cho thuê hưởng hoa lợi...).
Quay lại cảm nhận của bạn, thực sự mình nể phục ::, vì mình chỉ cần trong túi còn dưới 500.000 là rất lo lắng rồi (vì mình không phải tiêu hoang, chỉ là sống cẩn thận trước các rủi ro bất ngờ).
Mình thấy cũng chỉ là chưa rõ ràng được trung lưu cao và giàu có thôi. Có cái nhà và 200tr ko gọi là giàu được, kể cả 18 tuổi. Trong nước số 18 tuổi đã có vài cái nhà giữa HN chắc đếm không xuể. Có điều người ta ko thò cái mặt ra thôi.
Bạn cứ yên tâm là người mà giàu thì họ tự biết mình giàu. Lúc đó, họ sẽ than thở vấn đề khác.
Vâng anh, dù sao thì quan điểm giàu nghèo là một phạm vi của cá nhân. Với quan điểm của mình hiện tại, số tài sản như thế đã vượt qua tiêu chuẩn đánh giá giàu nghèo của Việt Nam rồi (có một thống kê chỉ ra hơn 80% số người trong độ tuổi lao động đã và đang không có khoản tiết kiệm trên 2000$ trong tài khoản - chưa tính tài sản ròng khác).
Thành thực mà nói, người Việt đang giàu lên khá nhanh, việc sở hữu tài sản 2 - 3 tỷ hiện tại chiếm một cơ số đáng kể trong dân số. Tuy nhiên, đánh giá giàu nghèo còn dựa trên phương diện nhận thức, trí tuệ, tiềm năng, tài sản.
Trong ví dụ mình đề cập chàng trai 20 tuổi, sở hữu một căn nhà và tiền gửi 200 triệu. Bạn ấy còn quá trẻ, tiềm năng còn quá lớn, trong khi đó với một người hơn 50 tuổi thì những điều đó rất khó khăn để phát triển hơn được nữa (sức khỏe, trí tuệ, tinh thần đều không thể được như thời 20 tuổi).
Dựa trên tiêu chí đánh giá giàu nghèo trên tài sản, thì người Việt đang khá là sung túc, nhưng trên phương diện trí tuệ và ý thức thì còn "nghèo". Đến một lúc nào đó, guồng quay kinh tế tri thức và xu hướng xã hội sẽ đào thải những hình thái kinh tế sở hữu cũ (như nông dân sở hữu nhiều đất đai nhưng không biết cách phát triển tài sản đấy, chỉ cho thuê hưởng hoa lợi...).
Quay lại cảm nhận của bạn, thực sự mình nể phục ::, vì mình chỉ cần trong túi còn dưới 500.000 là rất lo lắng rồi (vì mình không phải tiêu hoang, chỉ là sống cẩn thận trước các rủi ro bất ngờ).
A, xưng hô là em mới đúng :|
Peace,